Quyền lực Tập Cận Bình bị rạn nứt trong nội bộ Tàu Cộng

Tập Cận Bình va 2nho1m quyền lưc Bắc Kinh

Tập Cận Bình đứng trước và các bộ hạ thuộc nhóm quyền lực Bắc Kinh đang bị rạn nức

Trong khóa họp Quốc Hội thường niên cách đây tròn một năm, Tập Cận Bình đứng trên đỉnh cao quyền lực. Tại khóa họp năm 2019, “quyền lực của ông bị rạn nứt”, theo nhận định của nhật báo Le Figaro. Hai lý do chính là cuộc chiến thương mại dai dẳng Bắc Kinh- Washington và tăng trưởng của Trung Cộng bị khựng lại.

Dù quyền lực của Tập không bị đe dọa nhưng ông bị chỉ trích trong nội bộ đảng và trong tầng lớp trí thức. Sự bất bình về chế độ chuyên quyền gia tăng khi ông bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch vào tháng 03/2018. Một số người thì lấy làm tiếc về chính sách đối ngoại hống hách của ông, mà theo họ, đang chịu trách nhiệm về sự đi xuống trong quan hệ Mỹ-Trung, không chỉ dừng ở vấn đề thương mại. Một số khác thì chỉ trích sự ưu ái dành cho các công ty quốc doanh, gây bất lợi cho các doanh nghiệp tư nhân. Theo Le Figaro, những dấu hiệu trên cho thấy sự chia rẽ trong nội bộ đảng, giữa một bên là bảo thủ và bên kia là cải cách về chính sách kinh tế.

Kỳ họp Quốc Hội thường niên diễn ra vào đúng lúc căng thẳng thương mại với Mỹ và các cuộc đàm phán thương mại chưa mang lại những kết quả cụ thể. Chủ tịch Trung Cộng muốn trấn an chính quyền Trump, cũng như phương Tây, với việc bỏ phiếu luật đầu tư nước ngoài tại Trung Cộng, được soạn thảo trong thời gian ngắn kỷ lục và chủ yếu nhắm vào việc bắt buộc chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng văn bản trên vẫn quá mù mờ và sẽ không cấm các doanh nghiệp tư nhân yêu cầu đối tác chuyển giao công nghệ.

Ưu tiên của Tập Cận Bình là làm mọi cách để tránh rối loạn xã hội do năm 2019 được cho là khá nhạy cảm với nhiều sự kiện mang tính biểu tượng cao : 50 năm vùng Tây Tạng nổi dậy và Đức Đạt Lai Lạt Ma bỏ trốn sang Ấn Độ (17/03/1959), kỉ niệm 30 năm vụ tàn sát đẫm máu phong trào đòi dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn (04/06/1989), 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa…

Ông Tập sẽ có một số nhân nhượng để chấm dứt chiến tranh thương mại với Mỹ nhưng ông sẽ không bao giờ từ bỏ ảnh hưởng của Nhà Nước đối với nền kinh tế, theo nhận định của nhiều chuyên gia, và ông sẽ làm mọi cách để củng cố quyền lực của mình, cũng như quyền lực của đảng.

Bắc Kinh ưu tiên tăng trưởng và việc làm

Vậy phải làm như thế nào ? Nhật báo Les Echos cho biết : “Bắc Kinh ưu tiên tăng trưởng và việc làm”. Phát biểu khai mạc Quốc Hội ngày 05/03/2019, thủ tướng Lý Khắc Cường nêu lên mục tiêu tăng trưởng của Trung Cộng trong năm 2019 là từ “6% đến 6.5%”.

Sau mức 6.6% đạt được vào năm 2018, đây là chỉ tiêu thấp nhất kể từ 30 năm nay, do “cục diện quốc gia cũng như quốc tế đã tác động đến sự phát triển của chúng ta trong một môi trường khắc nghiệt và phức tạp, được đánh dấu bằng hàng loạt nguy cơ và thách thức ngày càng gia tăng và trầm trọng hơn”, theo phát biểu của thủ tướng Trung Cộng trong phiên khai mạc Quốc Hội.

Việc làm cũng nằm trong chính sách ưu tiên của chính phủ và “phải được áp dụng trong mọi lĩnh vực”. Tuy nhiên, tạo ra 11 triệu việc làm trong năm 2019 không phải là chuyện dễ, trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị được ấn định ở mức dưới 4.5%, vẫn cao hơn so với mức 3.8% trong năm 2018.

Để duy trì ổn định xã hội, Bắc Kinh cũng thông báo một loạt biện pháp kích thích kinh tế, từ giảm thuế “trên quy mô lớn hơn” đối với các doanh nghiệp và các gia đình đến thúc đẩy các dự án hạ tầng. Ví dụ cụ thể là biện pháp giảm thuế giá trị gia tăng từ 16% xuống còn 13% có thể sẽ giúp tăng sức mua thêm 80 tỉ euro.

Các doanh nghiệp sẽ được giảm khoảng 263 tỉ euro về các khoản thuế và đóng góp trong năm 2019. Chính phủ khuyến khích ngân hàng cung cấp tín dụng nhiều hơn để đem lại “hỗ trợ có mục tiêu và hiệu quả cho nền kinh tế thật”.

Tuy nhiên, theo đánh giá với Les Echos của một chuyên gia kinh tế châu Á, làm việc tại Natixis, những biện pháp trên là “một tin vui cho thị trường trong ngắn hạn, nhưng sẽ là tin xấu cho Trung Cộng trong trung hạn vì khối nợ sẽ lại tích tụ nhiều hơn”. Chuyên gia Pháp cũng khẳng định : “Phục hồi kinh tế mà không thổi phồng khối nợ, là một thách thức phức tạp” cho Trung Cộng.

RFI điểm báo quốc tế

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt