Biển Đông: Quốc tế tăng áp lực để đẩy lùi tham vọng của Trung Cộng
Hoa Kỳ và các đồng minh có lập trường cứng rắn hơn và đang điều tàu chiến vào các vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ trên Biển Đông.
Đã và đang có nhiều dấu hiệu cho thấy tân chính quyền của Tổng thống Biden có lập trường cứng rắn hơn về các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng đối với Biển Đông.
Trong hoạt động mới nhất để khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, Ngũ Giác Đài đã điều tàu khu trục mang tên lửa có điều hướng USS Russell tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý quanh một số thực thể thuộc Trường Sa, quần đảo mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ. [Đọc tiếp]
Quan hệ cựu thù: Việt Nam vẫn ‘nghi ngờ’ Mỹ sử dụng ‘diễn biến hòa bình’
Mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam còn bị hạn chế bởi một số yếu tố trong đó có việc các lãnh đạo Việt Nam vẫn “nghi ngờ” rằng chính phủ Hoa Kỳ về lâu dài muốn chấm dứt độc quyền của chế độ Cộng sản ở quốc gia cựu thù
Một báo cáo cập nhật của Quốc hội Mỹ về tình hình quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ra hôm 16/2 cho biết những lợi ích song trùng về chiến lược và kinh tế đã làm cho sự hợp tác giữa hai nước được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong những năm gần đây. Sau hơn 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Mỹ đã trở thành đối tác song phương lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Cộng, trong khi Việt Nam là bạn hàng thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. [Đọc tiếp]