Tập trung quyền lực Đảng vào chính phủ nhằm củng cố…..

……..“Dân Chủ Hóa Đảng” cũng chỉ là sự Tập Trung Quyền Lực Đảng vào Chính Phủ để thống trị Quốc Dân, nếu Viêtnam chưa có Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Chính Đảng, Tự Do Nghiệp Đoàn, để Quốc Dân có thực quyền, thực lực tự làm chủ lấy mình, kiểm soát chế độ chính trị và phục hồi chủ quyền đất nước………..

TẬP TRUNG QUYỀN LỰC ĐẢNG VÀO
CHÍNH PHỦNHẰM CỦNG CỐ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ THAM Ô

Lý Đại Nguyên

Từ ngày Việtnam chính thức bước vào sinh hoạt mở rộng trên trường quốc tế, thì cái chế độ “nửa dơi, nửa chuột” Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý của Việtcộng tỏ ra quá lạc lõng, làm khó cho các nước Dân Chủ, nhưng lại là một ưu thế đối với Trungcộng. Chính phủ ở các nước Dân Chủ khi giao tiếp với Việtcộng thì chỉ có thể giao tiếp, cũng như ký kết các văn bản pháp lý với Chính Phủ quản lý nắm vai trò thừa hành, chứ không trực tiếp ký với Người Lãnh Đạo đảng là tổng bí thư, vì lãnh tụ đảng Việtcộng trong công pháp quốc tế không phải là người đại diện hợp pháp của quốc gia, mặc dù Hiến Pháp Việt Cộng ở Điều 4 đã tiếm quyền Quốc Dân, để quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộngsản đối với Nhà Nước, nhưng Hiến Pháp và Luật Pháp của Việtcộng lại không quy định Tổng Bí Thư là Nguyên Thủ Qưốc Gia, có quyền lãnh đạo Nhà Nước. Thế nên những văn bản mà các nước Dân Chủ ký với Việtcộng, hay chính phủ Việtcộng ký vào các Công Ước Quốc Tế thường bị Việtcộng không nghiêm chỉnh thi hành. Bởi vì thường bị lãnh đạo đảng lật lọng, xếp xó. Chỉ trừ Trungcộng khi nắm đầu được Tổng Bí Thư Việtcộng rồi thì toàn đảng, chính phủ, quân đội, công an đều phải răm rắp tuân hành. Chính vì thế Việtnam mới từ từ rơi vào vòng nô lệ cho Trungcộng.

Sau ngày Liênxô sụp đổ, hệ thống Cộngsản Quốctế tan rã, sinh hoạt trên chính trường quốc tế mở rộng, sự giao hảo giữa các nước không phân biệt chế độ chính trị nữa, thì Trungcộng đã rút kinh nghiệm bang giao quốc tế, biết chủ động hợp pháp hóa vị thế của Tổng Bí Thư, bằng cách cho kiêm chức Chủ Tịch Nước, kể từ thời Giang Trạch Dân. Họ Giang đã tự xây dựng vị trí lãnh tụ của mình với chủ thuyết “Tam Cá Đại Biểu”. Đến Hồ Cẩm Đào thì đưa ra chủ thuyết “Xã Hội Hài Hòa”. Rồi đảng tiếp tục tạo ra người thừa kế. Loại bỏ chế độ “song trùng” quy về một mối đảng và chính phủ trở thành một, để độc quyền thống trị Quốc Dân và chủ động bang giao Quốc Tế. Mặc dù Việtcộng là học trò trung thành của Trungcộng, nhưng Trungcộng vẫn không để cho Việtcộng tập trung quyền lực giữa đảng và chính phủ, vẫn duy trì chế độ ‘song trùng’ bất lực tại Việtnam, để cho Việtcộng không thể chủ động có thực quyền điều hành đất nước, phát triển kinh tế, ngang hàng, hay qua mặt Trungcộng trên trường quốc tế.

Chế độ ‘song trùng’ trì trệ Việtcộng không những là gánh nặng cho ngân sách quốc gia, phải nuôi 2 hệ thống đảng và chính phủ song hành, còn tạo ra một hệ thống thực quyền mà vô trách nhiệm, tùy tiện tham ô, đứng trên luật pháp, tạo ra luật pháp, thi hành luật pháp, khống chế luật pháp, mà không bị bất cứ thế lực nào chế tài, kể cả công luận. Vì Việtnam hiện nay chỉ có một đảng Việtcộng độc quyền lãnh đạo cả Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, báo chí, truyền thanh, truyền hình đều nằm trong tay đảng Việtcộng. Đảng lại còn muốn kiểm soát luôn thông tin trên mạng nữa. Đối với Quốc Dân thì đảng Việtcộng hiện nay đã là độc tài toàn trị. Nhưng dù sao cũng tự giới hạn bằng chế độ ‘song trùng’ lưỡng đầu của chính họ. Nội trị tuy tha hồ tùy tiện thao túng chính quyền, luật pháp, kinh tế… Khiến cho chức Thủ Tướng coi về quản lý hành chánh trở thành bù nhìn, không có quyền truất nhiệm viên chức dưới quyền, quyền đó thuộc về tổ chức đảng. Chính vì vậy, mặc dù Nguyễn Tấn Dũng hiện nay là chủ tịch chỉ đạo Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng Quốc Gia, mà không dám động đến lông chân của bọn tham nhũng gộc. Trong đó lẽ cố nhiên có cả đương sự nữa. Nhưng đối với quốc tế thì vị thế của đảng không được coi trọng, hoặc cố ý không coi trọng để nâng vai trò đối tác của chính phủ lên ngang tầm với quốc tế.

Đó là lý do khiến Trung Ương Đảng Việtcộng đưa ra chủ trương:  Bí Thư kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân các cấp. Để nhất thể hóa chức danh Bí Thư và Chủ Tịch, nhằm làm bộ máy cai trị gọn nhẹ, việc điều hành nhanh chóng, kịp thời không bị, chồng chéo, ách tắc. Như vậy, không biết trong kỳ Đại Hội XI này, đảng Việtcộng có dám chơi ngang tầm với quan thầy Bắckinh là để Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước hay không? Hay vẫn chọn một viên Tổng Bí Thư bù nhìn kiểu Nông Đức Mạnh, một Chủ Tịch Nước đần độn như Nguyễn Minh Triết, một Thủ Tướng luồn lọt như Nguyễn Tấn Dũng, để cho 15 ủy viên Bộ Chính Trị thành ‘cá mè một lứa’. Rồi mọi quyết định quan trọng đến vận mệnh dân tộc đều do quan thầy Bắckinh chỉ đạo? Chế độ Việtcộng hiện nay tiếng là: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Nhưng cộng hòa của thứ xã hội chủ nghĩa chết tiệt đó, không phải là thề chế Cộng Hòa Phổ Cập Toàn Dân, trong đó mọi công dân đều có quyền trực tiếp phổ thông đầu phiếu, bầu lên những nhà lãnh đạo chính quyền của mình, mà Việtcộng chỉ áp dụng quy chế “đảng cử, dân bầu” ra Quốc Hội, và Hội Đồng Nhân Dân các cấp bù nhìn của đảng. Thế nên việc đảng chọn Tổng Bí Thư rồi đưa sang Quốc Hội bầu vào chức Chủ Tịch Nước, hoặc đảng bầu Bí Thư, rồi đưa cho Hội Đồng Nhân Dân các cấp thông qua thì quá nhẹ nhàng, không gì trở ngại.

Nhưng nhiều cựu viên chức cao cấp trong đảng lại muốn đi xa hơn nữa là góp ý “Dân Chủ Hóa đảng”. Một ngày, sau khi kết thúc Hội Nghị lần thứ 12 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ Chức Trung Ương, cho đăng bài viết trên ViệtnamNet rằng: “Muốn chọn người tài đức thì không có cách nào khác hơn là thực hiện dân chủ”. “Dân chủ không áp đặt, không cảm tình thiên vị và không cố chấp là những điều đảng phải làm, nếu muốn có cán bộ tốt cho Đại Hội lần thứ XI”. Ông Hương cũng đưa ra đề nghị: “Nên có một danh sách người có đủ khả năng cho chức vụ Tổng Bí Thư, thay vì chỉ có một người được đề nghị bỏ phiếu thông qua… và không phân biệt vùng miền, từng là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn người được cử giữ những vị trí quan trọng ở các kỳ đại hội trước đây”.

Một đảng gọi là lãnh đạo nhà nước, mà đảng viên không được bình quyền với nhau để ứng cử, bầu cử ra các người lãnh đạo của mình, như từ trước tới nay, thì đảng này chỉ là đảng giặc cướp, không thể gọi là Chính Đảng, hay Đảng Lãnh Đạo được nữa. Vì thế mà những đảng viên tự trọng, còn biết liêm sỉ và giác ngộ được quyền lợi của mình, không những phải đòi Dân Chủ Hóa đảng, mà còn phải có trách nhiệm đòi Dân Chủ Hóa chế độ cho toàn dân nữa mới đúng. Đối với những Người Đấu Tranh cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền ở trong và ngoài Việtnam hiện nay, thì tuyệt đối không để bị rơi vào bất cứ một giải pháp nào ở “Giai Đoạn Chuyển Tiếp” này. Vì ngay cả việc “Dân Chủ Hóa Đảng” cũng chỉ là sự Tập Trung Quyền Lực Đảng vào Chính Phủ để thống trị Quốc Dân, nếu Viêtnam chưa có Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Chính Đảng, Tự Do Nghiệp Đoàn, để Quốc Dân có thực quyền, thực lực tự làm chủ lấy mình, kiểm soát chế độ chính trị và phục hồi chủ quyền đất nước.

Little Saigòn ngày 13/04/2010.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt