Toàn văn tiếng Việt Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP): Chương 16 & 17

Hiệp Định TPP gồm có 30 chương, sau đây là  Chương 16 và 17 (các chương sau sẽ được đăng kế tiếp)

CHƯƠNG 16

CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH

Điều 16.1: Luật cạnh tranh, Cơ quan thẩm quyền và Ứng xử kinh doanh chống cạnh tranh 1

  1. Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì luật cạnh tranh quốc gia về ứng xử kinh doanh chống cạnh tranh với mục tiêu thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi cho khách hàng, và sẽ hành động phù hợp đối với ứng xử đó. Những luật này có xét đến Các nguyên tắc APEC để Nâng Cao Cạnh Tranh và Cải Cách Thể Chế được ký tại Auckland, ngày 13 tháng 9 năm 1999.
  2. Mỗi Bên phải nỗ lực áp dụng luật cạnh tranh quốc gia vào tất cả các hoạt động thương mại trong lãnh thổ của mình. 2 Tuy nhiên, mỗi Bên có thể qui định một số miễn giảm áp dụng luật cạnh tranh quốc gia miễn là những miễn giảm đó minh bạch và dựa trên cơ sở chính sách công hoặc lợi ích công chúng.
  3. Mỗi Bên sẽ duy trì một hoặc nhiều cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm thực thi luật cạnh tranh quốc gia (cơ quan thực thi cạnh tranh). Mỗi Bên phải qui định rằng chính sách thực thi của cơ quan đó hoặc các cơ quan đó phải phù hợp với các mục tiêu được nêu trong khoản 1 và không phân biệt đối xử trên cơ sở quốc tịch.

Điều 16.2. Công bằng thủ tục trong Thực thi luật cạnh tranh 3

  1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng trước khi áp đặt một lệnh trừng phạt hoặc một biện pháp chống lại một người vi phạm luật cạnh tranh quốc gia, Bên đó phải cung cấp cho người vi phạm:

(a) thông tin về những quan ngại của cơ quan thực thi cạnh tranh; (b) một cơ hội hợp lý được luật sư đại diện; và (c) cơ hội hợp lý được trình bày chứng cứ bảo vệ, trừ khi một Bên có thể qui định người đó phải trình bày chứng cứ trong khoảng thời gian hợp lý sau khi Bên đó áp đặt lệnh trừng phạt hoặc biện pháp tạm thời.

Một cách cụ thể, mỗi Bên phải cung cấp cho người đó một cơ hội hợp lý để trình bày bằng chứng hoặc lời chứng để bào chữa, bao gồm: nếu áp dụng, đưa ra phân tích của một chuyên gia có năng lực phù hợp, thẩm vấn bất kỳ nhân chứng nào; phải xem xét và bác bỏ bằng chứng đã đưa vào thủ tục tố tụng. 4

  1. Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì thủ tục văn bản căn cứ theo đó các cuộc thanh tra luật cạnh quốc gia được tiến hành. Nếu các cuộc thanh tra này không phụ thuộc vào những thời hạn nhất định, các cơ quan thực thi cạnh tranh của mỗi Bên phải nỗ lực thực hiện thanh tra trong phạm vi khung thời gian hợp lý.
  2. Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì những qui tắc thủ tục và bằng chứng áp dụng cho các thủ tục tố tụng liên quan đến những vi phạm bị cáo buộc về luật cạnh tranh quốc gia và xác định lệnh trừng phạt và các biện pháp. Những qui tắc này bao gồm thủ tục đưa ra bằng chứng, bao gồm bằng chứng của chuyên gia nếu áp dụng, và áp dụng bình đẳng cho tất cả các bên tham gia tố tụng.
  3. Mỗi Bên phải cung cấp cho người bị áp đặt lệnh trừng phạt hoặc biện pháp do vi phạm luật cạnh tranh quốc gia cơ hội xin xem xét lệnh trừng phạt hoặc biện pháp bao gồm việc xem xét những sai phạm bị cáo buộc trong tòa án theo luật của Bên đó.
  4. Mỗi Bên phải cho phép các cơ quan thực thi cạnh tranh giải quyết những sai phạm bị cáo buộc một cách tự nguyện với sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền và người chịu biện pháp thực thi.Nếu cơ quan thực thi cạnh tranh của một Bên đưa ra một công báo tiết lộ sự hiện hữu của một cuộc điều tra đang đang diễn tiến, cơ quan đó phải tránh ngụ ý trong thông báo đó rằng người được dẫn chiếu trong thông báo đã tham gia vào hành vi bị cáo buộc đó hoặc đã vi phạm luật cạnh tranh quốc gia của Bên đó.
  5. Nếu cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia của một Bên cáo buộc một vi phạm về luật cạnh tranh quốc gia, cơ quan đó phải chịu trách nhiệm thiết lập cơ sở pháp lý và thực tế cho vi phạm bị cáo buộc đó trong thủ tục thực thi 5.
  6. Mỗi Bên phải qui định việc bảo vệ thông tin bí mật kinh doanh và các thông tin khác được coi là bí mật theo luật của mình, thu được bởi các cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia trong suốt quá trình điều tra. Nếu cơ quan thực thi cạnh tranh của một Bên sử dụng hoặc có ý định sử dụng thông tin đó trong thủ tục thực thi, Bên đó phải, nếu phù hợp và được phép theo luật của mình, cung cấp thủ tục cho phép người đang bị điều tra tiếp cận kịp thời thông tin cần thiết để chuẩn bị kế hoạch bảo vệ thích đáng trước những cáo buộc của cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia.
  7. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các cơ quan thực thi cạnh tranh của mình phải cung cấp cho người đang bị điều tra về khả năng vi phạm luật cạnh tranh quốc gia của Bên mình cơ hội hợp lý để tham vấn với các cơ quan thực thi cạnh tranh về những vấn đề pháp lý, thực tế hoặc mang tính thủ tục phát sinh trong suốt quá trình điều tra.

Điều 16.3: Quyền hành động riêng 6

  1. Đối với các mục đích của Điều này, “quyền hành động riêng” có nghĩa là quyền của một người đòi bồi thường bao gồm các biện pháp cưỡng chế, tiền tệ hoặc biện pháp khác, từ tòa án hoặc tòa án độc lập khác đối với sự tổn hại gây ra cho công việc làm ăn hoặc tài sản của người đó bởi việc vi phạm luật cạnh tranh quốc gia, một cách độc lập hoặc sau khi cơ quan thực thi phát hiện ra vi phạm.
  2. Nhận ra quyền hành động riêng là một yếu tố bổ sung quan trọng cho việc thực thi công khai luật cạnh tranh quốc gia, mỗi Bên nên thông qua hoặc duy trì các điều luật hoặc các biện pháp khác qui định quyền hành động riêng.
  3. Nếu một Bên không thông qua hoặc duy trì các điều luật hoặc các biện pháp khác qui định quyền hành động riêng, Bên đó nên thông qua hoặc duy trì các điều luật hoặc các biện pháp khác qui định quyền cho phép một người:

(a) đề nghị cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia khởi xướng một cuộc điều tra đối với vi phạm luật cạnh tranh quốc gia bị cáo buộc; và(b) đòi bồi thường từ tòa án hoặc tòa án độc lập khác sau khi cơ quan thực thi cạnh tranh phát hiện vi phạm.

  1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng quyền được qui định theo khoản 2 hoặc 3 phải được thiết lập cho những người của một Bên khác theo những điều khoản không kém thuận lợi so với quyền được thiết lập cho những người của mình.
  2. Một Bên có thể thiết lập các tiêu chí hợp lý để thực hiện bất quyền nào mình tạo ra hoặc duy trì theo Điều này.

Điều 16.4: Hợp tác

  1. Các Bên nhận ra tầm quan trọng của sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan thực thi cạnh tranh tương ứng của mình nhằm thúc đẩy việc thực thi hiệu quả luật cạnh tranh trong khu vực thương mại tự do. Theo đó, mỗi Bên phải:

(a) hợp tác trong chính sách cạnh tranh bằng việc trao đổi thông tin về sự phát triển của chính sách cạnh tranh; và

(b) hợp tác, nếu phù hợp, về những vấn đề thực thi luật cạnh tranh bao gồm thông qua việc thông báo, tham vấn và trao đổi thông tin.

  1. Các cơ quan thực thi cạnh tranh của một Bên có thể xem xét việc ký kết một thỏa thuận hợp tác với các cơ quan thực thi cạnh tranh của Bên kia đưa ra các điều khoản hợp tác được hai bên chấp thuận.
  2. Các Bên đồng ý hợp tác theo một cách phù hợp với luật lệ, qui định và những lợi ích quan trọng tương ứng của từng Bên, và trong phạm vi các nguồn lực sẵn có của họ.

Điều 16.5: Hợp tác kỹ thuật

Nhận ra rằng các Bên có thể hưởng lợi bằng cách chia sẻ kinh nghiệm đa dạng của mình về phát triển, áp dụng và thực thi luật cạnh tranh cũng như phát triển và thực thi các chính sách cạnh tranh, các Bên sẽ xem xét tiến hành các hoạt động hợp tác kỹ thuật được thỏa thuận đôi bên trong phạm vi các nguồn lực có sẵn, bao gồm:

(a) cung cấp ý kiến tham mưu hoặc đào tạo về những vấn đề liên quan, bao gồm việc trao đổi cán bộ;

(b) trao đổi thông tin và kinh nghiệm về chủ trương cạnh tranh, bao gồm các phương án thúc đẩy văn hóa cạnh tranh; và

(c) hỗ trợ một Bên khi Bên đó thực hiện một luật cạnh tranh quốc gia mới.

Điều 16.6: Bảo vệ khách hàng

  1. Các Bên nhận ra tầm quan trọng của chính sách bảo vệ khách hàng và việc thực thi hướng đến tạo ra các sản phẩm hiệu quả và cạnh tranh đồng thời nâng cao phúc lợi khách hàng trong khu vực thương mại tự do.
  2. Vì những mục đích của Điều này, các hoạt động thương mại gian dối và lừa đảo ám chỉ đến các hoạt động thương mại gây tổn hại cho khách hàng, hoặc tạo mối đe dọa về sự tổn hại đó nếu không được ngăn chặn, ví dụ:

(a) hoạt động trình bày sai lệch dữ kiện bao gồm những sai lệch dữ kiện được ngụ ý gây tổn hại đáng kể đến lợi ích kinh tế của khách hàng;

(b) không giao sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng sau khi đã được thanh toán; hoặc

(c) hoạt động thu hoặc rút tiền từ tài khoản tài chính, điện thoại hoặc tài khoản khác của khách hàng mà không được phép.

  1. Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì luật bảo vệ khách hàng hoặc các luật khác hoặc những qui định về các hoạt động thương mại gian dối. 7
  2. Các Bên nhận thấy các hoạt động thương mại gian dối ngày càng vượt ngoài phạm vi quốc gia và việc hợp tác và phối hợp giữa các Bên là thiết yếu để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.
  3. Theo đó, các Bên sẽ thúc đẩy, nếu phù hợp, sự hợp tác và phối hợp về các vấn đề lợi ích đôi bên liên quan đến các hoạt động thương mại gian dối bao gồm việc thực thi luật bảo vệ khách hàng của mình.
  4. Các Bên sẽ nỗ lực hợp tác và phối hợp về những vấn đề được nêu trong Điều này thông qua các cơ quan nhà nước quốc gia hoặc các cán bộ chịu trách nhiệm về chính sách, luật pháp hoặc thực thi bảo vệ khách hàng, như được xác định bởi mỗi Bên và phù hợp với luật pháp, qui định và những ích lợi tương ứng của họ, và trong phạm vi các nguồn lực sẵn có.

Điều 16.7: Tính minh bạch

  1. Các Bên nhận ra giá trị của việc làm thế nào để cho các chính sách thực thi cạnh tranh của mình càng minh bạch càng tốt.
  2. Nhận thấy giá trị của Cơ sở dữ liệu của Luật và Chính sách cạnh tranh APEC trong việc nâng cao tính minh bạch của luật pháp và chính sách cạnh tranh quốc gia, và các hoạt động thực thi, mỗi Bên phải nỗ lực duy trì và cập nhật thông tin của mình trên cơ sở dữ liệu đó.
  3. Theo yêu cầu của một Bên, Bên kia phải chuyển đến Bên đề nghị các thông tin bao gồm:

(a) các chính sách và hoạt động thực thi luật cạnh tranh của mình: và

(b) các miễn giảm và miễn trừ luật cạnh tranh quốc gia miễn là đề nghị nêu rõ hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể và thị trường quan tâm và bao gồm thông tin giải thích cách thức mà việc miễn giảm hoặc miễn trừ có thể ngăn cản thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.

  1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng quyết định cuối cùng khi phát hiện vi phạm luật cạnh tranh quốc gia của mình phải được lập thành văn bản và nêu rõ, trong các vấn đề không phải hình sự, những kết luận điều tra và lý giải, bao gồm, nếu áp dụng, phân tích pháp lý và kinh tế mà quyết định được căn cứ vào.
  2. Mỗi Bên còn phải đảm bảo rằng quyết định cuối cùng như được dẫn chiếu trong khoản 4 và bất kỳ lệnh nào thực hiện quyết định đó phải được công bố, hoặc nếu việc công bố không thể thực hiện được, phải được cung cấp đến công chúng theo cách tạo điều kiện cho những người quan tâm và các Bên khác làm quen với chúng. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng văn bản quyết định hoặc mệnh lệnh được cung cấp đến công chúng không bao gồm thông tin mật cần được bảo vệ theo luật pháp của mình.

Điều 16.8: Tham vấn

Để thúc đẩy sự hiểu biết giữa các Bên, hoặc để xử lý những vấn đề cụ thể phát sinh theo Chương này, theo đề nghị của một Bên, Bên kia phải tiến hành tham vấn với Bên đề nghị.

Điều 16.9. Không áp dụng giải quyết tranh chấp

Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với bất kỳ vấn đề nào phát sinh theo Chương này.

———————————————————-

1 Điều này thuộc phạm vi Phụ lục 16-A (Áp dụng Điều 16.2, 16.3 và 16.4 cho Brunei)

2 Để rõ hơn, không gì trong khoản 2 sẽ được hiểu là ngăn cản một Bên áp dụng luật cạnh tranh của mình vào các hoạt động thương mại diễn ra bên ngoài lãnh thổ của mình nơi có những ảnh hưởng chống cạnh tranh..

3 Điều này thuộc phạm vi Phụ lục 16-A (Áp dụng Điều 16.2, 16.3 và 16.4 cho Brunei)

4 Đối với những mục đích của Điều này, “các thủ tục thực thi” có nghĩa là các thủ tục tư pháp hoặc hành chính sau cuộc điều tra về vi phạm bị cáo buộc đối với luật cạnh tranh.5 Không gì trong khoản 7 ngăn cản một Bên yêu cầu người bị cáo buộc vi phạm có trách nhiệm đưa ra một số chi tiết để bảo chữa cáo buộc.

6 Điều này thuộc phạm vi Phụ lục 16-A (Áp dụng Điều 16.2, 16.3 và 16.4 cho Brunei)7   Để rõ hơn, các điều luật hoặc qui định mà một Bên thông qua hoặc duy trì đối với những hoạt động này về bản chất có thể là dân sự hoặc hình sự.


CHƯƠNG 17

CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ ĐỘC QUYỀN

Điều 17.1: Định nghĩa

Mục đích của Chương này:

Tổ chức có nghĩa là Tổ chức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, được phát triển trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hoặc một doanh nghiệp kế vị, được phát triển trong hay ngoài khuôn khổ OECD, đã được thông qua bởi ít nhất 12 thành viên WTO ban đầu cũng là những thành viên của Tổ chức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1979.Các hoạt động thương mại có nghĩa là các hoạt động mà một doanh nghiệp tiến hành với định hướng tạo ra lợi nhuận và dẫn đến việc sản xuất một mặt hàng hoặc cung cấp một dịch vụ sẽ được bán cho một khách hàng trong thị trường liên quan theo khối lượng và với mức giá do doanh nghiệp đó quyết định; 2

Xem xét thương mại là giá cả, chất lượng, tính sẵn có, khả năng tiếp thị, vận chuyển và các điều khoản khác của việc mua hoặc bán; hoặc các yếu tố khác thường được xét trong các quyết định thương mại của một doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực hoặc ngành nghề liên quan;

Chỉ định là thiết lập, chỉ định hoặc ủy quyền cho một đơn vị độc quyền, hoặc mở rộng phạm vi độc quyền đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung;

Đơn vị độc quyền được chỉ định là một đơn vị sở hữu tư nhân được chỉ định sau khi Hiệp định này đi vào hiệu lực và bất kỳ đơn vị độc quyền nhà nước nào mà một Bên chỉ định hoặc đã chỉ định;

Đơn vị độc quyền nhà nước là một đơn vị độc quyền được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các ích lợi sở hữu bởi một Bên hoặc bởi một đơn vị độc quyền nhà nước khác;

Quỹ hưu độc lập là một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các ích lợi sở hữu bởi một Bên mà Bên đó:

(a) tiến hành độc quyền các hoạt động dưới đây:

(i) quản lý hoặc cung cấp một kế hoạch hưu trí, nghỉ việc, phúc lợi xã hội, khuyết tật, tử vong hoặc các lợi ích cho người lao động chủ yếu là vì quyền lợi của các thể nhân vốn là những người đóng góp vào kế hoạch đó và những người thụ hưởng của họ, hoặc

(ii) đầu tư tài sản của những kế hoạch này;

(b) có nhiệm vụ ủy thác cho những thể nhân được dẫn chiếu trong điểm (a);và(c) không phụ thuộc vào chỉ thị đầu tư của chính phủ Bên đó; 3 thị trường nghĩa là thị trường địa lý và thương mại của một hàng hóa hoặc dịch vụ; đơn vị độc quyền là một tổ chức, kể cả một tổ hợp công ty hoặc cơ quan nhà nước, mà trong một thị trường liên quan thuộc lãnh thổ của một Bên được chỉ định như là nhà cung cấp hoặc người mua duy nhất đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ, nhưng không bao gồm tổ chức được đã được cấp quyền sở hữu trí tuệ độc quyền;Hỗ trợ phi thương mại 4 là sự hỗ trợ dành cho một doanh nghiệp nhà nước bởi việc sở hữu hoặc kiểm soát nhà nước của doanh nghiệp đó, theo đó:

(a) “hỗ trợ” có nghĩa:

(i) chuyển vốn trực tiếp, vốn tiềm năng hoặc các khoản nợ phải trả như:

  1. các khoản tài trợ hoặc tha nợ
  2. các khoản vay, bảo đảm vốn vay hoặc các khoản tài chính khác với những điều khoản thuận lợi hơn so với các điều khoản thương mại đang áp dụng cho doanh nghiệp đó; hoặc C. vốn chủ sở hữu không theo hình thức đầu tư thông thường (kể cả việc cung cấp vốn rủi ro) của các nhà đầu tư tư nhân; hoặc

        (ii) hàng hóa hoặc dịch vụ không phải là hạ tầng chung theo những điều khoản thuận lợi hơn so với các điều khoản thương mại đang áp dụng cho doanh nghiệp đó;

(b) “bởi việc sở hữu hoặc kiểm soát nhà nước đối với doanh nghiệp đó” nghĩa là:

(i) Bên đó hoặc bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của Bên đó rõ ràng muốn hạn chế tiếp cận hỗ trợ đối với bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của mình;

(ii) Bên đó hoặc bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của Bên đó cung cấp hỗ trợ mà chủ yếu được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhà nước của Bên đó;

(iii) Bên đó hoặc bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của Bên đó cung cấp một khoản trợ giúp lớn khác thường cho các doanh nghiệp nhà nước của Bên đó; hoặc

(iv) Bên đó hoặc bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của Bên đó ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước của mình thông qua việc sử dụng quyền tự quyết định trong việc cung cấp hỗ trợ;

Chỉ thị dịch vụ công ích là chỉ thị của chính phủ căn cứ theo đó một doanh nghiệp sở hữu nhà nước đưa một dịch vụ, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến với công chúng trong lãnh thổ của mình;6Quỹ đầu tư quốc gia nghĩa là một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các ích lợi sở hữu bởi một Bên mà Bên đó:

(a) hoạt động chủ yếu như là một quỹ đầu tư cho mục đích đặc biệt7 đối với việc quản lý tài sản, đầu tư và các hoạt động liên quan, sử dụng các tài sản tài chính của một Bên; và (b) là Thành viên của Diễn đàn quốc tế các quỹ đầu tư quốc gia hoặc phê chuẩn các Nguyên tắc và thông lệ được chấp nhận chung (“Các nguyên tắc Santiago”) được ban hành bởi Nhóm công tác quốc tế của Quỹ đầu tư quốc gia, tháng 10 năm 2008, hoặc các nguyên tắc và thông lệ khác có thể được đồng ý bởi các Bên; và bao gồm bất kỳ phương tiện cho mục đích đặc biệt nào được thiết lập chủ yếu cho các hoạt động được mô tả trong khoản (a) được sở hữu hoàn toàn bởi doanh nghiệp đó hoặc Bên đó nhưng được quản lý bởi doanh nghiệp; và

Doanh nghiệp sở hữu nhà nước là một doanh nghiệp:

(a) về nguyên tắc là tham gia vào các hoạt động thương mại; và

(b) trong đó một Bên:

(i) trực tiếp sở hữu hơn 50% vốn cổ phần;

(ii) kiểm soát, thông qua những ích lợi sở hữu, hơn 50% quyền bỏ phiếu; hoặc

(iii) có quyền bổ nhiệm đa số thành viên của ban giám đốc hoặc bất kỳ cơ quan quản lý tương đương khác.

Điều 17.2: Phạm vi 8

  1. Chương này áp dụng đối với các hoạt động của doanh nghiệp sở hữu nhà nước và các đơn vị độc quyền được chỉ định của một Bên vốn tạo ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên trong khu vực thương mại tự do. 9
  2. Không điều gì trong Chương này ngăn cản một ngân hàng trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền về tiền tệ của một Bên thực hiện các hoạt động điều tiết hoặc giám sát, hoặc tiến hành các chính sách tiền tệ hoặc liên quan đến tín dụng, và chính sách ngoại hối.
  3. Không điều gì trong Chương này ngăn cản cơ quan quản lý điều hành tài chính của một Bên, bao gồm tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hoặc hiệp hội khác thực hiện thẩm quyền điều tiết và giám sát đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính.4. Không điều gì trong Chương này ngăn cản một Bên, hoặc một trong những doanh nghiệp nhà nước của họ tiến hành các hoạt động cho mục đích giải quyết một tổ chức tài chính đang hoặc đã thất bại, hoặc bất kỳ doanh nghiệp đang hoặc đã thất bại nào về cơ bản có tham gia cung cấp các dịch vụ tài chính.
  4. Chương này không áp dụng đối với quỹ đầu tư quốc gia của một Bên 10,Ngoại trừ:

(a) Điều 17.6.1 và Điều 17.6.3 (Trợ giúp phi thương mại) áp dụng đối với việc cung cấp gián tiếp trợ giúp phi thương mại của một Bên thông qua quỹ đầu tư quốc gia; và

(b) Điều 17.6.2 (Trợ giúp phi thương mại) áp dụng đối với việc cung cấp gián tiếp trợ giúp phi thương mại của một Bên thông qua quỹ đầu tư quốc gia; và

  1. Chương này không áp dụng đối với:

(a) quỹ hưu độc lập của một Bên; hoặc

(b) một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một quỹ hưu độc lập của một Bên, ngoại trừ:

(i) Điều 17.6.1 và Điều 17.6.3 (Trợ giúp phi thương mại) áp dụng đối với việc cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trợ giúp phi thương mại của một Bên cho một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi quỹ hưu độc lập; và

(ii) Điều 17.6.1 và Điều 17.6.3 (Trợ giúp phi thương mại) áp dụng đối với việc cung cấp gián tiếp trợ giúp phi thương mại của một Bên thông qua một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi quỹ hưu độc lập.

  1. Chương này không áp dụng đối với mua sắm công.
  2. Không điều gì trong Chương này ngăn cản một doanh nghiệp nhà nước của một Bên cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ độc quyền cho Bên đó vì các mục đích tiến hành chức năng chính phủ của họ.
  3. Không điều gì trong Chương này được hiểu là ngăn cản một Bên:

(a) thiết lập hoặc duy trì một doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp sở hữu nhà nước; hoặc

(b) chỉ định một đơn vị độc quyền.

  1. Điều 17.4 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại), Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại), và Điều 17.10 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng đối với bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp để thực hiện thẩm quyền nhà nước. 11
  2. Điều 17.4.1(b), Điều 17.4.1(c), Điều 17.4.2(b), và Điều 17.4.2(c) (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) sẽ không áp dụng trong phạm vi mà một doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc đơn vị độc quyền của một Bên thực hiện mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ căn cứ theo:

(a) bất kỳ biện pháp không phù hợp nào hiện có mà Bên đó duy trì, tiếp tục, thay thế hoặc sửa đổi phù hợp với Điều 9.11.1, Điều 10.7.1 hoặc Điều 11.10.1 (Các biện pháp không phù hợp) như được nêu trong Kế hoạch của mình tại Phụ lục I, hoặc Mục A của Kế hoạch tại Phụ Lục III; hoặc

(b) bất kỳ biện pháp không phù hợp nào mà Bên đó thông qua hoặc duy trì đối với các ngành nghề hoặc các lĩnh vực phù hợp với Điều 9.11.1, Điều 10.7.1 hoặc Điều 11.10.1 (Các biện pháp không phù hợp) như được nêu trong Kế hoạch của mình tại Phụ lục II, hoặc Mục B của Kế hoạch tại Phụ Lục III.

Điều 17.3: Thẩm quyền được giao phó

Mỗi Bên phải đảm bảo rằng khi các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền được chỉ định của mình thực hiện thẩm quyền điều tiết, hành chính hoặc chức năng nhà nước khác mà Bên đó đã chỉ thị hoặc giao phó, các tổ chức này phải thực hiện theo một phương thức không được đi ngược với nghĩa vụ của Bên mình theo Nghị định này.12

Điều 17.4: Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại

  1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng một trong những doanh nghiệp nhà nước của mình, khi tiến hành các hoạt động thương mại:(a) phải ứng xử phù hợp với những xem xét thương mại khi mua bán một hàng hóa hoặc dịch vụ, ngoại trừ phải thực hiện đầy đủ bất kỳ điều khoản nào trong chỉ thị dịch vụ công ích của mình vốn không đi ngược với điểm (c)(ii);(b) khi mua một hàng hóa hoặc dịch vụ,(i) phải dành cho hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp của Bên kia qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với một hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự được cung cấp bởi doanh nghiệp của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ quốc gia không thuộc khối TPP;

(ii) phải dành cho hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một doanh nghiệp vốnlà một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trong lãnh thổ của Bên mình một qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với một hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự được cung cấp bởi các doanh nghiệp tại thị trường liên quan trong lãnh thổ của Bên mình vốn cũng là các đối tượng đầu tư của các nhà đầu tư của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ quốc gia nào không thuộc TPP; và

(c) khi bán một hàng hóa hoặc dịch vụ,

(i) phải dành cho doanh nghiệp của Bên kia qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với các doanh nghiệp của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ quốc gia nào không thuộc TPP; và

(ii) phải dành cho một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trong lãnh thổ của Bên mình một qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với các doanh nghiệp tại thị trường liên quan trong lãnh thổ của Bên mình vốn cũng là các đối tượng đầu tư của các nhà đầu tư của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ quốc gia nào không thuộc TPP; và13

  1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng một trong những đơn vị độc quyền được chỉ định của mình:

(a) phải ứng xử phù hợp với những xem xét thương mại khi mua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ độc quyền trong thị trường liên quan, ngoại trừ phải thực hiện đầy đủ bất kỳ điều khoản nào trong qui định của mình vốn không đi ngược với các điểm (b), (c) hoặc (d); và

(b) khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ độc quyền,

(i) phải dành cho hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp của Bên kia qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với một hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự được cung cấp bởi doanh nghiệp của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ quốc gia nào không thuộc TPP;(ii) phải dành cho hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trong lãnh thổ của Bên mình một qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với một hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự được bán bởi các doanh nghiệp tại thị trường liên quan trong lãnh thổ của Bên mình vốn cũng là các đối tượng đầu tư của các nhà đầu tư của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ quốc gia nào không thuộc TPP; và

(c) khi bán hàng hóa hoặc dịch vụ độc quyền,

(i) phải dành cho doanh nghiệp của Bên kia qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với các doanh nghiệp của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ quốc gia nào không thuộc TPP; và(ii) phải dành cho một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trong lãnh thổ của Bên mình một qui tắc đối xử không kém thuận lợi so với các doanh nghiệp tại thị trường liên quan trong lãnh thổ của Bên mình vốn cũng là các đối tượng đầu tư của các nhà đầu tư của Bên mình, Bên kia hoặc bất kỳ quốc gia nào không thuộc TPP; và

(d) không sử dụng vị thế độc quyền của mình để tiến hành, trực tiếp hay gián tiếp, kể cả việc thông qua các giao dịch làm ăn với công ty mẹ, công ty con hoặc các tổ chức khác mà Bên mình hoặc đơn vị độc quyền của mình sở hữu, các hoạt động chống cạnh tranh trong một thị trường không độc quyền trong lãnh thổ của mình vốn tạo tác động tiêu cực đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.14

  1. Khoản 1(b) và (c) và khoản 2(b) và (c) không ngăn cản một doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc đơn vị độc quyền được chỉ định:

(a) mua hoặc bán các hàng hóa hoặc dịch vụ theo những điều khoản khác nhau kể cả những điều khoản liên quan đến giá cả; hoặc

(b) từ chối mua hoặc bán các hàng hóa hoặc dịch vụ,

miễn là việc đối xử phân biệt hoặc từ chối phải được thực hiện theo những xem xét thương mại.

Điều 17.5: Tòa án và các cơ quan hành chính

  1. Mỗi Bên phải trao cho các tòa án của mình thẩm quyền đối với các khiếu kiện dân sự chống lại một doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các ích lợi sở hữu bởi một nước ngoại bang trên cơ sở hoạt động thương mại được tiến hành trên lãnh thổ của mình. 15 Điều này không được hiểu là yêu cầu một Bên trao thẩm quyền đối với các khiếu kiện dân sự đó nếu nó không trao thẩm quyền đối với các khiếu kiện tương tự chống lại các doanh nghiệp không được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các ích lợi sở hữu bởi một quốc gia ngoại bang. 2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng bất kỳ cơ quan hành chính nào mà mình thiết lập hoặc duy trì qui định về một doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện quyền tự quyết của mình theo cách không thiên vị đối với các doanh nghiệp mà mình qui định kể cả các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước.16

Điều 17.6: Trợ giúp phi thương mại

  1. Không Bên nào được gây 17 bất lợi đến lợi ích của Bên kia qua việc sử dụng trợ giúp phi thương mại mà mình cung cấp, trực tiếp hay gián tiếp 18, đến bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước nào của mình đối với:

(a) sản xuất và bán một hàng hóa bởi doanh nghiệp nhà nước;

(b) cung cấp một dịch vụ bởi doanh nghiệp nhà nước từ lãnh thổ của Bên mình sang lãnh thổ của Bên kia;(c) cung cấp một dịch vụ trên lãnh thổ của Bên kia thông qua một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư trong lãnh thổ của Bên đó hoặc một Bên thứ ba.

  1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà nước của mình không nên gây bất lợi đến lợi ích của Bên kia qua việc sử dụng trợ giúp phi thương mại mà doanh nghiệp nhà nước cung cấp đến bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào của mình đối với:

(a) sản xuất và bán một hàng hóa bởi doanh nghiệp nhà nước;

(b) cung cấp một dịch vụ bởi doanh nghiệp nhà nước từ lãnh thổ của Bên mình sang lãnh thổ của Bên kia;(c) cung cấp một dịch vụ trên lãnh thổ của Bên kia thông qua một doanh nghiệp vốn là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trên lãnh thổ của Bên đó hoặc một Bên thứ ba.3.  Không Bên nào được gây tổn hại đến ngành công nghiệp nội địa của Bên kia thông qua việc sử dụng trợ giúp phi thương mại mà mình cung cấp, trực tiếp hay gián tiếp, đến bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước nào của mình cũng là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trên lãnh thổ của Bên kia trong những trường hợp khi:

(a) sự trợ giúp phi thương mại được cung cấp cho việc sản xuất và bán một hàng hóa bởi doanh nghiệp nhà nước trên lãnh thổ của Bên kia; và

(b) một hàng hóa tương tự được sản xuất và bán trên lãnh thổ của Bên kia bởi ngành công nghiệp nội địa của Bên đó.20

  1. Một dịch vụ được cung cấp bởi một doanh nghiệp nhà nước của một Bên trong phạm vi lãnh thổ của Bên đó sẽ được coi là không gây ra những ảnh hưởng bất lợi. 21

Điều 17.7: Những ảnh hưởng bất lợi

  1. Vì mục đích của các khoản 1 và 2 của Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại), những ảnh hưởng bất lợi phát sinh khi:

(a) Ảnh hưởng của trợ giúp phi thương mại đó là việc sản xuất và bán một hàng hóa bởi doanh nghiệp nhà nước của một Bên nhận được sự trợ giúp phi thương mại đó sẽ chiếm chỗ hoặc ngăn cản việc nhập khẩu một hàng hóa tương tự của Bên kia vào thị trường Bên mình hoặc bán một hàng hóa tương tự được sản xuất bởi một doanh nghiệp cũng là một đối tượng đầu tư được bảo lãnh trên lãnh thổ của Bên mình.

(b) Ảnh hưởng của trợ giúp phi thương mại đó là việc sản xuất và bán một hàng hóa bởi doanh nghiệp nhà nước của một Bên nhận được sự trợ giúp phi thương mại đó sẽ chiếm chỗ hoặc ngăn cản: (i) việc bán trên thị trường của Bên kia một hàng hóa tương tự được sản xuất bởi một doanh nghiệp vốn là đối tượng đầu tư được bảo lãnh trên lãnh thổ của Bên đó, hoặc nhập khẩu một mặt hàng tương tự của Bên kia; hoặc(ii) nhập khẩu một mặt hàng tương tự của Bên kia từ thị trường của nước ngoài khối TPP;(c) Ảnh hưởng của trợ giúp phi thương mại đó sự hạ giá đáng kể của một hàng hóa được sản xuất bởi doanh nghiệp nhà nước của một Bên nhận được sự trợ giúp phi thương mại đó và được bán ra bởi doanh nghiệp đó: (i) trên thị trường của một Bên khi so sánh giá trên cùng thị trường việc nhập khẩu một hàng hóa tương tự của Bên kia hoặc một hàng hóa tương tự được sản xuất bởi một doanh nghiệp cũng là đối tượng đầu tư được bảo lãnh trên lãnh thổ của Bên đó;(ii) trên thị trường của một quốc gia không thuộc khối TPP khi so sánh với giá trong cùng thị trường nhập khẩu một hàng hóa tương tự của Bên kia;(d) Ảnh hưởng của trợ giúp phi thương mại đó là các dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp nhà nước của một Bên nhận được sự trợ giúp phi thương mại đó sẽ chiếm chỗ hoặc ngăn cản vào thị trường của Bên kia một dịch vụ tương tự được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ của Bên đó hoặc Bên thứ ba; hoặc

(e) Ảnh hưởng của trợ giúp phi thương mại là sự hạ giá đáng kể của một dịch vụ được cung cấp trên thị trường của Bên kia bởi doanh nghiệp nhà nước của một Bên nhận được sự trợ giúp phi thương mại đó khi so sánh giá của dịch vụ tương tự được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ của Bên đó hoặc Bên thứ ba trong cùng thị trường;

  1. Với mục đích của các điểm (a), (b), và (d) của khoản 1, việc chiếm chỗ hoặc ngăn cản một hàng hóa hoặc dịch vụ bao gồm bất cứ trường hợp nào đã được chứng minh rằng có một sự thay đổi đáng kể về thị phần đối với sự bất lợi của hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự. “Sự thay đổi đáng kể về thị phần” bao gồm bất kỳ những tình huống dưới đây:

(a) có sự gia tăng đáng kể về thị phần của hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước của một Bên;(b) thị phần của hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước của một Bên vẫn ổn định trong những tình huống mà lẽ ra đã giảm sút đáng kể nếu không có sự trợ giúp phi thương mại; hoặc

(c) thị phần của hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước của một Bên giảm sút nhưng ở tốc độ chậm hơn nhiều so với trường hợp không có sự trợ giúp phi thương mại. Sự thay đổi này phải tự biểu hiện trong một giai đoạn đại diện hợp lý đủ để chứng minh xu hướng rõ ràng trong sự phát triển thị trường đối với hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan mà trong những tình huống bình thường ít nhất là một năm.

  1. Đối với các mục đích của các điểm (c) và (e) của khoản 1, việc hạ giá sẽ bao gồm bất kỳ trường hợp nào trong đó việc hạ giá được thể hiện thông qua so sánh hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước với giá của hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự.
  2. Việc so sánh giá trong khoản 3 sẽ được thực hiện tại cùng cấp độ thương mại và tại những thời điểm so sánh, có xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc so sánh giá. Nếu việc so sánh trực tiếp các giao dịch là không thể, sự tồn tại của hạ giá có thể được thể hiện trên một số cơ sở hợp lý khác, như là, trong trường hợp hàng hóa, so sánh các giá trị đơn vị.
  3. Sự trợ giúp phi thương mại mà một Bên cung cấp

(a) trước khi ký Hiệp định này, hoặc

(b) trong vòng ba năm sau khi ký Hiệp định này căn cứ theo một điều luật được ban hành, hoặc nghĩa vụ hợp đồng được thực hiện trước khi ký Hiệp định này

Sẽ được coi là không gây những ảnh hưởng bất lợi.

  1. Đối với các mục đích của Điều 17.6(b) và 17.6.2(b), những ảnh hưởng bất lợi được coi là không phát sinh từ việc vốn hóa ban đầu của một doanh nghiệp nhà nước, hoặc việc mua lại lợi ích chi phối của một Bên trong một doanh nghiệp về cơ bản có tham gia vào việc cung cấp dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ của Bên đó.

Điều 17.8: Tổn hại

  1. Đối với các mục đích của Điều 17.6.3 (Trợ giúp phi thương mại), thuật ngữ “tổn hại” được đưa ra để ám chỉ đến sự tổn hại vật chất đối với một ngành công nghiệp nội địa, sự đe dọa tổn hại vật chất đến ngành công nghiệp nội địa hoặc sự trì trệ trong việc thiết lập một ngành công nghiệp như vậy. Việc xác định tổn hại vật chất được dựa trên bằng chứng tích cực và bao gồm việc xem xét khách quan các yếu tố liên quan, bao gồm khối lượng sản xuất được tạo ra bởi đối tượng đầu tư nhận được sự trợ giúp phi thương mại, ảnh hưởng của việc sản xuất như vậy đến giá cả của những hàng hóa tương tự được sản xuất và bán bởi ngành công nghiệp nội địa cũng như sự ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các hàng hóa tương tự.23
  2. Đối với khối lượng sản xuất của đối tượng đầu tư nhận được sự trợ giúp thương mại, cần phải xem xét liệu đã có sự gia tăng đáng kể về khối lượng sản xuất hay không, xét các điều khoản tuyệt đối hoặc tương đối về sản xuất hoặc tiêu thụ trong lãnh thổ của Bên mà sự tổn hại được cho là đã xảy ra. Đối với sự ảnh hưởng của sản xuất lên giá cả, phải xem xét liệu có sự hạ giá của những hàng hóa được sản xuất và bán ra bởi đối tượng đầu tư được bảo lãnh hay không khi so sánh với giá của những hàng hóa tương tự được sản xuất và bán bởi ngành công nghiệp nội địa, hoặc liệu sự ảnh hưởng của việc sản xuất đó có đẩy giá xuống thấp đáng kể hay ngăn cản sự tăng giá, mà lẽ ra đã xảy ra ở một mức độ đáng kể. Không có bất kỳ điều gì trong những yếu tố này có thể đưa ra chỉ dẫn quyết định.
  3. Việc xem xét các tác động đến ngành công nghiệp nội địa của những hàng hóa được sản xuất và bán ra bởi đối tượng đầu tư nhận được sự trợ giúp phi thương mại bao gồm việc đánh giá các yếu tố và chỉ số kinh tế liên quan ảnh hưởng đến trạng thái của ngành công nghiệp như sự giảm sút thực tế và tiềm năng về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, hiệu suất, hoàn vốn đầu tư hoặc tận dụng năng lực; các yếu tố ảnh hưởng đến giá nội địa; những ảnh hưởng tiêu cực thực tế và tiềm năng về dòng tiền, hàng tồn kho, việc làm, thu nhập, sự tăng trưởng, khả năng tăng vốn hoặc đầu tư và, trong trường hợp nông nghiệp, liệu đã có một gánh nặng gia tăng lên các chương trình hỗ trợ của chính phủ hay không. Danh sách này không đầy đủ và một hay một vài yếu tố trên đây cũng không thể đưa ra chỉ dẫn quyết định.
  4. Phải thể hiện được rằng hàng hóa sản xuất và bán ra bởi đối tượng đầu tư đang, qua những ảnh hưởng 24 của trợ giúp phi thương mại, gây ra sự tổn hại trong phạm vi ý nghĩa của Điều này. Việc thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các hàng hóa đề cập trên đây cũng như sự tổn hại đến ngành công nghiệp nội địa sẽ dựa trên việc xem xét tất cả bằng chứng liên quan.  Bất kỳ yếu tố nào được biết đến không phải là hàng hóa được sản xuất bởi đối tượng đầu tư vốn gây tổn hại đến ngành công nghiệp nội địa sẽ được xem xét, và những sự tổn hại gây ra bởi những yếu tố đó không thể gán cho hàng hóa được sản xuất và bán ra bởi đối tượng đầu tư nhận được trợ giúp phi thương mại. Những yếu tố có thể liên quan về mặt này gồm khối lượng và giá cả của các hàng hóa tương tự trên thị trường, sự co rút về nhu cầu hoặc những thay đổi về các mô hình tiêu thụ, sự phát triển về công nghệ, hoạt động và hiệu suất xuất khẩu của ngành công nghiệp nội địa.
  5. Việc xác định mối đe dọa về tổn hại vật chất sẽ căn cứ vào các yếu tố chứ không đơn thuần là dựa vào các luận điệu, phỏng đoán hoặc khả năng suy xét từ xa. Việc xác định mối đe dọa về tổn hại vật chất sẽ được xem xét với sự lưu tâm đặc biệt.  Sự thay đổi về những hoàn cảnh vốn sẽ tạo ra một tình huống theo đó sự trợ giúp phi thương mại cho đối tượng đầu tư sẽ gây ra tổn hại phải được lường trước một cách rõ ràng.  Khi tiến hành xác định sự tồn tại của một mối đe dọa về tổn hại vật chất, cần phải xem xét những yếu tố liên quan 25 cũng như liệu tổng hợp toàn bộ các yếu tố được xem xét đó có dẫn đến kết luật rằng sự gia tăng hàng hóa của đối tượng đầu tư là sắp xảy ra và, trừ khi biện pháp bảo vệ được tiến hành, tổn hại vật chất sẽ xảy ra.

Điều 17.9: Các phụ lục cụ thể cho từng Bên

  1. Điều 17.4 (Không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) và Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) sẽ không áp dụng đối với các hoạt động không phù hợp của các doanh nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị độc quyền được chỉ định mà một Bên liệt kê trong Kế hoạch của mình ở Phụ lục IV phù hợp với các điều khoản của Kế hoạch của Bên đó.
  2. Điều 17.4 (Không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại), Điều 17.5 (Tòa án và các cơ quan hành chính), Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) và Điều 17.10 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị độc quyền của một Bên như được nêu trong Phụ lục 17-D.
3. (a) Trường hợp của Singapore, áp dụng Phụ lục 17-E.
(b) Trường hợp của Malaysia, áp dụng Phụ lục 17-F.

Điều 17.10: Tính minh bạch

  1. Mỗi Bên phải cung cấp cho các bên còn lại hoặc công bố công khai trên website danh sách các doanh nghiệp nhà nước trong thời hạn sáu tháng sau ngày Hiệp định này có hiệu lực để cập nhật hàng năm. 28, 29
  2. Mỗi Bên phải khẩn trương thông báo cho các bên còn lại hoặc công bố công khai trên website việc chỉ định một đơn vị độc quyền hoặc mở rộng phạm vi của đơn vị độc quyền hiện hữu và các điều khoản của việc chỉ định. 30
  3. Trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của một Bên, Bên kia phải khẩn trương cung cấp các thông tin dưới đây liên quan đến một doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị độc quyền nhà nước miễn là yêu cầu đó bao gồm việc giải thích cách thức các hoạt động của tổ chức có thể ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên.

(a) tỉ lệ phần trăm cổ phần mà Bên đó, doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị độc quyền của Bên đó sở hữu và tỉ lệ phần trăm số phiếu mà họ nắm giữ trong tổ chức đó;

(b) bảng mô tả về bất kỳ cổ phần đặc biệt hoặc quyền bỏ phiếu đặc biệt nào, hoặc quyền lợi mà Bên đó, các doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị độc quyền của Bên đó, nắm giữ, trong phạm vi các quyền đó khác với quyền gắn với các cổ phần phổ thông của tổ chức đó;

(c) các chức danh nhà nước của bất kỳ cán bộ nhà nước nào phục vụ với tư cách là cán bộ hoặc thành viên của ban giám đốc của tổ chức;

(d) doanh thu hàng năm của tổ chức và tổng tài sản trong ba năm gần nhất;

(e) bất kỳ sự miễn giảm và miễn trừ nào mà tổ chức được hưởng theo pháp luật của Bên đó; và

(f) bất kỳ thông tin bổ sung nào liên quan đến tổ chức được công bố công khai, bao gồm báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo kiểm toán của bên thứ ba và được cung cấp bằng văn bản đề nghị.

  1. Trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của một Bên, Bên kia phải khẩn trương cung cấp bằng văn bản các thông tin liên quan đến bất kỳ chính sách hoặc chương trình nào mà mình đã thông qua hoặc duy trì miễn là đề nghị đó bao gồm giải thích về cách thức chính sách hoặc chương trình đó ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.
  2. Khi một Bên cung cấp phản hồi căn cứ theo khoản 4, thông tin được cung cấp phải đủ cụ thể để giúp Bên đề nghị hiểu và đánh giá được hoạt động của chính sách hoặc chương trình cũng như những ảnh hưởng của nó đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên. Bên phản hồi phải đảm bảo rằng thông tin mình cung cấp chứa đủ các thông tin dưới đây:

(a) hình thức của trợ giúp phi thương mại được cung cấp theo chính sách hoặc chương trình (tài trợ, vốn vay);

(b) tên của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cung cấp trợ giúp phi thương mại và tên của doanh nghiệp nhà nước đã nhận hoặc được phép nhận trợ giúp phi thương mại;

(c) cơ sở pháp lý và mục tiêu của chính sách hoặc chương trình qui định trợ giúp phi thương mại;

(d) đối với hàng hóa, khối lượng trên một đơn vị hoặc, trong những trường hợp khi điều này không thể, tổng khối lượng hoặc khối lượng hàng năm được ngân sách chi ra cho trợ giúp phi thương mại (chỉ ra, nếu có thể, khối lượng trung bình trên một đơn vị của năm trước);

(e) đối với các dịch vụ, tổng khối lượng hoặc khối lượng hàng năm được ngân sách chi cho trợ giúp phi thương mại (chỉ ra, nếu có thể, tổng khối lượng trong năm trước);

(f) đối với các chính sách hoặc chương trình qui định trợ giúp phi thương mại theo hình thức vốn vay hoặc bảo đảm cho vay, số tiền của khoản vay hoặc khoản vay được bảo lãnh, lãi suất và các phí khác phải trả;

(g) đối với các chính sách hoặc chương trình qui định trợ giúp phi thương mại theo hình thức cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, các mức giá phải trả (nếu có);

(h) đối với các chính sách hoặc chương trình qui định trợ giúp phi thương mại theo hình thức vốn sở hữu, số tiền đầu tư, số lượng và bảng miêu tả các cổ phần được nhận, và bất kỳ đánh giá nào được thực hiện đối với quyết định đầu tư cơ bản;

(i) thời hạn của chính sách hoặc chương trình hoặc bất kỳ thời hạn nào gắn liền với nó; và(j) số liệu thống kê hỗ trợ đánh giá những tác động của trợ giúp phi thương mại đối với thương mại và đầu tư giữa các Bên.

  1. Khi một Bên tin rằng họ không thông qua hoặc duy trì bất kỳ chính sách hoặc chương trình nào theo yêu cầu của khoản 4, họ sẽ thông báo bằng văn bản đến Bên đề nghị.
  2. Nếu không có điểm liên quan nào trong khoản 5 được đề cập trong văn bản phản hồi, phải đưa ra lời giải thích trong chính văn bản phản hồi đó.
  3. Các Bên thừa nhận rằng việc cung cấp thông tin theo các khoản 5 và 7 không vội xét đến tình trạng pháp lý của sự hỗ trợ vốn là nội dung chính của đề nghị theo khoản 4 hoặc những tác động của sự hỗ trợ đó theo Hiệp định này.
  4. Khi một Bên cung cấp thông tin bằng văn bản theo đề nghị trong Điều này và thông báo cho Bên đề nghị phải bảo mật thông tin và không được tiết lộ thông tin đó cho bất cứ ai mà không có sự đồng ý trước của Bên cung cấp thông tin.

Điều 17.11: Hợp tác kỹ thuật

Các Bên phải, nếu phù hợp và trong phạm vi nguồn lực sẵn có, tham gia vào các hoạt động hợp tác kỹ thuật được sự đồng ý của đôi bên, bao gồm:

(a) trao đổi thông tin liên quan đến kinh nghiệm của các Bên trong việc nâng cao chất lượng quản lý công ty và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

(b) chia sẻ những hoạt động tốt nhất về thực thi chính sách nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm các chính sách liên quan đến tính trung lập cạnh tranh; và

(c) tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế hoặc bất kỳ diễn đàn phù hợp khác để chia sẻ thông tin kỹ thuật và kiến thức chuyên sâu liên quan đến quản lý và vận hành các doanh nghiệp nhà nước.

Điều 17.12: Ủy ban các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị độc quyền được chỉ định 31

  1. Các Bên phải thiết lập một Ủy ban các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị độc quyền được chỉ định, gồm các đại diện của mỗi Bên.
  2. Chức năng của Ủy ban bao gồm:

(a) xem xét lại việc thực hiện của Chương này;(b) tham vấn về bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong Chương này theo đề nghị của một Bên;(c) triển khai những nỗ lực hợp tác, nếu phù hợp, để thúc đẩy các nguyên tắc làm nền tảng cho những qui tắc được nêu trong Chương này trong khu vực thương mại tự do và để đóng góp vào sự phát triển các qui tắc tương tự trong các thể chế khu vực và đa phương trong đó hai hoặc nhiều Bên tham gia; và

(d) thực hiện các hoạt động khác nếu phù hợp.

  1. Ủy ban phải tổ chức họp mặt trong thời hạn một năm sau khi Hiệp định này đi vào hiệu lực, và ít nhất một năm một lần sau đó trừ khi các Bên có qui định khác. Ủy ban có thể tổ chức họp trực tiếp, họp qua điện thoại, hội nghị video, hoặc bất kỳ hình thức nào khác như được thống nhất bởi các Bên.

Điều 17.13: Các trường hợp ngoại lệ

  1. Không có gì trong Điều 17.4 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) hoặc Điều 17.6 (Sự trợ giúp phi thương mại) được hiểu là:

(a) ngăn cản bất kỳ Bên nào thông qua hoặc thực thi các biện pháp nhằm phản hồi tạm thời trước một tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia hoặc toàn cầu; hoặc

(b) áp dụng đối với một doanh nghiệp nhà nước mà Bên liên quan của doanh nghiệp nhà nước đó đã thông qua hoặc thực thi các biện pháp trên cơ sở tạm thời để phản hồi trước tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia hoặc toàn cầu, trong suốt quá trình của tình trạng khẩn cấp đó.

  1. Điều 17.4.1(Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) sẽ không áp dụng đối với việc cung cấp các dịch vụ tài chính bởi một doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo chỉ thị chính phủ nếu việc cung cấp các dịch vụ tài chính đó:

(a) hỗ trợ xuất khẩu hoặc nhập khẩu miễn là các dịch vụ này:

(i) không có ý định thay thế việc cấp vốn thương mại, hoặc

(ii) được cung cấp theo những điều khoản không ưu đãi bằng những điều khoản vốn có thể đạt được cho các dịch vụ tài chính trên thị trường thương mại 32; hoặc

(b) hỗ trợ đầu tư tư nhân bên ngoài lãnh thổ của Bên mình, miễn là các dịch vụ này:

(i) không có ý định thay thế tài trợ thương mại, hoặc

(ii) được cung cấp theo những điều khoản không ưu đãi bằng những điều khoản vốn có thể đạt được cho các dịch vụ tài chính trên thị trường thương mại; hoặc

(c) được cung cấp theo những điều khoản phù hợp với Tổ chức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu.

  1. Việc cung cấp các dịch vụ tài chính bởi một doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo chỉ thị của chính phủ sẽ được coi là không tạo ra các ảnh hưởng bất lợi theo Điều 17.6.1(b) hoặc Điều 17.6.2(b) (Trợ giúp phi thương mại), hoặc theo Điều 17.6.1(c) hoặc Điều 17.6.2(c) (Trợ giúp phi thương mại) tại nơi mà một Bên trong đó dịch vụ tài chính được cung cấp yêu cầu sự hiện diện của địa phương để cung cấp những dịch vụ đó, nếu việc cung cấp dịch vụ tài chính đó: 33

(a) hỗ trợ xuất khẩu hoặc nhập khẩu miễn là các dịch vụ này:

(i) không có ý định thay thế cấp vốn thương mại, hoặc

(ii) được cung cấp theo những điều khoản không ưu đãi bằng những điều khoản vốn có thể đạt được cho các dịch vụ tài chính trên thị trường thương mại; hoặc

(b) hỗ trợ đầu tư tư nhân bên ngoài lãnh thổ của Bên mình, miễn là các dịch vụ này:

(i) không có ý định thay thế cấp vốn thương mại, hoặc

(ii) được cung cấp theo những điều khoản không ưu đãi bằng những điều khoản vốn có thể đạt được cho các dịch vụ tài chính trên thị trường thương mại; hoặc

(c) được cung cấp theo những điều khoản phù hợp với Tổ chức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, miễn là nó thuộc phạm vi của Tổ chức.

  1. Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) sẽ không áp dụng đối với một doanh nghiệp đặt bên ngoài lãnh thổ của một Bên trên đó doanh nghiệp nhà nước của Bên đó đảm nhận quyền sở hữu tạm thời bởi hệ quả của sự tịch biên hoặc một hành động tương tự liên quan đến vỡ nợ, hoặc thanh toán một khoản bồi thường bảo hiểm bởi doanh nghiệp nhà nước liên quan đến việc cung cấp dịch vụ tài chính như được dẫn chiếu trong các khoản 2 và 3, miễn là bất kỳ sự hỗ trợ nào mà Bên đó, doanh nghiệp nhà nước của Bên đó, cung cấp cho doanh nghiệp trong suốt giai đoạn sở hữu tạm thời được thực hiện nhằm thu hồi lại vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với kế hoạch tái cấu trúc hoặc thanh lý vốn sẽ dẫn đến việc thoái vốn tối đa từ doanh nghiệp.
  1. Điều 17.4 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại), Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) và Điều 17.10 (Tính minh bạch) và Điều 17.12 (Ủy ban các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị độc quyền) sẽ không áp dụng đối với một doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị độc quyền nếu khoảng thời gian một trong ba năm tài chính trước, doanh thu hàng năm từ các hoạt động thương mại của doanh nghiệp ít hơn ngưỡng khối lượng sẽ được tính toán phù hợp với Phụ lục 17-A34, 35

Điều 17.14: Các thương thuyết khácTrong khoảng thời gian năm năm sau khi Hiêp định đi vào hiệu lực, các Bên phải tiến hành nhiều cuộc thương thuyết khác về việc mở rộng ứng dụng các qui tắc trong Chương này phù hợp với Phụ lục 17-C.Điều 17.15: Qui trình phát triển thông tinPhụ lục 17-B sẽ áp dụng trong bất kỳ tranh chấp nào theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) liên quan đến sự phù hợp của một Bên đối với Điều 17.4 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) hoặc Điều 17.6 (Sự trợ giúp phi thương mại)..

—————————————————

1 Để rõ hơn, các hoạt động được tiến hành bởi một doanh nghiệp vận hành trên cơ sở phi lợi nhuận hoặc để phục hồi chi phí là những hoạt động được tiến hành theo hướng tạo ra lợi nhuận.

2 Để rõ hơn, các biện pháp ứng dụng tổng quát vào thị trường liên quan không được hiểu là sự xác định của một Bên về những quyết định giá cả, sản xuất, hoặc cung cấp của một doanh nghiệp.

3 Chỉ thị đầu tư chính phủ của một Bên
(a) không bao gồm hướng dẫn chung về quản lý rủi ro và phân bố tài sản vốn không đi ngược với những hoạt động đầu tư thông thường; và
(b)  không được thể hiện bởi duy nhất các viên chức nhà nước trong ban giám đốc hoặc ban đầu tư của doanh nghiệp.

4 Để rõ hơn, sự trợ giúp phi thương mại không bao gồm
(a) các giao dịch nội bộ nhóm trong phạm vi nhóm công ty bao gồm các doanh nghiệp nhà nước (ví dụ, giữa các công ty mẹ và công ty con của nhóm, hoặc giữa các công ty con của nhóm đó với nhau) khi các hoạt động kinh doanh thông thường  yêu cầu báo cáo tình hình tài chính của nhóm không kể đến các giao dịch nội bộ nhóm này,
(b) các giao dịch khác giữa doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thông lệ của các doanh nghiệp tư nhân trong các giao dịch bình thường, hoặc
(c) chuyển giao các quỹ thu được từ những người đóng góp vào kế hoạch hưu trí, nghỉ việc,
phúc lợi xã hội, khuyết tật, tử vong hoặc các lợi ích cho người lao động, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào, vào quỹ hưu độc lập để đầu tư thay mặt cho những người đóng góp và những người thụ hưởng.

5 Khi xác định liệu sự trợ giúp có được cung cấp “căn cứ theo quyền sở hữu hoặc kiểm soát nhà nước của doanh nghiệp đó” hay không, mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh tế trong phạm vi lãnh thổ của Bên đó cũng như giai đoạn thời gian mà chương trình trợ giúp phi thương mại hoạt động phải được xem xét.

6 Để rõ hơn, một dịch vụ công ích bao gồm:(a) phân phối hàng hóa; và(b) cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng chung.

7 Để rõ hơn, các Bên phải hiểu rằng từ “các khoản thu xếp” là một từ thay thế cho “các quỹ” để giúp hiểu linh động hơn về việc sắp xếp pháp lý nhờ đó các tài sản có thể được đầu tư.

8 Đối với các mục đích của Chương này, các thuật ngữ “nhà cung cấp dịch vụ tài chính,” “tổ chức tài chính” và “các dịch vụ tài chính” đều có chung một nghĩa như trong Điều 11.1 (Các định nghĩa).

9 Chương này cũng áp dụng đối với các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước của một Bên vốn tạo ra những ảnh hưởng bất lợi trên thị trường của một quốc gia không thuộc khối TPP như được qui định trong Điều 17.7 (Các ảnh hưởng bất lợi).

10 Malaysia sẽ không nằm trong giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với các doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi Quỹ đầu tư quốc gia Khazanah Nasional Berhad trong thời gian hai năm sau khi Hiệp định này đi vào hiệu lực sau khi tiếp tục nghiên cứu về luật cải cách doanh nghiệp nhà nước.

11 Đối với các mục đích của khoản này, “một dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền nhà nước” có chung nghĩa với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO kể cả nghĩa trong Phụ lục dịch vụ tài chính nếu có thể áp dụng.

12 Những ví dụ về thẩm quyền điều tiết, quản lý hoặc nhà nước khác bao gồm thẩm quyền thu hồi hoặc cấp phép, phê chuẩn các giao dịch thương mại hoặc áp đặt cô-ta, phí hoặc lệ phí khác.

13 Điều 17.4.1 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) sẽ không áp dụng đối với việc mua bán cổ phần, cổ phiếu hoặc những hình thức vốn khác bởi một doanh nghiệp nhà nước như là cách tham gia góp vốn vào một doanh nghiệp khác.

14 Để rõ hơn, một Bên có thể tuân thủ các yêu cầu của điểm (d) thông qua việc thực thi luật và qui định cạnh tranh quốc gia hiện hành của mình, luật và qui định kinh tế hoặc các biện pháp phù hợp khác.

15 Điều 17.5.1 (Tòa án và các cơ quan hành chính) không được hiểu là ngăn cản một Bên cung cấp cho các tòa án của mình thẩm quyền đối với những khiếu kiện chống lại các doanh nghiệp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một nước ngoại bang ngoài những khiếu kiện được dẫn chiếu trong khoản này.

16 Để rõ hơn, tính khách quan mà một cơ quan hành chính thực hiện quyền quyết định của mình sẽ được đánh giá qua việc tham chiếu một mô hình hoặc hoạt động của cơ quan hành chính đó.

17 Đối với những mục đích của Điều 17.6(1) và (2) (Sự trợ giúp phi thương mại), những ảnh hưởng bất lợi được quả quyết gây ra bởi sự trợ giúp phi thương mại phải được thể hiện. Do đó, sự trợ giúp phi thương mại phải được xem xét trong ngữ cảnh của các yếu tố nhân quả có thể có khác để đảm bảo một thuộc tính phù hợp của quan hệ nhân quả.

18 Để rõ hơn, việc cung cấp gián tiếp bao gồm tình huống theo đó một Bên ủy thác hoặc chỉ thị cho một doanh nghiệp vốn là một doanh nghiệp nhà nước cung cấp sự trợ giúp phi thương mại.

19 Thuật ngữ “ngành công nghiệp nội địa” đề cập các nhà sản xuất nội địa như toàn bộ hàng hóa tương tự, hoặc các nhà sản xuất nội địa mà tập hợp sản lượng của các sản phẩm tạo thành một phần lớn trong tổng sản lượng nội địa của hàng hóa tương tự, không kể đến doanh nghiệp nhà nước cũng là đối tượng đầu tư được bảo lãnh nhận được sự trợ giúp phi thương mại được dẫn chiếu trong khoản 3.

20 Trong những tình huống việc thiết lập một ngành công nghiệp nội địa còn trì trệ, phải hiểu rằng ngành công nghiệp nội địa chưa thể sản xuất và bán sản phẩm tương tự.   Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy, phải có bằng chứng nhà sản xuất nội địa triển vọng đã thực hiện một cam kết quan trọng để bắt đầu sản xuất và bán sản phẩm tương tự.

21 Để rõ hơn, khoản này không được hiểu áp dụng cho một dịch vụ mà bản thân nó là một hình thức trợ giúp phi thương mại.

22 Mua bán cổ phần, cổ phiếu hoặc các hình thức góp vốn khác của một doanh nghiệp nhà nước nhận được trợ giúp phi chính phủ như là một hình thức tham gia góp vốn trong một doanh nghiệp khác không được hiểu là gây ra ảnh hưởng bất lợi như được qui định trong Điều 17.7.1 (Ảnh hưởng bất lợi)..

23 Các giai đoạn xem xét trợ giúp phi thương mại và tổn hại phải được thiết lập một cách hợp lý và sẽ kết thúc cận ngày bắt đầu thủ tục tố tụng trước tòa án trọng tài.

24 Được nêu trong khoản 2 và 3.

25  Khi tiến hành xác định sự tồn tại của một đe dọa về tổn hại vật chất, một tòa án trọng tài được thiết lập theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) phải xem xét các yếu tố:
(i) bản chất của trợ giúp phi thương mại và các ảnh hưởng thương mại có khả năng phát sinh từ đó;
(ii) mức gia tăng đáng kể về doanh số trên thị trường nội địa bởi đối tượng đầu tư được bảo đảm, chỉ ra khả năng doanh số được gia tăng đáng kể,
(iii) liệu giá của hàng hóa bán ra bởi đối tượng đầu tư sẽ tạo hiệu ứng đè nén đáng kể lên giá của hàng hóa tương tự hay không; và
(iv) tồn kho của hàng hóa tương tự.

26 Điều 17.10 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng ở Brunei đối với các tổ chức được liệt kê tại mục 4 (Cơ quan đầu tư Brunei) trong Phụ lục IV tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó.

27 Điều 17.10 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng ở Việt Nam đối với các tổ chức được liệt kê tại:
(a) mục 8 của Phụ lục IV (Việt Nam) và có tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó cho đến khi khoản mục đó không còn hiệu lực; và
(b) mục 10 của Phụ lục IV (Việt Nam) và có tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó.

28 Đối với Brunei, Điều 17.10.1 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng trong năm năm từ ngày Hiệp định này có hiệu lực..  Trong thời gian ba năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, Brunei phải cung cấp cho các Bên khác hoặc công bố trên website danh sách các doanh nghiệp nhà nước có doanh thu hàng năm trên 500 triệu SDR thu được từ hoạt động thương mại của một trong ba năm liền kề trước đó và sau đó hàng năm phải cập nhật danh sách cho đến khi nghĩa vụ được nêu trong Điều 17.10.1 (Minh bạch) áp dụng và thay thế nghĩa vụ này.

29 Đối với Việt Nam và Malaysia, Điều 17.10.1 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng trong năm năm  kể từ ngày Hiệp định đi vào hiệu lực đối với Việt Nam và Malaysia. Trong thời hạn sáu tháng sau ngày Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam và Malaysia, mỗi Bên phải cung cấp cho các Bên khác hoặc công bố trên website danh sách các doanh nghiệp nhà nước có doanh thu hàng năm trên 500 triệu SDR của một trong ba năm liền kề trước đó và phải cập nhật danh sách hàng năm sau đó cho đến khi nghĩa vụ được nêu trong Điều 17.10.1 (Tính minh bạch) áp dụng và thay thế nghĩa vụ này.

30 Điều 17.10.2, 17.10.8 và 17.10.4 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng ở Việt Nam đối với các tổ chức được liệt kê trong mục 9 của Phụ lục IV và có tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó..

31 Điều 17.12 (Ủy ban các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị độc quyền được chỉ định) sẽ không áp dụng ở Việt Nam đối với các tổ chức được liệt kê tại:
(a) mục 8 của Phụ lục IV (Việt Nam) và có tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó cho đến khi hạn mục đó không còn hiệu lực; và
(b) mục 10 của Phụ lục IV (Việt Nam) và có tham gia vào các hoạt động không phù hợp được mô tả trong mục đó.

32 Trong những tình huống khi các dịch vụ tài chính không được chào trên thị trường thương mại:
(1) đối với các mục đích của các khoản
2(a)(ii), 2(b)(ii), 3(a)(ii) và 3(b)(ii), doanh nghiệp có thể căn cứ vào bằng chứng có sẵn nếu cần thiết để thiết lập một chuẩn mực của các điều khoản theo đó những dịch vụ này sẽ được chào trên thị trường thương mại; và (2) đối với các mục đích của điểm 2(
a)(i), 2(b)(i), 3(a)(i) và 3(b)(i), việc cung cấp dịch vụ tài chính sẽ được coi là không thay thế việc cấp vốn thương mại.

33 Đối với các mục đích của Điều 17.13.3 (Các trường hợp ngoại l), trong những trường hợp khi một quốc gia trong đó dịch vụ tài chính được cung cấp đòi hỏi sự hiện diện của địa phương để cung cấp những dịch vụ đó, việc cung cấp dịch vụ tài chính được xác định trong Điều 17.13.3 (Các trường hợp ngoại lệ) thông qua một doanh nghiệp cũng là đối tượng đầu tư được bảo lãnh sẽ được coi là không gây ra những ảnh hưởng bất lợi.

34 Khi một Bên viện dẫn ngoại lệ này trong suốt quá trình tham vấn được thực hiện căn cứ theo Điều 28.5 (Tham vấn), các Bên tham vấn cần trao đổi và thảo luận những bằng chứng có sẵn liên quan đến doanh thu hàng năm của doanh nghiệp nhà nước từ các hoạt động thương mại trong suốt ba năm tài chính trước đó với nỗ lực giải quyết bất đồng liên quan đến việc áp dụng ngoại lệ này trong suốt giai đoạn tham vấn.

35 Bất kể những qui định nêu tại Điều 17.13.5 (Các trường hợp ngoại lệ), trong khoảng thời gian năm năm sau khi Nghị định đi vào hiệu lực, Điều 17.4 (Qui tắc không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) và Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) sẽ không áp dụng đối doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị độc quyền được chỉ định của Brunei, Malaysia hoặc Việt Nam, nếu một trong ba năm tài chính liên tiếp trước đó, doanh thu hàng năm từ các hoạt động thương mại của doanh nghiệp thấp hơn 500 triệu SDR.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt