Trung Cộng: Tập Cận Bình theo Mao “Xính Xáng” hơn theo cha ?

Chủ tịch Trung Hoa kiêm Tổng Bí Thư đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình là con trai của Tập Cận Huân một trong những công thần của đảng cộng sản Trung Hoa bị thanh trừng trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa do Mao phát động để đàn áp nội bộ. Nói thế để biết Tập Cận Huân cũng là thành phần cải tiến hơn so với cộng Mao. Theo nhận định của những tờ báo nỗi tiếng ở Pháp thì Tập Cận Bình theo đường lối của Mao hơn là đường lối cha mình Tập Cận Huân…

Bộ tem mang hình ông Tập Trọng Huân, cha của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 15/10/2013 REUTERS/Stringer

Le Monde chú ý với bài báo về Trung Quốc, đặc biệt bài về thân phụ ông Tập Cận Bình, một anh hùng cách mạng Trung Quốc, từng bị Mao Trạch Đông thanh trừng. Nghịch lý được Le Monde nêu bật là dù đang khai thác di sản chính trị của cha mình, đương kim Chủ tịch Trung Quốc lại có biểu hiện theo Mao hơn là theo cha. 

Trong bài viết mang tựa “Di sản người cha của Tập Cận Bình là con dao hai lưỡi“, Brice Pedroletti, thông tín viên nhật báo Le Monde tại Bắc Kinh đã ghi nhận một sự kiện khác thường: Ngày thứ Ba, 15 tháng 10 vừa qua, sinh nhật thứ 100 của ông Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun), người cha quá cố của đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được tổ chức một cách rầm rộ bất ngờ.

Ngay tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, nhân vật số một tại Trung Quốc, cùng với mẹ và vợ, đã tham dự một buổi lễ tưởng niệm nhà anh hùng cách mạng, qua đời năm 2002 ở tuổi 88. Một bộ tem kỷ niệm đã được phát hành, trong lúc đài truyền hình phát sóng sáu bộ phim tài liệu về cuộc đời của nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc, từng bị Mao Trạch Đông thanh trừng vào năm 1962, và mãi đến đầu thập niên 1980 mới được Đặng Tiểu Bình phục hồi, giao cho nhiệm vụ lãnh đạo công cuộc cải tổ kinh tế thí điểm tại Quảng Đông.

Tính chất rầm rộ của lễ mừng sinh nhật ông Tập Trọng Huân, theo báo Le Monde đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về dụng tâm của ông Tập Cận Bình, muốn thu hoạch lợi ích chính trị từ việc tôn vinh công trạng của cha mình.

Đối với thông tín viên Le Monde, ông Tập Cận Bình có thể khai thác được hai yếu tố trong di sản của cha mình. Ông Tập Trọng Huân đã tham gia “cách mạng” (tham gia đảng cộng sản Trung Hoa) rất sớm, và sau năm 1949, dù đã trở thành một lãnh đạo cao cấp tại Trung Quốc, ông vẫn rất nghiêm khắc với con cái, nổi tiếng là cần kiệm.

Báo chí Trung Quốc trong những ngày qua không ngớt nêu bật chi tiết là thời nhỏ, hai anh em ông Tập Cận Bình đã bị người cha buộc mặc quần áo cũ của người chị lớn. Chi tiết này đã biện minh cho chiến dịch “thanh đạm” mà ông Tập Cận Bình đang hô hào trong Đảng Cộng sản.

Tập Trọng Huân : Ủy viên Bộ Chính trị từng ủng hộ Hồ Diệu Bang

Yếu tố thứ hai là trong giai đoạn cải cách và mở cửa sau năm 1978, ông Tập Trọng Huân – thành viên của Bộ Chính trị từ năm 1982 đến năm 1987 – đã được biết đến trong tư cách là người ủng hộ Hồ Diệu Bang, cựu lãnh đạo tiến bộ mà tang lễ đã gây ra sự cố Thiên An Môn vào năm 1989. Chi tiết này đã được lướt qua trong một bộ phim tài liệu, và đã gây sôi nổi trong giới blogger Trung Quốc.

Theo Le Monde, các di sản lịch sử đó có lẽ đã cho phép ông Tập Cận Bình đặt quan điểm “giấc mơ Trung Quốc” của ông vào trong một quá khứ Cộng sản vinh quang. Nó cũng giúp ông thu phục các “vương tôn” khác, con cái của những người sáng lập ra chế độ Cộng sản Trung Quốc, mà ông Tập Cận Bình “không ngớt nghi kỵ“, theo như nhận định của nhà báo bất đồng chính kiến ​​ Cao Du (Gao Yu).

Thế nhưng, theo Le Monde, di sản của ông Tập Trọng Huân củng có thể là một con dao hai lưỡi: Cha của ông Tập Cận Bình được giới trí thức tự do Trung Quốc xem như một nhân vật đi đầu trong chủ trương tự do hóa, là biểu tượng của tinh thần khoan dung chống lại đường lối cứng rắn, không chỉ dưới thời Mao nhưng cả dưới thời Đặng.

Theo nhận xét của nhà ly khai Cao Du, chính vì đã chống lại quyết định dùng vũ lực đàn áp phong trào Thiên An Môn vào năm 1989 mà ông Tập Trọng Huân đã bị Đặng Tiểu Bình kín đáo loại trừ bằng cách gởi ông đến một nhà dưỡng lão ở Thâm Quyến. Chi tiết này, theo Le Monde, lẽ dĩ nhiên không xuất hiện trong tiểu sử chính thức nặng tính tô hồng của ông.

Riêng sử gia Dương Kế Thằng (Yang Jicheng), tác giả tập sách bị cấm mang tựa đề “Mộ bi (Mộ bia)” – đã được Nhà xuất bản Seuil dịch ra tiếng Pháp năm 2012 – viết về nạn đói khủng khiếp thời Mao Trạch Đông, thì thấy rằng ông Tập Trọng Huân là một nhà cải cách chính trực, một nạn nhân của chế độ Mao Trạch Đông, một người đã dám “bảo vệ các ý kiến ​​khác nhau” vào năm 1984, khi còn là Ủy viên Bộ Chính trị.

Có điều, theo sử gia Dương Kế Thằng, một “giọng điệu” nào đó, và một số phương pháp độc tài của ông Tập Cận Bình, cho thấy là ông gần với Mao Trạch Đông hơn là giống cha mình.

Mai Vân tóm lược

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt