Mỹ “xoay trục” đối đầu với Trung Cộng ở châu Á-Thái Bình Dương ra sao?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Từ đầu của thập niên 2010, ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ đã đầu tư các khoản tiền lớn cho binh chủng Phòng Không và Không Quân nhằm chuẩn bị cho cuộc đối đầu tiềm ẩn với Trung Cộng – một quốc gia mà Mỹ xem như “kẻ thù chính (principal enemy)” trong thế kỷ thứ 21 nằm ở bờ Tây Thái Bình Dương. Sự tăng cường sức mạnh này đã diễn ra dựa trên chính sách “Xoay Trục châu Á” – từ học thuyết “The Pivot (Xoay Trục)” của lý thuyết gia Kurt M. Campbell, nguyên là Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời TT Obama, hiện là Điều Phối Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về Ấn Độ-Thái Bình Dương tại Tòa Bạch Ốc. Sau đó “The Pivot” đã được in thành sách và ngay trang đầu có viết: “The Pivot là thuộc về tương lai. Ở đó khám phá phương cách Hoa Kỳ xây dựng một chiến lược mới để xác định vị trí của mình nhằm điều phối phương Đông. Đồng thời đưa ra lời tuyên bố rõ ràng và ứng xử tài tình của những người thi hành nhiệm vụ chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai”.
Như vậy, “The Pivot” đã bắt đầu từ thời cựu Tổng Thống Barack Obama. Một sự thay đổi lớn của Mỹ nhằm định hình lại chính sách quân sự, ngoại giao và thương mại của mình cho phù hợp để đối đầu với Trung Cộng được đẩy mạnh liên tục từ cựu TT Obama tiếp nối cựu TT Trump cho đến TT Biden hiện nay.
Chính sách này của Mỹ sau đó ít lâu có một tên khác nhưng cùng ý nghĩa là “tái cân bằng (rebalancing)” – Sở dĩ Mỹ dùng “tái cân bằng” vì sau khi Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam thì xem như phủi tay và không quan tâm đến vùng địa chính trị này nữa mà chỉ tập trung vào vùng Vịnh (Trung Đông), nơi có nhiều mỏ dầu và cũng là nơi chiến lược gia người Mỹ gốc Do Thái Henry Kissinger chủ trương phải tập trung đến. Giờ đây, nguy hiểm hai nơi (vùng Vịnh và Đông Nam Á) như nhau thì mỹ phải “cân bằng” lực lượng để đối phó gọi là “tái cân bằng”. [Đọc tiếp]