Nga không thể tiến hành một cuộc chiến khác sau tổn thất ở Ukraine
Hôm thứ Hai (25/4), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tiết lộ, Hoa Kỳ muốn nhìn thấy Nga “suy yếu” đến mức nước này không thể hỗ trợ một cuộc chiến khác giống như cuộc chiến mà họ đã phát động ở Ukraine.
Hiện tại, các nhà phân tích cho rằng, Moscow có thể đã đi đến mức đó.
Trong một bài báo phát hành hôm 27/4, các nhà phân tích nói với The Times, họ tin rằng Nga đã tiêu tốn quá nhiều sức mạnh quân sự của họ trong hai tháng chiến tranh vừa qua ở Ukraine đến mức có thể phải mất “nhiều năm” trước khi Điện Kremlin có thể ra lệnh tiến hành xâm lược một nước láng giềng khác giống như vậy. [Đọc tiếp]
30 tháng 4 năm 1975: Xứ “Thiên đường” và “cuộc giải phóng”
Ngày 27/4/2018, hai nhà lãnh đạo Bắc Hàn (Triều Tiên) và Nam Hàn (Hàn Quốc) đã bắt tay nhau, hứa hẹn một hiệp ước chấm dứt chiến tranh trong năm nay.
Hai kẻ thù địch đã từng không ngại ngần dành cho nhau những ngôn từ thù hận nhất, gọi nhau bằng những hỗn từ không mấy đẹp đẽ và thể hiện cho thiên hạ biết họ có thể nhai tươi xé xác nhau nếu có thể.
Họ cũng đã từng nã súng vào nhau và đe dọa biến một nửa đất nước thành tro bụi, chi biết bao nhiêu sức dân, tiền của để diễu võ dương oai đe dọa lẫn nhau dù người dân Bắc Hàn đang chết đói. Nay đã tươi cười bắt tay nhau hứa hẹn một sự hòa bình. [Dù rồi đây chưa biết ra sao] [Đọc tiếp]
Viết cho ngày 30/4: nỗi đau nào lớn hơn?
Hàng năm, cứ đến ngày 30/4 là nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại tổ chức kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng các lễ mít tinh, diễn hành, diễn binh, duyệt binh. Đối với đồng bào người Việt hải ngoại, và rất nhiều đồng bào miền Nam ở trong nước, đây là ngày quốc hận, là nỗi đau chưa hề nguôi.
Người ta đã nói nhiều tới nỗi đau của người dân miền Nam sau biến cố 30/4/1975 này, và đó là những sự thật hiển nhiên. Một quốc gia (Việt Nam Cộng Hòa), với chính nghĩa sáng ngời, tinh thần nhân bản đã bị cưỡng chiếm một cách đau đớn, tức tưởi. Từ sự kiện này, hàng triệu quân, dân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa đã phải vào các trại cải tạo, lao tù. Hàng chục vạn người đã phải bỏ nước ra đi, vượt biên vì không thể sống nổi trên quê hương. Hàng chục ngàn người đã nằm chìm dưới đáy biển sâu… đó là số phận, là nỗi đau của bên thua cuộc. [Đọc tiếp]