Thông cáo của cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 3.11.2012
Bỏ tù Nhạc sĩ : bước thoái bộ chưa từng thấy cho Tự do Ngôn luận
Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam
và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền
Paris-Bangkok, 2.11.2012 – Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) nhận định rằng phiên tòa với án lệnh quá nặng cho hai Nhạc sĩ vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước” theo điều 88 trong bộ Luật Hình sự là ví dụ cuối cùng của sự tiến công gia tăng quyền lực tại Việt Nam chống lại Tự do Ngôn luận, đồng thời vi phạm trắng trợn nhân quyền quốc tế,
Sau nửa ngày xét xử, hôm 30.10 2012, Tòa án Nhân dân Tp “HCM” được lực lượng công an bảo vệ chặt chẽ, đã kết án ông Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang), ca sĩ và nhạc sĩ, 34 tuổi, và ông Trần Vũ Anh Bình (nghệ danh Hoàng Nhật Thông) nhạc sĩ, 37 tuổi, mỗi người lãnh án 4 năm và 6 năm tù giam, và 2 năm quản chế khi mãn hạn. Anh Bình và Việt Khang đã bị giam giữ từ tháng 9 và 12 năm 2011.
Anh Bình viết những bài hát tố cáo sự đàn áp những ai phê bình chính quyền, như bài “Ngục tối hiên ngang” viết tặng blogger ly khai Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày) bị kết án 12 năm tù một tháng trước đây (xem http://fidh.org/Viet-Nam-Three-pro-democracy-12230), củng hai bloggers Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần với những án tù nặng nề. Việt Khang viết những bài hát phê phán hố sâu khủng khiếp giữa giàu nghèo, và việc chính quyền đàn áp những người biểu tình ôn hòa phản đối xâm lược Trung quốc trên Biển Đông. Tòa án khép tội Việt Khang đưa các bài hát lên Trang nhà Tuổi Trẻ Yêu nước của nhóm người Việt đối lập ở hải ngoại.
“Là thành viên quốc gia tham gia ký kết Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị của LHQ, Việt Nam có nghĩa vụ thi hành điều 19 của Công ước bảo vệ quyền tự do ngôn luận và chính kiến, không phân biệt ranh giới hay hình thức nghệ thuật”, Bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, tuyên bố.
Những năm vừa qua, Việt Nam bắt giam hàng chục nhà bất đồng chính kiến khi họ hành xử ôn hòa quyền tự do ngôn luận của họ, nại các điều luật hà khắc trong chương “an ninh quốc gia” của bộ Luật Hình sự. Là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam tích cực tham gia soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền của ASEAN, mà các điều thoái bộ phản ảnh những điều luật hà khắc trong pháp luật Việt Nam. Các điều luật gian ác này trong bản Tuyên ngôn ASEAN cho phép các quốc gia quyền tùy ý quyết định để hạn chế nhân quyền được thế giới công nhận thông qua điều luật mơ hồ của “an ninh quốc gia”. Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN sẽ được thông qua tại Thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Nam Vang vào ngày 18 – 20 tháng 11 sắp tới.
“Án lệnh dành cho Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình phải được hủy bỏ và nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho hai Nhạc sĩ cũng như tất cả những ai bị cầm tù vì hành xử ôn hòa quyền tự do ngôn luận của họ”, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam tuyện bố.
Dưới đây xin trích hai bài nhạc của Việt Khang công bố vào tháng 8.2011(xem http://youtu.be/R4L1grczk6E), trước khi bị bắt lần thứ nhất và bị tạm giữ một thời giam ngắn tại trụ sở công an Tp Hồ Chí Minh tháng 9.2011. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam dịch sang Anh và Pháp văn.
ANH LÀ AI ?
Xin hỏi anh là ai ?
sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai
Xin hỏi anh là ai ?
sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
Xin hỏi anh là ai ?
không cho tôi xuống đường để tỏ bày
tinh yêu quê hương này
dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Xin hỏi anh ở đâu ?
ngăn bước tôi, chống giặc tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu ?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
dân tộc anh ở đâu ?
sao đan tâm, làm tay sai cho tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngã nghiên
dân tộc tôi, sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu ?
khi thế giới này đã không còn
Việt Nam.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngã nghiên
dân tộc tôi sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu ?
khi thế giới này đã không còn
Việt Nam.
VIỆT NAM TÔI ĐÂU
Việt Nam ơi… thời gian quá nửa đời người
và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ việt nam đau từng cơn sót dạ nhìn đời
người lầm than đói khổ nghèo nàn
kẻ quyền uy giàu sang dối gian
Giờ đây… việt nam còn hay đã mất ?
mà giặc Tàu ngang tàn trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu
Là một người con dân việt nam
lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi
từng đoàn người đi chẳng nề chi
già trẻ gái trai giơ cao tay
chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước việt nam
Việt nam tôi đâu… Việt nam tôi đâu… Việt nam tôi đâu…
(Thông cáo chung trên đây phát hành bằng Anh và Pháp văn. Cơ sở Quê Mẹ Việt dịch).