“3 người bạn nguy hiểm” của Mỹ: Zelensky, Netanyahu và Lại Thanh Đức

Eurasia Foundation logo

Đầu năm nay, Quỹ Eurasia (Eurasia Foundation) đã công bố báo cáo rủi ro của năm 2024, theo đó cho biết “kẻ thù của Mỹ đang trở nên nguy hiểm hơn, không những thế mà người bạn của Mỹ cũng có thể lôi Mỹ vào các cuộc xung đột leo thang phức tạp trong tương lai”. Theo đó, báo cáo liệt kê “3 người bạn nguy hiểm” của Mỹ là Tổng Tống Ukraine Zelensky, Thủ Tướng Israel Netanyahu và tân Tổng Thống Đài Loan Lại Thanh Đức.

Kể từ khi lễ nhậm chức Tổng Thống Đài Loan của ông Lại Thanh Đức vào ngày 20/5/2024, tình hình Đài Loan khá rối ren cả trong và ngoài nước. Bên trong là phe đối lập [như Quốc dân đảng…] chống Quốc Hội [phe nắm quyền kiểm soát] để mở rộng quyền lực, hy vọng cuộc đấu tranh sẽ thành công như “Phong trào Hoa Hướng Dương” chống Quốc Dân Đảng Trung Hoa (3/2014). Bên ngoài là cuộc tập trận quy mô của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) bao vây Đài Loan. Hai ngày sau khi cuộc tập trận kết thúc, Chủ tịch Mike McCaw của Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ và phái đoàn Quốc Hội Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa do ông dẫn đầu đã đến Đài Bắc trong chuyến thăm 4 ngày từ ngày 26-30 tháng 5. Cùng lúc, Tân Tổng Thống Đài Loan Lại Thanh Đức bày tỏ: Ông mong muốn được trao đổi, hợp tác với Trung Cộng để tăng cường hiểu biết và hòa giải.

Mặc dù ngay từ đầu chúng ta đã biết rằng các cuộc tập trận của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) chủ yếu nhằm mục đích đe dọa, nhưng trên các phương tiện truyền thông đã xảy ra cuộc khẩu chiến giữa phe thân ĐCST cho hay “quân đội Trung Cộng sẽ tấn công chinh phục Đài Loan” và phe chống lại cho rằng “ĐCST sẽ bị diệt vong trong cuộc chiến với Đài Loan”. Nhân cơ hội này để phân tích những khác biệt tinh tế trong thái độ hiện tại của Mỹ đối với “3 người bạn cho là nguy hiểm”.

Báo cáo của Quỹ Eurasia cho rằng Trung Cộng không phải là thành viên của “trục ma quỷ”.

Vào ngày 8/1 năm nay, Quỹ Eurasia đã công bố báo cáo rủi ro chính cho năm 2024. Báo cáo liệt kê 10 rủi ro hàng đầu, trong đó việc đối mặt với “trục ma quỷ” được xếp hạng là rủi ro cao thứ 5 trên toàn cầu. Nửa đầu phần báo cáo chủ yếu nói về việc Nga, Triều Tiên và Iran là những “nước bất hảo” mạnh nhất, họ đã cố gắng tăng cường hợp tác kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2/2022, và đến năm 2024 thì liên minh này tạo ra mối đe dọa ngày càng kinh khủng hơn cho ổn định toàn cầu, do họ tăng cường khả năng cho nhau và hành động theo cách ngày càng phối hợp và mang tính hủy diệt toàn cầu. Trong đó, Nga thành thế lực ma quỷ chủ chốt đáng gờm nhất.

Báo cáo nhắc nhở: “Điều đáng chú ý là Trung Cộng không phải là thành viên của “trục bất hảo”. Bắc Kinh chưa công khai lên án hành động xâm lược của Nga ở Ukraine, nhưng cũng không tích cực ủng hộ cuộc xâm lược và không hỗ trợ nhiều cho nỗ lực chiến tranh của ông Putin, trừ việc họ lợi dụng cơ hội mua dầu giá thấp [từ Nga] và cho phép hàng hóa lưỡng dụng [có yếu tố quân sự] tiếp tục chạy [vào Nga]”; báo cáo cũng cho biết ĐCST duy trì thế cân bằng trong quan hệ với Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất [nhằm bảo đảm lợi ích của Trung Cộng tại Trung Đông]; bên cạnh đó Bắc Kinh không muốn Nga quá gần Triều Tiên – thực chất những điều trên chỉ là nhắc lại nhận định của Mỹ về chính sách “mơ hồ về chiến lược” của ĐCST.

Kết luận của báo cáo đó thực chất là lặp lại luận điệu ngoại giao của Washington đối với Trung Cộng: Trung Cộng thường được hưởng lợi từ các hành động chống phương Tây của các bên, trên thực tế họ duy trì chính sách trung lập với những nước đó trên cở sở trong quỹ đạo của họ, thực tế những hành động lưu manh của những nước đó phát huy nhờ im lặng từ Trung Cộng. Báo cáo cuối cùng tuyên bố rằng có 4 nước chủ yếu chú ý đến sự tồn tại của chế độ cai trị và lợi ích địa chính trị. Do đó, mối quan hệ của họ ở mức độ chính là mang tính trao đổi cùng có lợi. Như nhà lý thuyết địa lý chính trị Halford Mackinder cho biết cốt lõi của địa chính trị là liên minh dựa trên lợi ích chứ không dựa trên ý thức hệ, điều này có thể thấy rõ qua trường hợp của các nước ASEAN.

Cho dù nội dung báo cáo nêu trên về cơ bản vẫn giữ nguyên giọng điệu cũ, nhưng phân tích của báo cáo ở phần “Những người bạn nguy hiểm của nước Mỹ” thì khá thực tế: “Kẻ thù của Mỹ đang trở nên nguy hiểm hơn, nhưng ngay cả những người bạn của Mỹ cũng có thể lôi Mỹ vào các cuộc xung đột leo thang trong năm nay”, theo đó “3 người bạn nguy hiểm” là Zelensky, Netanyahu và tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức. Trước đó vào ngày 11/10/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyed Austin khi tham dự cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ) đã nhấn mạnh với giới truyền thông về khả năng Mỹ cùng lúc ứng phó với “các cuộc khủng hoảng trên nhiều mặt trận”. Dư luận thường hiểu là “Có khả năng Mỹ cùng một lúc phải đối phó với ba cuộc chiến tranh. Ngoài hai cuộc chiến đã xảy ra giữa Nga – Ukraine và Israel – Hamas thì dự kiến ​​sẽ bổ sung chiến tranh eo biển Đài Loan”.

Thế khó từ Ukraine

Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2/2022, Tổng thống Joe Biden là người ủng hộ trung thành nhất của Ukraine. Ông đã cung cấp cho Ukraine 113 tỷ USD quân sự và viện trợ khác. Tuy nhiên khi chiến tranh kéo dài, sự ủng hộ chính trị trong nước Mỹ dành cho Ukraine đã suy giảm, làm suy yếu nghiêm trọng khả năng tiếp tục cung cấp viện trợ trong năm nay của ông Biden. Nếu ông Trump thắng cử vào tháng 11 tới đây, người Ukraine có thể nói lời tạm biệt với bên ủng hộ lớn nhất của họ. Dưới áp lực trong nước và thất vọng vì sự hỗ trợ của Mỹ ngày càng giảm và những khó khăn ngày càng gia tăng trên chiến trường, một Zelensky tuyệt vọng sẽ chấp nhận rủi ro lớn hơn để lật ngược tình thế và duy trì vị thế chính trị của mình trước lễ nhậm chức có thể xảy ra của ông Trump thắng cử. Điều này bao gồm các cuộc tấn công mạnh mẽ hơn vào các mục tiêu của Nga, Crimea và Biển Đen, đe dọa khiến Nga đáp trả liều lĩnh hơn và có thể buộc Mỹ phải tham gia trực tiếp hơn vào cuộc chiến.

Dự tính này đang trở thành hiện thực. Thụy Sỹ sẽ chủ tọa Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine đầu tiên vào tháng Sáu năm nay, mời hơn 160 phái đoàn từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ xác nhận hơn 80 nước sẽ tham gia hội nghị, một nửa trong số đó là các nước châu Âu. Ông Zelensky kêu gọi lãnh đạo Mỹ và Trung Cộng tham dự hội nghị thượng đỉnh nhằm thống nhất quan điểm toàn cầu về cách ngăn chặn chiến tranh và gia tăng áp lực lên ông Tổng thống Nga Putin là người không được mời tham dự.

Được biết ông Biden có thông báo do lịch trình công việc đã định nên sẽ không trực tiếp tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sĩ, trong khi Trung Cộng và Brazil đưa ra tuyên bố chung nhấn mạnh rằng “cả hai bên xung đột” nên có mặt tại bàn đàm phán. Nếu các nước quan trọng gồm Mỹ, Trung Cộng và Nga vắng mặt thì hội nghị này trở thành “hội nghị một chiều”.

Israel – đồng minh mà cả giới tinh hoa của cả hai đảng ở Mỹ đều không thể từ bỏ

Báo cáo đã tóm tắt rất chính xác mối quan hệ giữa Israel và Mỹ là “đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông và là nước nhận viện trợ nước ngoài tích lũy lớn nhất của Mỹ”. Báo cáo cũng nêu rất rõ một điều: Trong những ngày đầu của cuộc chiến Israel-Hamas, dù mối quan hệ phức tạp của Tổng thống Biden với Thủ tướng Netanyahu (Israel), ông Biden vẫn ủng hộ mạnh mẽ Israel. Nhưng hai nước nhanh chóng bắt đầu công khai bất đồng về cách tiến hành và kết quả của cuộc chiến ở Gaza, bao gồm cả về vai trò của Chính quyền Palestine trong việc lãnh đạo Gaza sau chiến tranh và tính khả thi của giải pháp hai nhà nước. Ông Biden muốn thấy chiến tranh kết thúc, trong khi ông Netanyahu có lý do chính trị và cá nhân để cho phép cuộc chiến tiếp tục, hoặc thậm chí leo thang hơn nữa.

Nhận định của báo cáo đã được thực tế chứng minh – Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối mặt với cuộc tổng tuyển cử ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan: Ông không dám từ bỏ Israel vì gần 80% người Do Thái ủng hộ Đảng Dân chủ, trong đó chủ yếu là các doanh nhân Do Thái giàu có; ông Biden cũng không dám bỏ rơi Palestine – nền tảng của Đảng Dân chủ gồm giới sinh viên, LGBTQI+ và các nhóm Hồi Giáo đã phát động hàng trăm cuộc biểu tình phản chiến. Vì ủng hộ cuộc chiến này, Mỹ và một số nước trong số các đồng minh châu Âu đang mâu thuẫn với Đức.

Vào ngày 23/5 khi phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Độc lập hàng năm của Đại sứ quán Israel, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đã thông báo rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ có bài phát biểu tại cuộc họp chung của Hạ Viện và Thượng Viện. Điều này xảy ra vào thời điểm mối quan hệ giữa Netanyahu và chính quyền Joe Biden ở Mỹ đang căng thẳng do cách Netanyahu tấn công Gaza, và các đảng viên Đảng Dân chủ Mỹ đang tức giận về điều này.

Nhận định quan hệ Mỹ – Đài Loan phù hợp với thực tế

Báo cáo nêu rõ: Chính sách “Một Trung Cộng” lâu nay của Washington và sự hợp tác an ninh với Đài Loan là rất quan trọng để ngăn chặn Trung Cộng [ĐCST] xâm lược và kiềm chế Đài Bắc tuyên bố độc lập. Mặc dù ông Biden đã nhiều lần nói rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan khỏi các cuộc tấn công của Trung Cộng, nhưng “sự mơ hồ về mặt chiến lược” vẫn là quan điểm chính, tổng thống Mỹ không muốn mạo hiểm xảy ra khủng hoảng với Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan. Báo cáo cho rằng nếu Đài Loan bầu Phó Tổng thống Lại Thanh Đức làm tổng thống, bởi vì Trung Cộng tin rằng ông là nhà lãnh đạo Đài Loan ủng hộ “Đài Loan độc lập” nhất trong thế hệ này, thì hiện trạng bất ổn ở eo biển Đài Loan sẽ sớm bị thử thách.

Hiện tại, chính sách của Mỹ đối với Trung Cộng vẫn đang trong giai đoạn “mơ hồ về mặt chiến lược”; còn chiến lược kinh tế được tóm tắt là “chiếc ghế ba chân” gồm tăng thuế quan, trợ cấp công nghệ và các biện pháp kiểm soát về an ninh quốc gia đã trở nên rõ ràng hơn, nhưng trong vấn đề Đài Loan thì chính sách “một Trung Hoa” vẫn không thay đổi. Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Lại Thanh Đức làm rõ rằng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) không phụ thuộc nhau, động thái đó làm tăng cường đe dọa về các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn của Trung Cộng. Dù vậy Mỹ tạm thời không cần lo lắng về việc bị cuốn vào cuộc chiến thứ ba này, nhưng thái độ khẳng định là duy trì hiện trạng của eo biển Đài Loan.

Bài phát biểu của ông Lại Thanh Đức vào ngày phái đoàn Mỹ đến cho thấy ông hiểu rõ thực tế. Ngay từ tháng 4/2022 – hai tháng sau khi Nga tấn công Ukraine bắt đầu, người dân Đài Loan đã tuyên bố rằng Đài Loan là “Ukraine thứ 2”, nhiều nhân vật nổi tiếng ở Đài Loan tuyên bố sẽ sử dụng cuộc chiến thông tin chung giữa Mỹ, Ukraine và Đài Loan để đánh ĐCST, trong tình hình một số thanh niên Đài Loan làm tình nguyện viên chiến đấu ở chiến trường Ukraine thì ông Lại Thanh Đức đã 2 lần công khai tuyên bố: “Đài Loan nhất quyết không thể trở thành Ukraine”. Vì vậy, trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Lại Thanh Đức sẽ chừa khoảng trống để tránh chiến tranh qua việc kiên trì với chủ trương nhất quán của mình là “Đài Loan không cần phải độc lập nữa” và “hai nước Trung Cộng và Đài Loan không phụ thuộc lẫn nhau”.

Liệu mối quan hệ giữa Mỹ và “3 người bạn nguy hiểm” nói trên của Mỹ có thể chuyển dữ thành lành không, ngoài việc phụ thuộc những kẻ thù mà họ đối mặt sẽ hành động như thế nào thì kết quả bầu cử Mỹ cũng là một biến số quan trọng, trong đó nhất là mối quan hệ với “người bạn” Ukraine, còn ông Lại Thanh Đức sẽ tiếp tục “đu dây” giữa Mỹ và Trung Cộng.

Theo Vision Times

Bài của Hà Thanh Liên

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt