6 điều đáng chú ý trong ngày đầu điều trần xác nhận thẩm phán Barret

Bà Amy Coney Barrett điều trần tru70o71c Thượng Viện Hòa Kỳ về chức vụ Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện.

Ngày đầu tiên của tiến trình điều trần xác nhận vào Tối cao Pháp viện đối với Thẩm phán Amy Coney Barrett tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã kết thúc vào chiều thứ Hai 12/10. Nhưng trước đó đề cử viên của Tổng thống Donald Trump cho tòa án tối cao đã phải đối diện với những cáo buộc gay gắt từ các Thượng Nghị Sĩ Đảng Dân Chủ, đồng thời bà cũng nhận được sự bảo vệ mạnh mẽ từ các Thượng Nghị Sĩ Đảng Cộng Hòa. 

Dưới đây là 6 thời khắc quan trọng trong ngày điều trần đầu tiên của Thẩm phán Barrett.

1. Chủ tịch Graham dẫn lời cố Thẩm phán Ginsburg để bác bỏ các lập luận phản đối điều trần đến từ Đảng Dân Chủ

Đảng Dân Chủ đã dấy lên quan điểm phản đối Tổng thống Trump và Đảng Cộng Hòa Thượng viện vì cho rằng phe Cộng Hòa muốn giải quyết nhanh tiến trình xác nhận bà Barrett. Đảng Dân Chủ khẳng định rằng thời điểm này quá gần cuộc bầu cử và cử tri nên đưa ra quyết định trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 về việc ai sẽ lấp đầy chỗ trống trong Tối cao Pháp viện mà cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg để lại.

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham đã bác bỏ quan điểm nêu trên khi ông phát biểu khai mạc buổi điều trần vào sáng thứ Hai 12/10. Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa của tiểu bang Nam Carolina đã dẫn lời của cố Thẩm phán Ginsburg nói về tiến trình này.

“Điểm mấu chốt là, Thẩm phán tòa án tối cao Ginsburg, khi được hỏi về điều này vài năm trước, đã nói rằng một tổng thống làm việc 4 năm, chứ không phải 3 năm”, ông Graham nói. “Tiến trình này không có gì vi phạm hiến pháp”.

2. TNS Patrick Leahy cho rằng việc xác nhận bà Barrett có thể gây tổn hại cho phụ nữ

Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Patrick Leahy (tiểu bang Vermont) cho rằng bà Barrett có thể là mối đe dọa tiềm tàng đối với quyền của phụ nữ và các nhóm thiểu số. Ông nói người Mỹ lo lắng rằng nếu bà Barrett trở thành thẩm phán Tối cao Pháp viện, thì sự hiện diện của bà sẽ kéo lùi nước Mỹ lại vài thập niên.

“Họ lo sợ rằng đồng hồ sẽ quay ngược thời gian về thời điểm mà phụ nữ không có quyền kiểm soát chính cơ thể của họ và khi mà việc phân biệt đối xử nơi làm việc có thể được chấp nhận”, ông Leahy nói.

Thượng Nghị Sĩ Đảng Dân Chủ này tiếp tục cho rằng có lo lắng về việc bà Barrett sẽ đưa ra phán quyết theo cách mà sẽ đảo ngược nhiều hình thức khác của việc bảo vệ quyền bình đẳng theo luật pháp.

Ông Leahy nói: “Họ lo sợ rằng việc bà được xác nhận sẽ dẫn đến đảo ngược quyền bầu cử, quyền của công nhân, và quyền của cộng đồng LGBT về đối xử bình đẳng. Đây không chỉ là những ý tưởng. Đây là thực tế cuộc sống, những tác động của các quyết được do tòa án đưa ra”.

3 Đảng Dân Chủ nói TT Trump chọn bà Barrett là ‘ngư lôi tư pháp’ nhắm vào ObamaCare

Một chủ đề chính của các cuộc tấn công mà Đảng Dân Chủ nhắm vào bà Barrett là quan điểm cho rằng Tổng thống Trump đã đề cử nữ thẩm phán này vì quan điểm của bà đối với Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Giá cả Hợp túi tiền – cũng được biết đến là ObamaCare, và cuối cùng sẽ xóa bỏ đạo luật này.

Ứng cử viên Phó tổng thống Đảng Dân Chủ và cũng là thành viên Ủy ban Tư pháp Thượng viện, bà Kamala Harris nói rằng Đảng Cộng Hòa muốn xác nhận bà Barrett “kịp thời để đảm bảo họ có thể gỡ bỏ những sự bảo vệ trong ObamaCare”.

Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Chris Coons (tiểu bang Delaware) vì còn chưa chắc chắn nên không cáo buộc bà Barrett có thỏa thuận với Tổng thống Trump, nhưng ông vẫn đồng tình với các quan ngại của các đồng nghiệp Đảng Dân Chủ.

“Tôi không cho rằng bà đàm phán bí mật với Tổng thống Trump, nhưng tôi tin lý do bà được chọn chính xác là vì triết lý tư pháp của bà – như nhiều lần đã tuyên bố – có thể dẫn tới những kết quả mà Tổng thống Trump đã đang theo đuổi”, ông Coons nói với bà Barrett. “Tôi nghĩ điều đó dẫn tới những hậu quả nặng nề và rất tai hại đối với cuộc bầu cử, Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền và các quyền đã được thiết lập từ lâu”.

4. TNS Durbin cho rằng TT Trump muốn bà Barrett được xác nhận vì cuộc bầu cử khả năng sẽ gây tranh cãi

Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Dick Durbin (tiểu bang Illinois) nói rằng Tổng thống Trump đề cử bà Barrett vào Tối cao Pháp viện để làm “trò chính trị nhỏ mọn” và “phán quyết có lợi cho ông về cuộc bầu cử tranh cãi”.

“Tổng thống Trump đã nói rõ ràng rằng ông muốn một sự chỉ định khác của ông vào Tối cao Pháp viện trước bầu cử bởi vì ông dự đoán cuộc bầu cử này sẽ phải đưa ra tòa án”, ông Durbin nói. “Tổng thống Trump đã cho thấy rằng ông hài lòng khi cuộc bầu cử được Tối cao Pháp viện với đa số bảo thủ 6-3 quyết định hơn là được quyết định bằng lá phiếu của người dân Mỹ”.

5. TNS Ernst và Hawley bảo vệ bà Barrett trước các cuộc tấn công về đức tin

Trước khi cuộc điều trần xác nhận bắt đầu, bà Barrett – mẹ của 7 người con – đã phải đối diện với sự soi mói và chỉ trích về đức tin Công giáo La Mã của bà. Những tin tức trên truyền thông so sánh một tổ chức tôn giáo mà bà tham gia với chương trình truyền hình thảm họa viễn tưởng “The Handmaid’s Tale” (Truyện kể của người hầu gái). Trước đó, trong phiên điều trần tại Thượng viện năm 2017 về xác nhận vị trí thẩm phán Tòa án liên tiểu bang Khu vực địa lý thứ 7, Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Dianne Feinstein (tiểu bang California) đã nói với bà Barrett rằng “tín điều mạnh mẽ trong bà” là “điều đáng quan ngại”.

Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Josh Hawley (tiểu bang Missouri) lo ngại rằng trong cuộc điều trần này, bà Barrett sẽ bị tấn công tương tự vào niềm tin tôn giáo.

Ông Hawley nói: “Tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo củng cố cho tất cả các quyền khác của chúng ta bởi vì nó nói cho chính phủ rằng chính phủ không thể yêu cầu chúng ta phải nghĩ gì hoặc chúng ta có thể tụ tập với ai hoặc chúng ta có thể thờ phụng như thế nào. Nguyên tắc nền tảng này của tự do Mỹ đang bị tấn công. Đó là điều đang lâm nguy khi chúng ta đọc được những câu chuyện tấn công Thẩm phán Barrett về đức tin. Đó là điều đang lâm nguy khi các đồng nghiệp Dân Chủ của tôi liên tục chất vấn Thẩm phán Barrett và những người khác về niềm tin tôn giáo của họ”.

Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Joni Ernst (tiểu bang Iowa) cũng lên tiếng bảo vệ đức tin của bà Barrett.

“Những gì mà đối thủ chính trị của bà muốn vẽ chân dung bà là ví bà như một phiên bản cực đoan tôn giáo trên truyền hình hay hoạt họa”, bà Joni Ernst nói và nhấn mạnh thêm rằng: “Thứ gọi là ‘người hầu gái’ nạp đầy những định kiến nực cười mà họ đặt ra để chỉ trích nặng nề những người có đức tin tại Mỹ. Và điều đó là sai”.

Bà Ernst lưu ý rằng những chỉ trích như vậy là không nhất quán với những gì mà cánh tả thường ủng hộ như sự bình đẳng và công bằng cho phụ nữ.

“Liệu bà – một người mẹ của 7 người con với hồ sơ dày về chuyên môn và thành tựu học thuật – lại có thể không tôn trọng những mục tiêu và khát vọng của phụ nữ ngày nay hay sao!”, bà Ernst nói về Thẩm phán Barrett.

6. Bà Barrett nói ‘tòa án không nên cố làm” việc của Quốc hội

Trong phát biểu đầu tiên tại phiên điều trần hôm 12/10, Thẩm phán Barrett đã nhấn mạnh về vai trò của ngành tư pháp và cho biết nhiệm vụ của tòa án không phải là “giải quyết mọi vấn đề hay uốn nắn mọi sai trái” trong đời sống Mỹ.

“Các quyết định chính sách và các đánh giá giá trị của chính quyền phải được thực hiện bởi các nhánh chính trị dân cử và chịu trách nhiệm trước người dân”, bà Barrett nói. “Dân chúng không nên hy vọng tòa án làm việc đó, và tòa án cũng không nên cố làm việc đó”.

Bà Barrett đã gắn triết lý tư pháp của mình với triết lý của cố Thẩm phán Tối cao Pháp viện Antonin Scalia – một thành viên của cánh bảo thủ trong tòa án tối cao mà bà Barrett từng làm thư ký nhiều năm trước.

Bà Barrett nói với các thượng nghị sĩ, “Nội dung của các lập luận của Thẩm phán Tối cao Pháp viện Scalia đã định hình quan điểm của tôi. Triết lý tư pháp của ông ấy rõ ràng là: Một thẩm phán phải áp dụng luật như nó được viết ra, chứ không phải như mong muốn của thẩm phán. Đôi khi cách tiếp cận này đồng nghĩa với việc cho ra các kết quả mà vị thẩm phán đó không thích”.

Theo Fox News

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt