Daily Archives: 16/03/2021

Sửa Đổi Thuốc Chủng Ngừa Để Đối Phó Với Biến Thể Của Virus Vũ Hán

Thuốc  chủng ngừa virus Vũ Hán Moderna

Thuốc chủng ngừa (vaccine) khi được bào chế chỉ dùng thử trong phòng thí nghiệm. Nhưng khi đem chích vào vai người được chủng ngừa thì đây lại là một chuyện khác. Đó chính là hiệu quả cụ thể của thuốc chủng trong thế giới giới thực sự ở ngoài đời. Do đó, hai kết quả đôi khi khác nhau. Từ khi thuốc chủng ngừa virus Vũ Hán (Covid-19) được chấp thuận vào cuối năm 2020, có tới 250 triệu người trên khắp thế giới được chích ngừa, và các viên chức y tế công cộng bắt đầu quan sát xem thuốc chủng có làm tốt việc chống lại bệnh dịch hay không? Sau khi họ làm xét nghiệm tối hậu (ultimate test) về hiệu quả của thuốc chủng.

Tin tức tìm được sẽ có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì con virus SAR-CoV-2 đang bắt đầu có biến dạng ở một số nước, như nước Anh và Nam Phi khiến cho các viên chức y tế công cộng, và các nhà lãnh đạo quốc gia lo ngại không hiểu các loại thuốc chủng ngừa hiện nay có đủ sức chống lại những biến thể của con virus hay không. [Đọc tiếp]

Đông Nam Á trong mắt Trung Cộng: Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông

Biểu tình chống đảo chính quân sự tại Miến Điện tại Shan state, gần biên giới Miến – Trung, 8 tháng Hai, 2021. (Photo by STR / AFP)

Có những góc nhìn cho rằng Trung Cộng là bên thua cuộc trong cuộc đảo chính tại Miến Điện. Lập luận này dựa trên những tuyên bố ngoại giao của Trung Cộng, tuyên bố của những học giả Trung Cộng và những cảm xúc chống đối và nghi kỵ Trung Cộng trong xã hội dân sự Miến Điện và thậm chí trong cả một số lãnh đạo quân đội.

Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ lợi ích địa chính trị, giới quân sự Miến Điện hiện đã bước vào tình thế cần Trung Cộng. Cuộc đảo chính và việc đàn áp đẫm máu người biểu tình hiện nay có thể thay đổi bàn cờ địa chính trị ở châu Á, đem lại lợi thế to lớn cho Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Cộng “cưỡng ép và hung hãn” trong chuyến công du châu Á đầu tiên

Liên Minh Mỹ-Nhật họp tại Tokyo ngày 16-03 bán kế sách đối phó với Trung Cộng và Bắc Hàn

Theo tin Reuters, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 16/3 cảnh báo Trung Cộng không nên dùng cách “cưỡng ép và hung hãn”, trong lúc ông thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên nhằm củng cố các liên minh châu Á khi đối diện với sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh, 

Yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông và biển Hoa Đông đã trở thành một vấn đề ưu tiên trong mối quan hệ Trung-Mỹ đang trong tình hình càng ngày càng gay gắt. Đây cũng là mối quan tâm an ninh quan trọng đối với Nhật Bản.

Reuters trích lời ông Blinken: “Nếu cần thiết, chúng ta sẽ đẩy lùi khi Trung Cộng sử dụng biện pháp cưỡng ép và hung hãn để thực hiện ý đồ của họ”. [Đọc tiếp]

Người Nhật không tiếc nuối Trump nhưng băn khoăn về chính sách của Biden

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin (T) và ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi chạm cùi tay chào nhau trước khi các bộ trưởng họp báo chung, tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/03/2021. REUTERS – POOL

Trên cương vị ngoại trưởng Mỹ, ông Antony Blinken chọn khu vực châu Á – Thái Bình Dương làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Hôm nay 16/03/2021, tại Đối thoại 2+2 ở Tokyo, ngoại trưởng Blinken kêu gọi thắt chặt quan hệ Mỹ – Nhật.

Đây cũng là dịp để người Nhật so sánh tính cách và chính sách ​​của tân tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump, bởi trong suốt 4 năm cầm quyền, ông Trump tỏ ra rất thân thiết với thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người đã từ chức cách nay 6 tháng vì lý do sức khỏe.

[Đọc tiếp]

Đối thoại 2+2 : Nhật – Mỹ tái khẳng định liên minh và nêu quan ngại về Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (G), bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin (T) và ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, trong cuộc hội đàm ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/03/2021. REUTERS – KIM KYUNG-HOON

Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của Hoa Kỳ và Nhật Bản có cuộc họp đầu tiên dưới thời tổng thống Joe Biden. Tại Đối thoại 2+2 diễn ra ở Tokyo ngày 16/03/2021, hai nước tái khẳng định quan hệ đồng minh vững chắc để phản đối mọi hành động “cưỡng chế” và “gây bất ổn” trong vùng.

Trong một tuyên bố chung ngày 16/03, được AFP trích dẫn, bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng hai nước bày tỏ “những quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây gây rối loạn ở trong vùng”, trong đó có Luật Hải Cảnh mới của Trung Cộng liên quan đến những yêu sách chủ quyền vô căn cứ của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt