Nghị Quyết S. RES. 524 của Thượng Viện Hoa Kỳ về Biển Đông (passed 02-08-2012)
Ngày 23/07/2012, Thượng viện Hoa Kỳ đứng đầu là thượng nghị sĩ John Kerry (D), cùng với Dick Lugar (R), Jim Webb (D), James Inhofe (R), Joe Liberman (D) và John McCain (R) đệ trình một Nghị Quyết số S. RES. 524, gọi là “Reaffirming the strong support of the United States for the 2002 declaration of conduct of parties in the South China Sea among the member states of ASEAN and the People’s Republic of China, and for other purposes” (Tái khẳng định sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với lời Tuyên Ngôn Ứng Xử Biển Đông năm 2002 giữa các nước thành viên ASEAN và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, và cho các mục đích khác).
Mười ngày sau, 02 /08/2012 Nghị Quyết đã thông qua Thượng Viện Hoa Kỳ (pass simple resolution) http://www.govtrack.us/congress/bills/112/sres524) – dưới đây là toàn văn Nghị Quyết S. Res. 514 được dịch bởi https://www.vietquoc.org:
Quốc Hội thứ 112
2d Session
S. RES. 524
Tái khẳng định sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với Tuyên Ngôn Ứng Xử Biển Đông năm 2002 giữa các quốc gia thành viên khối ASEAN và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, và cho các mục đích khác.
TẠI THƯỢNG VIỆN HOA KỲ
Ngày 23 tháng 07, 2012
Thượng Nghị Sĩ KERRY, LUGAR,WEBB, INHOFE, LIBERMAN VA MCCAIN đệ trình những nghị quyết sau đây lên Ủy Ban Đối Ngoại.
NGHỊ QUYẾT
Tái khẳng định sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với Tuyên Ngôn Ứng Xử Biển Đông năm 2002 giữa các quốc gia thành viên khối ASEAN và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, và cho các mục đích khác.
- Xét rằng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường và góp phần vào hòa bình, ổn định, và thịnh vượng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương;
- Xét rằng, viễn kiến của các nhà lãnh đạo ASEAN trong mục tiêu của mình đề ra trong Hiến chương ASEAN về kinh tế, chính trị, và văn hóa làm tăng thêm hòa bình trong khu vực, ổn định và thịnh vượng;
- Xét rằng, chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận tầm quan trọng của sự cường thịnh, đoàn kết, và cấu trúc của khối ASEAN như là một nền tảng cho các khuôn mẫu trong khu vực nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và tăng trưởng kinh tế, và bảo đảm rằng cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương phát triển theo quy tắc và định mức thỏa thuận với tất cả các thành viên của nó;
- Xét rằng, Hoa Kỳ đang tăng cường chính trị, an ninh, và hợp tác kinh tế trong khu vực Đông Nam Á thông qua khối ASEAN, và tìm cách tiếp tục nâng cao vai trò của Hoa Kỳ trong quan hệ hợp tác với ASEAN, và những vấn đề chính yếu trong khu vực hầu giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia khác nhau, từ biến đổi khí hậu đến an ninh hàng hải ;
- Xét rằng, chính phủ Hoa Kỳ hoan nghênh sự phát triển của một Trung Quốc hòa bình và thịnh vượng, tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế, luật pháp quốc tế, các tổ chức quốc tế, các quy tắc quốc tế, và tăng cường an ninh và hòa bình, và tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc;
- Xét rằng, khối ASEAN đóng vai trò quan trọng trong sự quan hệ hợp tác tác với những nước khác trong khu vực và quốc tế, trong việc giải quyết các vấn đề an ninh hàng hải ở châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, bao gồm cả việc mở rộng ngành hàng hải của cộng đồng Châu Á;
- Xét rằng, Biển Đông là một bộ phận hàng hải quan trọng của cộng đồng châu Á , bao gồm các tuyến đường biển giao thông huyết mạch và thương mại giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ;
- Xét rằng, tuyên ngôn ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Quốc, các quốc gia thành viên của khối ASEAN và Chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đã khẳng định rằng “việc thông qua quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ tiếp tục thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực” và đã đồng ý hành động hướng tới nhằm đạt được quy tắc ứng xử đề ra;
- Xét rằng, trong lúc chờ đợi việc giải quyết những tranh chấp lãnh hải và quyền tài phán một cách hòa bình, các thành viên trong khối ASEAN và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đã cam kết “hành động kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc tăng thêm sự tranh chấp và bất ổn, bao gồm những vấn đề khác, tự chế những hành động đối với những đảo hiện nay không có người ở, các rặn san hô, bãi cát ngầm, và những điểm đặc trưng khác cần xử lý một cách xây dựng “;
- Xét rằng, trong lúc chờ đợi giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán một cách hòa bình, các thành viên khối ASEAN và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc cam kết rằng “quyền tự do hàng hải và hàng không tại biển Nam Trung Hoa cung cấp bởi các nguyên tắc phổ quát được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”; và
- Xét rằng, cho dù Hoa Kỳ không phải đứng bên nào trong sự tranh cấp lãnh hải và quyền tài phán này, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, bảo vệ hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, và thương mại không bị cản trở hợp pháp: Nay, bởi thế, là:
Nghị quyết của Thượng Viện:
(1) Tái khẳng định sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với Tuyên Ngôn Ứng Xử Biển Đông năm 2002 giữa các nước thành viên ASEAN và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.
(2) Hỗ trợ các quốc gia thành viên của khối ASEAN, và Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nhằm tìm kiếm một giải pháp ràng buộc hành xử pháp lý của các bên ở Biển Đông, và kêu gọi tất cả các nước liên tục hỗ trợ ASEAN trong những nỗ lực về vấn đề này;
(3) Khẩn thiết yêu cầu, trong lúc chờ đợi một giải pháp thỏa thuận hợp pháp, tất cả các bên, hành động phù hợp với cam kết trong tuyên bố ứng xử [2002], “hành động tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc tăng thêm tranh chấp và bất ổn, bao gồm những vấn đề khác, tự chế những hành động đối với những đảo hiện nay không có người ở, các rặn san hô, bãi cát ngầm, và những điểm đặc trưng khác nên xử lý một cách xây dựng.
(4) Hỗ trợ hợp tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết tranh chấp lãnh hải và quyền tài phán một cách có kết quả mỹ mãn, các bên tham gia một cách hòa bình giải quyết khiếu nại bằng cách sử dụng luật pháp quốc tế;
(5) Tái khẳng định và cam kết của Hoa Kỳ
(A) Hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á vững mạnh và độc lập.
(B) Giúp đỡ bảo đảm mỗi một quốc gia hòa bình và ổn định.
(C) Hợp tác sâu rộng về quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh, xã hội, và văn hóa với các nước ASEAN và thành viên các quốc gia ;
(D) Khuyến khích các tổ chức đang phát triển trong khu vực thịnh vượng; và
(6) Hỗ trợ tăng cường hoạt động của quân đội Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), bao gồm sự hợp tác với quân đội các nước khác trong khu vực, hỗ trợ tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, kể cả việc giải quyết hòa bình các vấn đề chủ quyền, và không bị cản trở thương mại hợp pháp.
Lê Hoành Sơn (dịch 04/08/2012)
English Version: http://www.govtrack.us/congress/bills/112/sres524/text
112th CONGRESS
2d Session
S. RES. 524
Reaffirming the strong support of the United States for the 2002 declaration of conduct of parties in the South China Sea among the member states of ASEAN and the People’s Republic of China, and for other purposes.
IN THE SENATE OF THE UNITED STATES
July 23, 2012
Mr. KERRY (for himself, Mr. LUGAR, Mr. WEBB, Mr. INHOFE, Mr. LIEBERMAN, and Mr. MCCAIN) submitted the following resolution; which was referred to the Committee on Foreign Relations
RESOLUTION
Reaffirming the strong support of the United States for the 2002 declaration of conduct of parties in the South China Sea among the member states of ASEAN and the People’s Republic of China, and for other purposes.
Whereas the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) plays a key role in strengthening and contributing to peace, stability, and prosperity in the Asia-Pacific region;
Whereas the vision of the ASEAN Leaders in their goals set out in the ASEAN Charter to integrate ASEAN economically, politically, and culturally furthers regional peace, stability, and prosperity;
Whereas the United States Government recognizes the importance of a strong, cohesive, and integrated ASEAN as a foundation for effective regional frameworks to promote peace and security and economic growth and to ensure that the Asia-Pacific community develops according to rules and norms agreed upon by all of its members;
Whereas the United States is enhancing political, security and economic cooperation in Southeast Asia through ASEAN, and seeks to continue to enhance its role in partnership with ASEAN and others in the region in addressing transnational issues ranging from climate change to maritime security;
Whereas the United States Government welcomes the development of a peaceful and prosperous China which respects international norms, international laws, international institutions, and international rules, and enhances security and peace, and seeks to advance a ‘cooperative partnership’ between the United States and China;
Whereas ASEAN plays an important role, in partnership with others in the regional and international community, in addressing maritime security issues in the Asia-Pacific region and into the Indian Ocean, including open access to the maritime commons of Asia;
Whereas the South China Sea is a vital part of the maritime commons of Asia, including critical sea lanes of communication and commerce between the Pacific and Indian oceans;
Whereas, in the declaration on the conduct of parties in the South China Sea, the governments of the member states of ASEAN and the Government of the People’s Republic of China have affirmed ‘that the adoption of a code of conduct in the South China Sea would further promote peace and stability in the region’ and have agreed to work towards the attainment of a code of conduct;
Whereas, pending the peaceful settlement of territorial and jurisdictional disputes, the member states of ASEAN and the People’s Republic of China have committed to ‘exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and stability, including, among others, refraining from action of inhabiting presently uninhabited islands, reefs, shoals, and other features and to handle their differences in a constructive manner’;
Whereas, pending the peaceful settlement of territorial and jurisdictional disputes, the member states of ASEAN and the People’s Republic of China affirmed their commitment ‘to the freedom of navigation in and overflight of the South China Sea provided for by the universally recognized principles of international law, including the 1982 UN Convention on the Law of the Sea’; and
Whereas, although not a party to these disputes, the United States has national interests in freedom of navigation, the maintenance of peace and stability, respect for international law, and unimpeded lawful commerce: Now, therefore, be it
Resolved, That the Senate–
(1) reaffirms the strong support of the United States for the 2002 declaration of conduct of parties in the South China Sea among the member states of ASEAN and the People’s Republic of China;
(2) supports the member states of ASEAN, and the Government of the People’s Republic of China, as they seek to adopt a legally binding code of conduct of parties in the South China Sea, and urges all countries to substantively support ASEAN in its efforts in this regard;
(3) strongly urges that, pending adoption of a code of conduct, all parties, consistent with commitments under the declaration of conduct, ‘exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and stability, including, among others, refraining from action of inhabiting presently uninhabited islands, reefs, shoals and other features and to handle their differences in a constructive manner’;
(4) supports a collaborative diplomatic process by all claimants for resolving outstanding territorial and jurisdictional disputes, allowing parties to peacefully settle claims and disputes using international law;
(5) reaffirms the United States commitment–
(A) to assist the nations of Southeast Asia to remain strong and independent;
(B) to help ensure each nation enjoys peace and stability;
(C) to broaden and deepen economic, political, diplomatic, security, social, and cultural partnership with ASEAN and its member states; and
(D) to promote the institutions of emerging regional architecture and prosperity; and
(6) supports enhanced operations by the United States armed forces in the Western Pacific, including in the South China Sea, including in partnership with the armed forces of others countries in the region, in support of freedom of navigation, the maintenance of peace and stability, respect for international law, including the peaceful resolution of issues of sovereignty, and unimpeded lawful commerce.