Gương cách mạng Hoa Lài ở Tunisia, Việt Nam vùng lên ….

Gương “cách mạng Hoa Lài” ở Tunisia người dân Việt Nam đứng lên làm “cách mạng Hoa Mai” trong mùa Xuân này…

Gương “cách mạng Hoa Lài” Tunisia,

Việt Nam vùng lên làm “cách mạng Hoa Mai”

 

Trần Nhân Quyền ghi lại


tns
Bản đồ Tunisia

Tunisia, tên nước là Cộng Hoà Tunisia, một quốc gia ở cực Bắc châu Phi. Phía Tây giáp giới Algeria, phía Đông Nam giáp Libya, Phía Bắc và một phần phía Đông giáp Địa Trung Hải. Tunisia có diện tích 165,000 cây số vuông (bằng 64% diện tích Việt Nam), dân số ước tính chỉ hơn 10 triệu người. Thủ đô tại Tunis nằm ở phía đông bắc Tunisia.

Tunisia là thuộc địa của Pháp vào giữa những năm 1800. Trong Đệ II thế chiến, Tunisia là nơi giao tranh ác chiến giữa quân Đồng Minh và phe Trục (Đức-Ý-Nhật). Tunisia được trả độc lập từ Thực Dân Pháp năm 1957, sau một thời gian dài chiến đấu dành độc lập của đảng chính trị có tinh thần quốc gia dân tộc Neo Destour, lãnh đạo bởi ông Habit Bourguiba người thành tổng thống đầu tiên của Tunisia.

Năm 1987, nhà độc tài Zine El Abidine Ben Ali, một nhân vật xuất thân từ hàng quân đội và tình báo đã làm cuộc đảo chánh đẫm máu, lập nên một nhà nước quoái đảng na ná như chế độ Cộng Sản Việt Nam, biến Tunisia là một nền dân chủ ảo. Trên giấy tờ có hệ thống cộng hoà để bầu cử tổng thống, có hệ thống lưỡng viện, có Viện Đại Biểu trong đó có 25% nghị viên đối lập, và Viện Cố Vấn trong đó có đại diện các đảng chính trị và các tổ chức chuyên nghiệp…Nhưng trên thực tế Ben Ali và đảng Hiến Pháp Dân Chủ (Constitutional Democratic Party, RCD) độc quyền cai quản đất nước. Viện Đại Biểu, Viện Cố Vấn do Ali bổ nhiệm, lưỡng viện toàn là “nghị gật” như quốc hội Cộng Sản Việt Nam.

Đảng RCD có 2 triệu đảng viên (20% dân số Tunisia) và 6000 văn phòng. Tất cả đó chiếm hầu hết các định chế quan trọng trong các cơ quan công quyền, trong các ngành kinh tế, và kiểm soát mọi ngỏ ngách đất nước. Các gia sản lớn của Tunisia nằm dưới sự quản trị không chính thức của các gia đình thuộc nhà độc tài Ben Ali, và tay chân của y. Ví dụ như gia đình Trabelis có người con gái tên Leila, trước đây hành nghề hớt tóc là vợ hai của Ben Ali, một gia đình với tài sản kếch sù ở Tunisia. Ngông cuồng hơn nữa, gần đây chính gia đình Trabelis đã từ chối yêu cầu của chính phủ Pháp dẫn độ người cháu của bà Leila, bị công tố nước Pháp kết tội ăn cắp hai du thuyền lớn từ một hải cảng của Pháp.

ali
Nhà độc tài
Zine El Abidine Ben Ali

Báo chí và cơ quan truyền thông đều bị kiểm soát bởi đảng RCD, người dân rất sợ hãi lực lượng cảnh sát RCD, cảnh sát và công an chìm hiện diện khắp nơi và thường chặn bất và kiểm soát các phương tiện cá nhân để đòi tiến hối lộ.

Cơ quan báo chí hằng ngày trên trang nhất có đăng hình màu của nhà độc tài Ben Ali to chình ình với những lời ca tụng trơ trẽn, dối trá. Những ảnh lớn và băng-rôn thường được đảng RCD tự dựng lên để nghênh đón Ben Ali ở những nơi y xuất hiện trước công cộng và các thành phố lớn.

Các phương tiện internet đều bị giới hạn và kiểm soát, kể cả Youtub, Facebook v.v…cafe internet được thịnh hành tại Tunisia. Hơn triệu người (10% dân số) xử dụng cafe internet.

Không ai dám công khai chỉ trích chế độ, mọi phản kháng đều bị đàn áp mạnh mẽ, việc truyền thông đưa tin cho nhau là một cái tội. Tất cả mọi quyền cá nhân của người dân Tunisia bị vi phạm trầm trọng từ khi Ben Ali lên nắm quyền tại Tunisia năm 1987. Sau 23 năm, 5 lần bầu cử, lần nào Ben Ali và đảng RCD của y cũng gian lận, đắc cử trên 90% có khi lên đến 99%.

 

 

 

 


tuthieu
Anh hùng Mohamed Bouazizi tự thiêu,mở đầu cuộc “cách mạng Hoa Lài” ngày 17/12/2010

Nhưng việc gì đến phải đến, ngày 17 tháng 12 năm 2010, Mohamed Bouazizi, một thanh niên 26 tuổi, có học bị thất nghiệp, làm nghề bán dạo, đã tự thiêu tại tỉnh Sidi Bouzi, cách thủ đô Tunis 260 cây số về phía Tây. Được biết Mohamed Bouazizi không đủ tiền hối lộ, bán dạo không giấy phép nên hàng rau cải trái cây của anh bị tịch thu. Cái chết bi thảm của Mohamed Bouazizi đã làm bùng nổ lòng phẫn nộ của đại đa số dân chúng bị áp bức, khốn cùng ở nước này. Khắp nơi, hàng trăm ngàn người, đủ các giai từng xã hội, phần đông trẻ tuổi, đã liên tục xuống đường phản kháng và lên án guồng máy thống trị bằng công an mật vụ Ben Ali. Một chế độ bất công, tham nhũng, khinh miệt, bóc lột và đàn áp dân từ 23 năm qua (thời gian ngắn hơn chế độ độc tài cộng sản Việt Nam nhiều). Người dân tay không, ngực trần, chẳng còn biết sợ nữa hoặc chẳng còn có thể nín câm được nữa trước bạo lực phi nhân phi nghĩa. Trước sức mạnh vũ bảo của toàn dân thành “ý dân là ý trời” quyết tâm lật đổ bạo quyền, Ben Ali phải trốn chạy trốn qua Saudi Arabia ngày 14/01/2011 để giữ mạng sống.

Dân Tunisia đứng lên làm “cách mạng Hoa Lài” – theo Tú Anh của radio RFI viết:

“Lịch sử vừa sang trang tại Bắc Phi với cuộc cách mạng “hoa lài”, đóa hoa biểu tượng của Tunisia. Chỉ sau một tháng biểu tình đòi công ăn việc làm và phản đối đời sống đắt đỏ, phong trào xã hội tại Tunisia đã nhanh chóng biến thành phản kháng chính trị buộc Tổng thống Ben Ali và gia đình phải chạy trốn. Tình trạng tham ô gây phẫn nộ trong mọi tầng lớp dân chúng khiến cho ngay quân đội, thành trì bảo vệ chế độ, đã bỏ rơi nhà độc tài vào giờ phút gay go nhất.

Sau năm lần “đắc cử và tái đắc cử” với những tỷ lệ phiếu từ 90% đến 99%, Tổng thống Zine el-Abidine ben Ali, 74 tuổi đã cùng vợ con chạy sang Saudi Arabia lưu vong sau khi bị Pháp, Ý và Qatar từ chối nhập cảnh.

