Ukraine có thể dựa vào phương Tây đối phó Nga bao lâu?
Giới quan sát tình hình đánh giá mặc dù sự ủng hộ của phương Tây cho Ukraine vẫn được duy trì nhưng nhiều thách thức lớn vẫn đang ở phía trước.
Phương Tây đã chuẩn bị cho xung đột dài hơi ở Ukraine?
Nga đang chuẩn bị cho cuộc xung đột dài hơi. Moscow đã ra lệnh động viên một phần đầu tiên kể từ Thế chiến II và nỗ lực đặt nền kinh tế Nga vào chế độ thời chiến. Vladimir Putin cũng khẳng định quyết tâm sẽ theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra. Và nếu đoán không lầm thì hiện nga đang dùng vũ khí “kéo dài chiến tranh” để làm nản lòng Mỹ và các cường quốc NATO.
Liệu phương Tây đã thực sự chuẩn bị cho cuộc xung đột dài hơi? Gần đây, Mỹ và một số nước lớn ở châu Âu đã chộn rộn có hành động bước ngoặt khi cung cấp cho Ukraine các xe tăng chiến đấu hiện đại. Chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Biden tới Ukraine cũng được cho là nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ cho Ukraine.
Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết những thách thức từ Trung Cộng…
Tướng chỉ huy Lục Quân Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gần đây đưa ra quan điểm cơ bản về những thách thức do Trung Cộng tăng cường quân sự trong khu vực, cho biết tình trạng thiếu đạn dược là một trong những lĩnh vực mà Hoa Kỳ nên củng cố để ngăn chặn hiệu quả sự xâm lược của Trung Cộng.
“Tôi đã theo dõi các lực lượng trên bộ quân đội Trung Cộng từ năm 2014”, Tướng Tư lệnh Charles A. Flynn của Lục quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nói với cử tọa ở Washington vào tuần trước. Khi ông đang trong một kỳ nghỉ hè hiếm hoi ngoài Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi ông bắt đầu với tư cách là Tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh 25 của Hoa Kỳ đóng tại Hawaii.
Ngồi bên cạnh bà Bộ Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ Christine Wormuth, tướng Flynn mô tả lực lượng quân sự của Trung Cộng là khác thường và “đang đi theo quỹ đạo lịch sử”, lưu ý rằng “họ đang diễn tập, thực hành, thử nghiệm và họ đang chuẩn bị những lực lượng này cho một điều gì đó”. [Đọc tiếp]
Việt Nam áp dụng mô hình đàn áp tôn giáo theo kiểu Trung Cộng
Một chuyên viên hàng đầu của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo nói với VOA (Voice Of America) rằng Việt Nam thực hiện chính sách kiểm soát các nhóm tôn giáo theo phương pháp của Trung Cộng, theo đó bất kỳ biểu hiện đa nguyên nào về quan điểm tự do tôn giáo đều bị đàn áp của nhà cầm quyền. Mặc dù vậy, vẫn theo chuyên viên này, vấn đề ở Việt Nam vẫn chưa ở mức cực đoan như ở Trung Cộng.
“Tôi nghĩ Việt Nam là một khuôn mẫu khá rõ ràng của Trung Cộng, nơi chủ nghĩa độc tài và đàn áp tôn giáo kết hợp cùng nhau. Điều đặc biệt là đó chẳng những không phải là một xã hội dân sự tôn giáo, mà còn là một nhà nước độc đảng tán thành chủ nghĩa Mác – Lênin và coi đó là hệ tư tưởng sáng lập”, ông Dan Slater, Giáo sư Khoa Học Chính Trị thuộc Đại học Michigan, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Weiser về các nền dân chủ mới nổi, nói với VOA hôm 8/3/2023. [Đọc tiếp]