Tin vi phạm nhân quyền của Trung Cộng

Trung Cộng và Việt Cộng hai nước vi phạm nhân quyền bị thế giới lên án….Những tin tức hằng ngày thế giới lên án bạo quyền nước cộng Sản này luôn vi phạm từ đàn áp nhân dân Tây Tạng đến các nhà bất đồng chính kiến tại Trung Quốc…..

Bắc Kinh tăng cường an ninh tại Tây Tạng nhân kỷ niệm 51 năm

nổi dậy chống Trung Quốc

TT
Ngày 10/03/2010 người dân Tây Tạng lưu vong biểu tình chống Trung Cộng tại trụ sờ Liên Hiệp Quốc ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ

Từ nửa thế kỷ qua, ngày 10 tháng 3 hàng năm là thời điểm rất nhạy cảm và căng thẳng đối với chính quyền Trung Quốc trong hồ sơ Tây Tạng. Vào ngày này năm 1959, người dân Tây Tạng đã nổi dậy chống chính quyền Trung Quốc. Cuộc nổi dậy thất bại và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phải sống lưu vong ở nước ngoài.

Theo AFP, vào những ngày này, tình hình tại Tây Tạng, đặc biệt là ở thủ phủ Lhassa căng thẳng. An ninh được tăng cường. Hôm 10/03/2010, một nhân viên khách sạn tại Lhassa cho biết là lực lượng an ninh Trung Quốc đi tuần tra nhiều lần trong ngày. Hầu như ở mỗi đầu đường, đều có 2 hoặc 3 cảnh sát vũ trang đứng gác.

Vào tháng ba năm 2008, nhiều vụ bạo động đã xẩy ra ở thủ phủ Lhassa nhân kỷ niệm cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng chống Trung Quốc, vào năm 1959. Chính quyền Bắc Kinh đã điều công an, quân đội lên Tây Tạng và thẳng tay trấn áp. Theo số liệu của Trung Quốc, vụ bạo động năm 2008 làm 21 người thiệt mạng, trong đó chỉ có một người bị cảnh sát bắn chết. Trong khi đó, chính phủ Tây Tạng lưu vong nêu ra con số hơn 200 nạn nhân. Có ít nhất 5700 người bị bắt.

Xin nhắc lại là ngày 10 tháng 3 năm 1959, người dân Tây Tạng đã nổi dậy chống lại chính quyền Trung Quốc. Cuộc nổi dậy thất bại và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phải sống lưu vong ở nước ngoài. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn luôn luôn tố cáo lãnh đạo tinh thần Tây Tạng có ý đồ ly khai, đưa vùng lãnh thổ này ra khỏi Trung Quốc.

Từ nửa thế kỷ qua, ngày 10 tháng 3 hàng năm là thời điểm rất nhạy cảm và căng thẳng đối với chính quyền Trung Quốc trong hồ sơ Tây Tạng.

Cũng nhân dịp 51 năm ngày người dân Tây Tạng nổi dậy chống Trung Quốc, hôm nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết là Ngài thấy có ít hy vọng đạt được một thỏa hiệp với chính quyền Bắc Kinh về quy chế tự trị mở rộng cho Tây Tạng. Từ nhiều năm qua, các cuộc đàm phán giữa đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Trung Quốc đều không mang lại kết quả gì.

Giới trí thức quốc tế kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho nhà
ly khai Lưu Hiểu Ba

LHB
Nhà ly khai bạo quyền Trung Cộng Lưu Hiểu Ba

Hơn một trăm nhân sĩ trí thức, nhà đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới gửi thư tới Quốc Hội Trung Quốc kêu gọi trả tự do cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba bị kết án tù 11 năm vào dịp Giáng sinh năm 2009. Trong số những người ký tên vào bức thư có nhà văn người Anh Salman Rushdie, nhà văn Nam Phi, bà Nadine Gordimer, nguời được giải Nobel Văn Học, nhà văn Trung Cộng Mã Kiến

Hôm nay, tổ chức Human Rights Watch thông báo là hơn một trăm nhà văn, giáo sư đại học, các nhà đấu tranh cho nhân quyền ở nhiều quốc gia đã ký tên vào một bức thư, ghi ngày 09/03, gửi chủ tịch Quốc Hội Trung Cộng, ông Ngô Bang Quốc, đòi trả tự do cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba.

Trong số những người ký tên vào bức thư có nhà văn người Anh Salman Rushdie, nhà văn Nam Phi, bà Nadine Gordimer, nguời được giải Nobel Văn Học, nhà văn Trung Cộng Mã Kiến.

Vào dịp Noel năm ngoái, ông Lưu Hiểu Ba, 54 tuổi, đã bị tòa án Bắc Kinh kết án 11 năm tù với tội danh hoạt động « lật đổ chính quyền Nhà nước ». Ông là một trong những người đã soạn thảo Hiến Chương 08 kêu gọi tự do, dân chủ hóa tại Trung Cộng. Tháng trước, tòa phúc thẩm Trung Cộng đã y án. Hoa Kỳ, châu Âu đã nhiều lần lên tiếng đòi Trung Cộng trả tự do cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba.

Bức thư của các nhân sĩ trí thức quốc tế viết : “Việc ông Lưu Hiểu Ba bị bắt chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận được bảo đảm bởi Hiến Pháp Trung Cộng và luật pháp quốc tế, tội lật đổ chính quyền Nhà nước được ghi trong luật pháp Trung Cộng, đã vi phạm những chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền”. Do vậy, các tác giả bức thư đã kêu gọi Bắc Kinh trả tự do ngay lập tức cho ông Lưu Hiểu Ba.

Hiện nay, Quốc Hội Trung Cộng đang họp phiên thường niên, với sự tham gia của 3000 đại biểu. Tuy nhiên, trong thể chế do đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, Quốc Hội Trung Cộng là một cơ quan không có thực quyền và là nơi ghi nhận những quyết định của Đảng và chính phủ.

Kiến nghị đòi Liên Hiệp Quốc lên án Trung Cộng về vụ Cao Trí Thịnh

CTT
Nhà đấu tranh nhân quyền tại Trung Cộng – Luật Sư Cao Trí Thịnh

Một nhóm các chuyên gia luật pháp quốc tế và chính trị gia Hồng Kông đã gửi kiến nghị kêu gọi Liên Hiệp Quốc lên án Bắc Kinh bắt giữ ông Cao Trí Thịnh, một người đấu tranh cho nhân quyền tại Trung Cộng.

Bản kiến nghị, được gởi tới Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ngày 09/03/2007, nhấn mạnh rằng việc bắt giữ ông Cao Trí Thịnh là vi phạm luật pháp quốc tế.

Ông Cao Trí Thịnh, trước đây là đảng viên đảng Cộng sản Trung Cộng. Ông đã đấu tranh, tố cáo những vụ tham nhũng, trong đó có sự tham gia của công an, những vụ cưỡng bức trưng dụng đất đai của người dân. Năm 2006, ông bị chính quyền Trung Cộng kết án tù với tội danh lật đổ chính quyền. Nhưng việc thi hành án được đình hoãn. Năm 2007, ông bị bắt lại và tra tấn, rồi sau đó lại được ra tù.

Ngày 4 tháng 2 năm ngoái, công an đã đến bắt ông tại nhà. Từ đó, gia đình và người thân không hề có thông tin gì về ông Cao Trí Thịnh.

Vợ ông Cao Trí Thịnh, hiện sống tại Mỹ, hy vọng là qua bản kiến nghị này, Liên Hiệp Quốc sẽ yêu cầu chính quyền Bắc Kinh tôn trọng luật pháp và trả tự do cho ông Cao Trí Thịnh.

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt