Interpol theo dõi những kẻ lẩn trốn như thế nào ?

Sau vụ tấn công của những kẻ khủng bố tại trung tâm thương mại Westgate Mall tại Kenya, kẻ tình nghi số một là “Góa phụ trắng” được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến nhiều. Báo Le Figaro lật lại hồ sơ theo dõi của Interpol trong bài : “Interpol theo dõi những kẻ lẩn trốn như thế nào ?

Theo bảng tổng kết gần đây nhất mà Le Figaro có được, khoảng 77 000 kẻ lẩn trốn với mọi tội danh đang nằm trên danh sách truy nã của Interpol. Trong số đó, khoảng 31 400 người nằm trong “danh sách đỏ” nhằm vào những tội phạm nguy hiểm nhất. Chỉ riêng năm 2012, Interpol đã công bố 8 136 tội phạm nguy hiểm. Một số đã bị bắt hoặc tiêu diệt, đứng đầu danh sách là Oussama Ben Laden.

Một ủy viên quản lý một nhóm điều tra cho biết :Khác với những hình ảnh lừa dối trên truyền hình mà người ta nhìn thấy cảnh sát Interpol đi khắp thế giới như một nhà thám hiểm, công việc của chúng tôi tập trung chủ yếu đằng sau màn hình máy tính để quản lý hàng triệu thông tin, kiểm tra và cập nhật chỉ dẫn. Luôn có một thế giới xung quanh kẻ bỏ trốn và nhiệm vụ của chúng tôi là mổ xẻ chúng một cách chính xác nhất có thể được. Ngay khi chúng tôi có một thông tin, như địa chỉ của một kẻ tòng phạm hay một người thân, có thể được coi là ‘nơi ẩn náu’, chúng tôi cung cấp thông tin tới đất nước nơi kẻ lẩn trốn có thể ở“.

Từ năm 1946, Interpol liên tục hoạt động theo yêu cầu của các nước thành viên nhờ cơ sở dữ liệu khổng lồ của mình. Tuy nhiên, hoạt động của cơ quan này cũng bị hạn chế bởi điều khoản 2 và 3 của Hiến chương thành lập, theo đó, không một lệnh bắt quốc tế nào được đưa ra với mục đích quân sự, chính trị và tôn giáo.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt