Ai là thủ phạm vụ phá hoại 2 đường ống Nord Stream ở biển Baltic?

Từ trái sang phải: Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde, thủ tướng Magdalena Andersson và bộ trưởng Quốc Phòng Peter Hultqvist họp báo về vụ rò rỉ khí đốt ở biển Baltic tại Stockholm, Thụy Điển, ngày 27/09/2022 (Ảnh: REUTERS – TT NEWS AGENCY)

Lời người post: Vụ rỉ khí đốt của 2 đường ống dẫn năng lượng từ Nga sang châu Âu Nord Stream nằm sâu dưới đáy biển Baltic, trước đây nghi ngờ là do lý do kỹ thuật. Nhưng hôm nay các nhà tình báo và chính quyền của các nước châu Âu khẳng định là do sự phá hoại của con người gây ra. Dù rằng chưa bắt được thủ phạm là ai? Nhưng tại sao Nord Stream 1 và 2 lại bị rỉ trong lúc này, lúc mà Nga muốn dùng khí đốt như một vũ khí mặc cả với châu Âu đang hỗ trợ Ukraine? Trong cách khai thác tội phạm giết người? Tôi phạm đầu tiên ló lên trong đầu óc của người điều tra: nạn nhân bị giết mà chết đi thì ai là kẻ có lợi nhất?
Tương tự, nếu Nord Stream bị rỉ khí đốt, thì Nga ngưng cung cấp khí đốt cho châu Âu – trong tình hình hiện nay thì nước nào muốn điều đó xẩy ra nhất? Câu trả lời: nước Nga.

Hai hôm sau các vụ rỉ đầu tiên từ hai đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 dưới biển Baltic, với tin tức về một vụ rỉ thứ tư vừa được loan báo hôm nay, 29/09/2022, các chính phủ cũng như giới chuyên gia hầu như đồng ý rằng đây là một vụ phá hoại. Tuy nhiên, vấn đề thủ phạm là ai vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhất là khi giới điều tra chưa thể tiếp cận được hiện trường vụ phá hoại.

Cho đến lúc này, các nước có liên quan hầu như đều dùng đến từ ngữ “nước ngoài” để gọi thủ phạm vụ phá hoại, nhưng không xác định rõ đó là nước nào. Hôm nay Nga cho biết họ nghi ngờ có bàn tay nước ngoài trong vụ phá hoại 2 đường ống Nord Stream. Theo hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã nhận định như sau: “Rất khó mà tưởng tượng ra rằng một hành động khủng bố như vậy có thể diễn ra mà không có sự tham gia của một nhà nước”.

Trước Nga, vào hôm qua, Thụy Điển và Phần Lan cũng nghi có sự dính líu của một thế lực ngoại quốc vào vụ phá hoại. Trong lúc cơ quan tình báo Thụy Điển Sapo “không loại trừ việc một cường quốc nước ngoài” liên can đến vụ việc, thì ngoại trưởng Phần Lan cũng nhận định: “Quy mô của hành động quan trọng đến mức chắc chắn phải có một tác nhân chính phủ đứng phía sau”.

Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 28/09 đã nêu lên một số giả thuyết về cách thức các thủ phạm thực hiện vụ phá hoại, từ việc cho người nhái lặn xuống đặt chất nổ, cho thả mìn từ một chiếc tàu trên mặt nước, cho đến việc dùng các phương tiện tối tân hơn, như tàu lặn tự hành hay loại thiết bị ROV điều khiển từ xa.

Riêng đối với Le Monde ngày 29/09, nơi tiến hành vụ phá hoại có độ sâu 70 mét dưới mặt biển, dù không phải là vấn đề ngoài tầm với của một quân đội chuyên nghiệp, nhưng đó là một công việc phức tạp, không dễ thực hiện. Ông Lion Hirth, giáo sư tại Trường Hertie ở Berlin, được AFP dẫn lời xác nhận: “Làm hỏng hai đường ống dẫn khí đốt dưới đáy biển là một công việc nặng nề, vì vậy rất có thể có sự can dự của một tác nhân nhà nước”.

Câu hỏi đặt ra là tác nhân nhà nước nào có đủ năng lực kỹ thuật để tiến hành vụ phá hoại?

Theo nhận định của Le Monde, nghi phạm đầu tiên được mọi người nghĩ tới chính là Nga, nước đã dùng khí đốt làm vũ khi bắt chẹt Châu Âu từ khi nổ ra cuộc chiến Ukraina. Quốc gia nhanh chóng lên tiếng vạch tội Nga chính là Ukraina, nhưng Kiev chỉ cáo buộc suông mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Còn đối với chuyên gia phân tích hải quân độc lập HI Sutton, “Hải Quân Nga hiện có hạm đội tàu ngầm do thám lớn nhất thế giới, đặt bản doanh tại Bắc Cực. Tàu ngầm Nga hoàn toàn có thể phá hỏng một đường ống dẫn khí dưới biển Baltic”.

Dù không nêu tên Nga trong vụ này, bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Morten Bodskov vào hôm qua cũng nói đến việc “Nga có sự hiện diện quân sự quan trọng ở Biển Baltic”.

Bị tình nghi, Moscow đã nhắc lại rằng chính khí đốt của Nga đã bị thất thoát ra khỏi đường ống bị rỉ, trong lúc tập đoàn Nga Gazprom có liên quan chặt chẽ đến các đường ống.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng đây rất có thể là một đòn cảnh cáo khác của tổng thống Nga Putin nhắm vào Liên Âu (EU) muốn cho thấy rằng Moscow hoàn toàn có khả năng tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của châu Âu.

Theo RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt