Thái Tử Đảng Trung Cộng: Thụ hưởng, quyền lực và đấu nhau tranh quyền

Bạc Hy Lai (thái tử Đảng CSTH) bị Tập Cận Bình (thái tử Đảng CSTH) còng tay vì tranh quyền lực nội bộ.

Lê Hoành Sơn: Thế giới chưa nguôi vụ án Bạc Hy Lai ở tù chung thân gây chấn động dư luận quốc tế. Gây chấn động ở đây không phải là một nhân vật lãnh đạo Bí Thư Trùng Khánh, Ủy Viên Bộ Chính Trị đảng cộng sản Trung Hoa bị tước đoạt địa vị, tài sản, quyền lực và bị ở tù chung thân với những tội danh lạm quyền, tham nhũng… Thật ra, trong chế độ cộng sản nếu một Ủy Viên Bộ Chính Trị mà bị những tội danh này mà mất hết quyền lực và gia sản thì tất cả các Ủy Viên Bộ Chính Trị của các đảng cộng sản Việt Nam, Trung Hoa, Bắc Hàn, Cuba đều phải đi ở tù chung thân không sót một ai.

Đằng này thái tử đảng Tập Cận Bình đánh Bạc Hy Lai thân bại danh liệt vì tranh dành quyền lực trong Đại Hội đảng cộng sản Trung Hoa lần thứ 18 tổ chức vào tháng 11/2012.

Trái sang phải: Bạc Qua Qua (con Bạc Hy Lai) Bạc Nhất Ba và Bạc Hy Lai

– Bạc Hy Lai con trai thứ hai của Bạc Nhất Ba, một trong tám đại lão công thần khai sinh ra đảng cộng sản Trung Hoa (csTH). Khi Mao cướp chính quyền năm 1949, Bạc Nhất Ba là Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng đặc trách kế hoạch kinh tế nhà nước Trung Cộng. Năm 1965, Bạc Nhất Ba bị Mao hạ bệ trong cuộc “Đại Cách Mạng Văn Hóa”  đày đi tù cải tạo, bị nhục mạ, đánh đập và hành hạ tàn nhẫn. Bà Hồ Minh vợ Bạc Nhất Ba tức mẹ Bạc Hy Lai cũng bị Hồng Vệ Binh của Mao bắt và hành hạ đến chết. Trong khi đó Bạc Hy Lai mới 16 tuổi bị đày đi lao động ở vùng nông thôn đã theo Hồng Vệ Binh lập thành tích bằng cách đấu tố cha mình, biết đó là một đứa con vô đạo!

Khi Mao chết, các nạn nhân của Hồng vệ Binh được phục hồi. Năm 1977, Bạc Nhất Ba được phục chức Phó Thủ Tướng và Bạc Hy Lai cũng từ đó được trở về đại học ngành Lịch Sử và Báo Chí Quốc Tế và gia nhập đảng viên cộng sản năm 1980.

Tập Cận Huân (trái) và Tập Cận Bình (Phải)

– Tương tự, Tập Cận Bình là con trai Tập Cận Huân, một trong những khai quốc công thần của đảng csTH, ông Huân từng là Ủy Viên Trung Ương đảng thời Mao Trạch Đông, Phó Thủ Tướng Trung Cộng rồi cũng bị đày ải vào trại tù cải tạo trong cuộc “Đại Cách Mạng Văn Hóa”, trong khi Tập Cận Bình còn thiếu niên bị đày đi lao động tại một vùng nông thôn và phải sống trong nhà hang động ở thôn quê. Khi Mao chết, Tập Cận Huân được phục chức và làm Bí Thư Tỉnh Quảng Đông. Tập Cân Huân là người dẫn dắt Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên địa vị chí tôn Trung cộng trong đầu thập niên 2000.

Cả hai nhân vật này, Bạc Hy Lai và Tập Cận Bình là những thái tử Đảng, có đấu óc kỳ lạ giống nhau đều mất tính nhạy cảm về tình tự gia đình, tôn thờ mù quáng một tên cuồng bạo Mao Trạch Đông đã nhục hình và hành hạ cha mẹ và gia đình mình đến tận bùn đen, cả hai có chung loại não trạng “tôn thờ tư tưởng Mao”… Họ gọi nhau “đồng chí” nhưng không đồng hành, tranh dành quyền lực chọi nhau đến chết.

Về con đường chính trị trong đảng, cả Bạc Hy Lai và Tập Cận Bình đều đi từ đảng viên đảng cộng sản Trung Hoa ở cấp huyện đến tỉnh rồi Trung Ương và vào Bộ Chính Trị, được sự nâng đỡ các khai quốc công thần “cha truyền con nối”. Bạc khởi sự chính trị từ phó bí thư Huyện Kim Châu thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh. Khi Giang Trạch Dân con rơi của Mao Trạch Đông lên nắm quyền thì Bạc bám vào Giang, dùng bàn tay dính máu tàn sát những tín đồ Pháp Luân Công để lấy công dâng lên Giang Trạch Dân. Sau đó được Giang đưa vào chức chủ tịch thành phố Đại Liên rồi  chủ tịch tỉnh Liêu Ninh. Khi Hồ Cẩn Đào và Ôn Gia Bảo lên nắm quyền thì Bạc Hy Lai được Ôn Gia Bảo thăng chức Bộ Trưởng Bộ Thương Mại. Tháng 10/2007, Bạc Hy Lai  rời ghế Bộ Trưởng Thương Mại giữ chức Bí Thư Thành Ủy Trùng Khánh trở thành 1 trong 25 ủy viên Bộ chính Trị đảng csTH. Có nghĩa là 1 trong 25 người quyền lực nhất ở quốc gia có dân số đông nhất địa cầu.

Cuộc đời của Tập Cận Bình cũng có đường thăng tiến như Bạc Hy Lai, gia nhập đảng công sản Trung Hoa năm 1974 đi từ phó bí thư huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc, Bí Thư thành phố Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến, Chủ tịch tỉnh Triết Giang, Bí Thư thành phố Thượng Hải năm 2007, và cũng trong năm này được vào Ủy Viên Thường Vụ Bộ Chính Trị kiêm Hiệu Trưởng Trường Đảng Trung Ương đảng cộng sản Trung Hoa và giữ chức Phó Chủ Tịch cho Hồ Cẩm Đào.

Tập Cận Bình lên ngôi

Cả hai đều là thái tử đảng là thuộc hệ “cha truyền con nối” của những cây đại thụ cộng sản Trung Hoa. Điều đáng nói ở đây, Bạc Hy Lai Bí Thư Thành Phố Trùng Khánh là cơ hội để nắm chức Tổng Bí Thư đảng csTH và Tập Cận Bình từng Bí Thư Thành Phố Thượng Hải thường vào vị trí thấp hơn như thủ tướng. Nhưng ngựa về ngược, Tập Cận Bình được đưa lên vai trò lãnh đạo cao nhất trong khi Bạc Hy Lai lại không ở trong tầm mắt của Hồ Cẩm Đào tiến cử.

Bạc Hy Lai bắt đầu có kế hoạch “lật đổ” Tập Cận Bình bằng cách bắt tay với Chu Vĩnh Khang trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Trung Quốc giữ nhiệm vụ giám sát lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc. Hai người này đã có kế hoạch tiết lộ tin tức về đời tư Tập Cận Bình cho cơ quan truyền thông nước ngoài chỉ trích và phê phán làm giảm uy tín của họ Tập. Mục đích của Bạc là sẽ được vào Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị csTH nắm hệ thống an ninh và cảnh sát vũ trang rồi thừa cơ ép Tập Cận Bình trao quyền.

Song song với mưu đồ của mình, Bạc còn dùng hình thức thâu âm nghe lén cả cấp lãnh đạo cao nhất, theo tờ New York Times thì chiến dịch nghe lén không những ở những cấp địa phương mà còn ở cấp lãnh đạo cao nhất của đảng csTH, vào tháng 8/2011 cuộc nói chuyện giữa Hồ Cẩm Đào và Mã Văn (một quan chức chống tham nhũng) bị Bạc Hy Lai ra lệnh thu âm. Đây chính là hệ luỵ bắt đầu đối với cuộc đời thái tử Đảng Bạc Lai  Hy.

Một nguồn tin nữa được bàn luận khá nhiều là vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9/2012 trước Đại Hội đảng csTH chừng vài tháng, có một thời gian Tập Cận Bình tự động biến mất và đình chỉ mọi sự tiếp xúc cấp ngoại giao trong đó có cả bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Hillary Clinton. Tin đồn cho rằng Tập Cận Bình bị tai nạn xe hơi do các đối thủ chính trị ám hại, và nhân vật được chú ý là Chu Vĩnh Khang phối hợp với Bạc Hy Lai.

Có lẻ sự tranh dành quyền lực đã đến lúc phải dứt điểm. Hồ Cẩm Đào cùng Tập Cận Bình và những phe cánh quyết định chấm dứt cuộc đời chính trị của Bạc Hy Lai.

Một điều đáng chú ý rằng, trong đảng cộng sản Trung Hoa, những nhân vật từng nắm bộ chính trị đều có bạc triệu, bạc tỷ trong tay kể cả Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Giang Trạch Dân, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường v.v… nhưng Bạc Hy Lai lại rơi vào trường hợp gặp người vợ Cốc Khai Lai thông minh, độc ác, tàn nhẫn để lộ những dấu tích tội ác quốc tế tự tay giết chết Neil Heywood một thương gia người Anh có tin đồn là nhân viên tình báo Anh Quốc. Trong khi Bành Lệ Viện vợ Tập Cận Bình là một hoa hồng tẩm máu, ca sĩ từng trình diễn hát thúc quân cho sư đoàn rừng rú điều về giết hại hàng ngàn sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989 lại được đảng cộng sản Trung Hoa tôn vinh là anh thư.

Cuộc tranh dành địa vị Thái Tử Đảng csTH còn tiếp diễn:

Bà Vương Tranh phát ngôn viên của đảng Chí Hiến

Ngày 06/11/2013 một đảng tại Trung Quốc ra đời gọi là đảng Chí Hiến (Zhi Xian), theo nghĩa tiếng Tàu là “Hiến Pháp Chí tôn”  bầu Bạc Hy Lai làm chủ tịch suốt đời. Một trong những thành viên sáng lập đảng này là nữ  giáo sư Vương Tranh của đại học Bắc Kinh tuyên bố với thông tấn xã Reuter rằng: “ông Bạc Hy Lai, hiện đang thụ án tù chung thân, được chỉ định làm Chủ tịch đảng suốt đời. Mặt khác, việc thành lập đảng Chí Hiến không có gì là bất hợp pháp chiếu theo luật pháp Trung Quốc”. Bà còn nhấn mạnh: “Chúng tôi không sợ hãi. Tôi không nghĩ là chúng tôi sẽ bị bắt. Hành động của chúng tôi là hợp pháp và hợp lý”

Bà Vương Tranh cũng cho biết, tuy công nhận thiện chí của Nhóm Hiến chương 08 của nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba, nhưng bà không đồng ý với phương thức đấu tranh của phong trào này. Được hỏi về mục đích của đảng Chí Hiến, giáo sư Vương Tranh tuyên bố là “để bảo vệ quyền lực của Hiến pháp” và sẽ tổ chức đại hội trong sáu tháng tới đây.

Báo lề đảng và những cơ quan tuyên truyền của Trung Cộng chỉ trích dữ dội đảng Chí Hiến. Tạp chí Đảng Kiến, cơ quan tuyên huấn của đảng Cộng sản Trung Quốc xem đây là một chiến thuật  “diễn biến hòa bình” dựa vào Hiến pháp để từ từ loại trừ đảng Cộng sản.

Bạc Hy Lai trong bốn song sắt, nhưng cuộc chiến tranh dành quyền lực đang nằm ngoài song sắt…ngày xưa Mao đã từng đưa cha của hai người này vào nhà tù cải tạo để gánh phân, sau đó họ cũng trở lại ngôi vị phó thủ tướng. Trong một thể chế độc tài, việc tranh dành quyền lực bằng những thủ đoạn gian manh xảo trá với những biến động trong xã hội. Chỉ có trong chế độ dân chủ, người lãnh đạo thuộc quyền người dân quyết định… Người dân Trung Hoa yêu dân chủ hay ngủ yên trong sự cai trị độc tài đó là lựa chọn của người dân Trung Hoa. Hãy vùng lên làm chủ cho tương lai dân tộc mình. Cả Tập Cận Bình và Bạc Hy Lai đều những thái tử Đảng không bao giờ từ bỏ quyền lực độc tài cai trị, nhưng họ đang đấu nhau nhau là cơ hội để người dân Trung Hoa đứng lên cho nền tự do dân chủ.

Lê Hoành Sơn

15/11/2013

https://www.vietquoc.org

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt