Còn Lại Tình Yêu (Hồi V – cuối)
HỒI THỨ V
Cảnh sân khấu:
Trên sân khấu chỉ có mỗi bộ xa lông.
Thiếu tướng đứng, quay lưng lại sân khấu.
Trung úy ngồi ở ghế, tài liệu trên tay.
Trung úy: Thưa thiếu tướng, toàn bộ câu chuyện là như thế. Bức thư không phải do Nguyễn Thái Học viết mà do Đào Xuân Khải viết. Không hiểu vì sao Đội Tảo không đưa bức thư cho bà Minh, có lẽ y nghĩ rằng đây là bức thư giả, không có giá trị gì.
Thiếu tướng: Đào Xuân Khải ra sao?
Trung úy: Khải đã chết năm 1954 ở Điện Biên Phủ.
Thiếu tướng: Còn bà Lê Thị Minh?
Trung úy: Bà ấy đi tu sau khi ông Nguyễn Thái Học chết. 10 năm sau bà ấy mới hoàn tục lấy chồng. Chồng bà ấy hiện còn sống. Hiện chồng bà ấy đang ở đây… Thiếu tướng cho phép tôi dẫn ông ấy vào…
Thiếu tướng: Cám ơn…
Trung úy ra dẫn vào một ông già, đeo băng đen ở tay.
Còn Lại Tình Yêu (Hồi IV)
HỒI THỨ IV
Cảnh sân khấu: Nhà giam Hỏa Lò tại Hà Nội. Khải vận quân phục nhà binh ngồi ở bàn làm việc. Cửa phòng giam có lính gác.
Khải: (bảo lính): Gọi cho tao thằng Tảo vào đây.
Lính chào đi ra. Khải thích chí hút thuốc xem báo. Lính dẫn Tảo vào, Tảo mặc bộ đồ binh mới.
Tảo: (xu nịnh) Chào ông! Ông cho gọi tôi?
Khải: (vồn vã đứng dậy) Chào ông Tảo! Chào ông Đội! Thế nào ông Đội Tảo, ông có khỏe không? Mọi việc tốt chứ?
Tảo: Thưa ông, cám ơn ông, tôi vẫn bình thường.
Khải: Tôi thành thực chúc mừng ông vì ông đã sớm tỉnh ngộ, rời bỏ bọn nổi loạn Nguyễn Thái Học. Ông thấy không? Cuộc bạo loạn Yên Báy đã bị bóp từ trong trứng, ông đã xem báo hôm nay chưa?
Tảo: Thưa ông chưa.
Còn Lại Tình Yêu (Hồi III)
HỒI THỨ III
(quang cảnh sân khấu)
Năm 1929.
Nhà ông Hải Vân, một nhà buôn ở Hà Nội.
Phòng khách sang trọng, bộ xa lông bày ở một bên sân khấu. Ông Hải Vân đang ngồi với hai người bạn là ông Bảo Tâm và ông Dật Công. Ở một ghế bên cạnh, có một thanh niên trẻ hơn đang đọc báo, dáng vẻ hơi bí hiểm.
Hải Vân: Làn sóng yêu nước đang dâng lên. Kể từ sau ông Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, phong trào đòi dân chủ, đòi độc lập ngày càng phát triển. Thưa ông Bảo Tâm, thưa ông Dật Công, các ông nghĩ gì về điều đó?
Bảo Tâm: Đây là dấu hiệu tốt ông bạn ạ. Nước ta thực sự là một xứ mọi rợ so với thế giới. Khi không có dân chủ, không có độc lập, ở đấy không thể có văn minh được.
Dật Công: Thú thực, tôi không hy vọng ở đám đông. Tất cả những phong trào của đám đông không có ý nghĩa gì với sự tiến bộ của một cộng đồng. [Đọc tiếp]
Còn Lại Tình Yêu (Hồi II)
Vẫn như cảnh I, Trung úy và người nữ thư ký. Hồ sơ, sách vở đầy trên bàn.
HỒI THỨ II
Trung úy: Kim Dung này, càng đọc tài liệu về Nguyễn Thái Học, tôi càng bị lôi cuốn, càng thích thú… Thậm chí, tôi có thể hình dung được Nguyễn Thái Học bằng xương bằng thịt ở trước mặt tôi. Bây giờ tôi đã thấy thiếu tướng có lý. Ông già thật có con mắt tinh đời. Đáng tiếc là Đội Tảo chết sớm quá!
Thư ký: Anh hình dung về Nguyễn Thái Học thế nào?
Trung úy: Hình dung thế nào ư? Đây này! Một thanh niên 26 tuổi, đôi mắt mơ mộng và suy nghĩ, thoáng nét cương nghị, hàm răng hơi dô ra, tươi cười. Anh nói năng khúc triết và lôi cuốn.
Thư ký: (cười) Theo em, chân dung những thanh niên yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ này ai cũng đều như vậy. Không chỉ Nguyễn Thái Học, mà ở Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai cũng đều thế cả! Họ đều rất giống nhau! [Đọc tiếp]
Còn Lại Tình Yêu (Hồi I)
Lời người post: Để giúp bạn đọc có một hình dung đa diện về Nguyễn Huy Thiệp, một Nguyễn Huy Thiệp sâu sắc, đáo để… lạ lùng, chúng tôi xin giới thiệu kịch bản “Còn lại tình yêu” nói về Nguyễn Thái Học lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
NHÂN VẬT TRONG VỞ KỊCH
Thời trước Cộng Sản cướp chính quyền
Nguyễn Thái Học: Lãnh tụ cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng
Hải Vân: Nhà tư sản
Dật Công: Nhà giáo
Bảo Tâm: Nhà tư sản
Lê Thị Minh: Con gái nhà tư sản Hải Vân
Đào Xuân Khải: Sĩ quan phòng nhì Pháp
Nguyễn Văn Tảo (Đội Tảo): Thư ký hãng buôn, sau phản bội trở thành cai đội.
Hoàng Trọng Phu: Thượng Thư thời Thực Dân Pháp
Đội lĩnh và các cai đội khác (5 người)
Đại biểu các giới ở Hà Nội (4 người, 2 nam, 2 nữ)
Người hầu của Hoàng Trọng Phu (2 nữ)
Thời hiện tại:
Thiếu tướng công an Cộng Sản Việt Nam
Trung úy công an Cộng Sản Việt Nam
Nữ thư ký Cộng Sản Việt Nam
Cảnh vệ, phụ tá, bác sĩ (3 người)
Trần Nhật Thường: Chồng bà Lê Thị Minh
TRANG TRÍ
Vở kịch có 5 hồi, chia thành 2 phần:
Thời hiện tại và thời trước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cướp chính quyền
Hồi 1 và 2: Lấy cảnh sân khấu một phòng làm việc của Bộ Nội vụ CSVN
Hồi 3: Lấy cảnh sân khấu một phòng khách trong một gia đình tư sản thời 1930
Hồi 4: Lấy cảnh sân khấu nhà tù Hỏa Lò, Hà nội nơi giam giữ lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Thái Học.
Hồi 5: Không có trang trí, nền sân khấu chỉ là một màn buông (có thể chỉ treo hình một trái tim ở chính giữa)
ÂM NHẠC: Tùy đạo diễn và nhạc sĩ chọn lọc
THỂ LOẠI: KICH NÓI – HỒI I
[Đọc tiếp]
Tô Lâm tổ chức các Giám đốc Công an 63 tỉnh để đề cử Lương Tam Quang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an như thế nào?
Tô Lâm chưa chịu thua, ông đưa “đàn em quê Hưng Yên” lên nắm chức Bộ Trưởng Công An Cộng Sản Việt Nam đầy quyền lực để còn nắm lấy guồng máy cai trị muốn gì được này trong chế độ độc tài công an trị.
Từ khi Tô Lâm bị đẩy lên chúc Chủ Tịch Nước xem như con cua bị bẻ càng. Nếu phe Tô Lâm nắm được Bộ Cộng An thì Tô Lâm như “hổ thêm nanh, rồng thêm cánh” một lúc vừa được Chủ Tịch Nước lại thêm đàn em thân tín nắm Bộ Công An… [Đọc tiếp]
Tin Trump bị tòa New York kết án!
Ngày hôm qua 30 tháng 5 năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ một cựu tổng thống bị tòa án New York kết án 34 tội danh về việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh, liên quan đến vụ trám miệng cô đào phim người lớn Stormy Daniels. Nhiều người cho rằng đó là một “phán quyết đáng tiếc”.
Nhiều ngày trước, những đảng viên cao cấp của Đảng Cộng Hòa đã hiện diện tại phiên tòa để phản đối “xử án Trump của tòa án New York” trong đó gồm Chủ Tịch Hạ viện của đảng Cộng Hòa Mike Johnson, một số thành viên Quốc hội, thống đốc tiểu bang, nhiều bộ trưởng tư pháp của các tiểu bang và hai đối thủ chính của tổng thống Trump trong Đảng Cộng Hòa trước đây… Nhưng kết quả không thay đổi như phán quyết ngày 30/05/2024 cho chúng ta đã thấy. [Đọc tiếp]
Tin chiến trường Ukraine mới nhất
Trước đây chính phủ Hoa Kỳ từng tuyên bố: “những vũ khí của Mỹ viện trợ cho Ukraine không được bắn vào lãnh thổ nước Nga” – đồng nghĩa là những vụ khí mà Mỹ viện trợ chỉ dùng để tự vệ trong lãnh thổ Ukraine.
Hôm qua nhiều báo chí đưa tin Tổng Thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine có thể dùng vũ khí của Mỹ viện trợ bắn vào lãnh thổ nước Nga (Biden Partially Lifts Ban On Ukraine Using U.S. Weapons In Strikes Inside Russia / Biden bỏ một phần lệnh cấm Ukraine xử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công bên trong Nga) [1]. Tại Châu Âu, đứng đấu là Tổng Thống Pháp Macron cũng tuyên bố tương tự như Joe Biden.
Mục đích của “thay đổi chiến lược lớn lao của Mỹ và châu Âu vì Nga đang tấn công dồn dập có nguy cơ thất trận của Ukraine, đặc biệt là bảo vệ phía đông thành phố Kharkiv (thành phố lớn thứ nhì của Ukraine).
Phản ứng của Putin
Phản ứng của Putin về việc này cho rằng “Mỹ đã thể hiện sự can dự sâu sắc của Washington vào cuộc xung đột, khi một số đồng minh của Putin gia tăng các mối đe dọa hạt nhân chống lại phương Tây”.
Nếu Nga thất trận ở Ukraine thì họ có thể dùng “bửu bối” của mình là bom nguyên tử (không biết cỡ nào) để chống trả. Ngoài ra chỉ là những lời đe dọa của Putin.
Tin tổng hợp https://vietquoc.org
[1] https://www.rferl.org/a/ukraine-us-weapons-russia-war-biden/32972941.html