Vì những nguyên nhân nào mà một nhà độc tài nắm hết quyền lực chính trị, kinh tế suốt 23 năm và có một lực lượng an ninh, quân đội hùng hậu trong tay lại một sớm một chiều đầu hàng trước một làn sóng thanh niên không vũ khí ?

Từ phản ứng bộc phát đầu tiên tỏ tình liên đới với một thanh niên có học thức nhưng phải đi bán hàng rong bị cảnh sát hà hiếp đến tẩm xăng tự tử hôm 17/12/2011 ở một tỉnh xa xôi , phong trào tranh đấu của giới trẻ Tunisia lan khắp nước. Chính quyền huy động cảnh sát chống bạo động đàn áp bằng lựu đạn cay và đạn thật làm chết 66 người, nhưng phong trào biểu tình không suy giảm và lan đến tận thủ đô chỉ trong vòng không đầy một tháng.

Trong những ngày cuối cùng, nhà độc tài phải ba lần lên truyền hình hứa hẹn trấn an. Nhưng dù hứa hẹn tái lập tự do báo chí, bãi bỏ kiểm duyệt internet, và cách chức một số nhân vật thân cận, các “động thái giờ chót” này chỉ làm cho người dân Tunisia cảm thấy hết sợ hải và càng tin tưởng hơn vào chiến thắng tất yếu của xu thế dân chủ.

Thanh niên chống đối, doanh nhân bất bình, quân đội bỏ rơi

Theo giới phân tích thì đằng sau lớp sơn vững chắc bên ngoài, chế độ của Ben Ali đã mục rữa từ bên trong. Người dân Tunisia có học vấn cao, nhưng đa số lại bị đặt bên lề xã hội. Họ không chấp nhận bị một gia đình thiếu học thức và tham ô lãnh đạo.

Theo báo cánh tả Libération của Pháp, bản thân tổng thống Ben Ali là một tay võ biền, tiến thân bằng vũ khí như Saddam Husein của Irak hay Boumediene của Algérie. Sau khi Tunisia độc lập, ông hoạt động trong ngành tình báo và chức vụ này cho ông điều kiện thuận lợi để lật đổ lãnh đạo đầu tiên là ông Bourguiba.

Đối lập cho biết thêm bà vợ thứ hai của ông là một thợ hớt tóc, nhưng nhờ vào quyền lực, hai người đã xây dựng một đế chế kinh tài. Từ hãng hàng không quốc gia đến khách sạn sang trọng, từ xăng dầu đến xe taxi và công ty khai thác thủy sản , từ hũ sửa chua của người lớn cho đến hộp sữa của trẻ con đều có bàn tay chia phần của gia đình nhà lãnh đạo hoặc của vợ ông.

Gia đình này bị dư luận nói lén là “kẻ cắp và vô văn hóa”. Cho đến hôm qua ai cũng phải nói lén, vì tất cả dân chúng đều bị theo dõi chặt chẽ. Bộ nội vụ có trong tay 100 ngàn cảnh sát. Trong bình mỗi 100 thường dân thì có một cảnh sát đứng sau lưng.

Mọi đòi hỏi dân chủ và tự do đều bị chính quyền từ khước với lý do là “dân trí không cao”.

Mặc dù có tin đồn là ông bị ung thư tuyến tiền liệt, nhưng Ben Ali sửa đổi Hiến pháp để có thể ra tranh cử cho đến mãn đời như Hugo Chavez của Venezuela. Tuy nhiên lòng tham không đáy của bà vợ thứ hai Leila Trabelsi và các người con rễ đã làm cho người dân bình thường và thành phần doanh nhân cũng ngán ngẫm. Trong các bức điện ngoại giao mà Wikileaks tiết lộ, giới ngoại giao Mỹ tại Tunis gọi Tunisia “gần như”là một “nhà nước xã hội đen”.

Do tình trạng thối nát này mà quân đội đã bỏ rơi Tổng thống Ben Ali vào giờ phút nguy ngập. Binh sĩ không nổ súng vào người biểu tình, mà còn tỏ cử chỉ liên đới. Hình ảnh một thanh niên và một binh sĩ ôm nhau hay cảnh một sĩ quan nghiêm chào băng ca đưa xác một nạn nhân bị cảnh sát bắn chết lan truyền trên các mạng thông tin điện tử đã đánh hồi chuông báo tử chế độ.

Sau 28 ngày bị đàn áp đẫm máu với 66 người hy sinh , phong trào tranh đấu mà người dân Tunisia gọi là “cách mạng hoa lài” đã lật qua một trang sử độc tài như đã từng xảy ra tại Rumani, Indonesia, Nam Tư cũ, Kirghizstan… và theo nhiều nhà phân tích sẽ không dừng lại ở đây”

Những điểm giống nhau và khác nhau giữa Ben Ali đảng RCD và Cộng Sản Việt Nam:

– RCD có 20% dân số  (2/10 triệu)  trong khi đảng CSVN chỉ có 3% là đảng viên nhưng  Tunisia không phải là đảng Cộng Sản nên tổ chức kém, điểm giống nhau là tham ô, ăn cướp của dân.

– RCD cấu kết nhau như một đảng cướp, tại Việt Nam đảng CSVN ngày nay gần giống như vậy, chủ nghĩa Mac-Le tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là khẩu hiệu để chúng cấu kết nhau mà tham ô và cướp của dân nói tóm lại cũng là đảng cướp.

– RCD và CSVN giống nhau bằng cách sợ thông tin qua hệ thống Internet…đây là bản chất chung của các chế độ độc tài “sợ sự thật” nên sợ thông tin trung thực.

– RCD và CSVN đàn áp dân làm cho dân sợ, chúng rất giống nhau ở kỹ xảo này

– Tunisia có sinh hoạt có đa đảng cho dù những đảng này bị kềm chế tối đa, còn đảng CSVN cai trị theo điều 4 hiến pháp và khẳng định “Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và nhất quyết không có đa nguyên đa đảng”

– Năm 2010, Phóng Viên Không Biên Giới xếp hạng tôn trọng quyền tự do ngôn luận và báo chí, Tunisie mang con số 164 còn CSVN mang con số 165 . Kế đó là Cuba 166, Guinée Équatoriale 167, Lào Cộng 168, Rwanda 169, Yemen 170, Trung Cộng 171, Soudan 172, Syrie 173, Miến Điện 174, Ba Tư 175, Turkmédistan 176, Bắc Hàn 177 và Erythrée 178.

– Zine El Abidine Ben Ali và Nông Đức Mạnh cũng đứng gần nhau trong danh sách những kẻ thù của quyền tự do ngôn luận và báo chí, kể cả quyền tiếp cận và xử dụng Internet, theo Phóng Viên Không Biên Giới.

Cai trị độc tài 23 năm chỉ cần 28 ngày là giải quyết một chế độ dã man….chính là nhờ vào sức mạnh của dân tộc Tunisia. Dân tộc Việt Nam hãy tự đứng lên lật đổ chế độ độc tài CSVN mới có tự do dân chủ.

 

Những hình ảnh anh dũng của người dân Tunisia:

TNS1
Rng người Tunisia đủ mọi giới xuống đường biểu tình
đòi lật đổ nhà độc tài Ben Ali và đảng RCD
TNS2
Quân đội đang thảo luận với đoàn người biểu tình
và đang đứng về phía người dân….
tns 3
Dân xuống đường đốt mũ, xé áo lực lượng công an đàn áp
TNS4
Một thanh niên đang đá vào mặt một công an chìm…
TNS 5
Dân không chấp nhận thỏa hiệp với nhà độc tài Ben Ali, dù y hứa sẽ thay đổi….
TNS 6
cuối cùng người dân toàn thắng,
dân Tunisia ăn mừng có tự do dân chủ
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt