Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ: Đảng Cộng Hòa đủ phiếu bổ nhiệm ghế khuyết thẩm phán
Lời người post: Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện mà ngày Thứ bảy 26/09/2020 TT Trump sẽ tiến cử bổ nhiệm, rất nhiều phần trăm là bà Amy Barrett, một tín đồ Roman Catholic, chống tệ trạng phá thai và là người cương quyết bảo vệ sự sống (pro-life).
Bà Barrett không xa lạ gì với chính khách Hoa Kỷ, năm nay 48 tuổi, bà hiện là Chánh Án Tòa Phúc Thẩm Liên Bang số 7. Nước Mỹ có tất cả 13 Tòa Phúc Thẩm Liên Bang, Tòa Phúc Thẩm Liên Bang số 7 (đặc trách các tiểu bang Illinois, Indiana, Wisconsin).
Tiến sĩ luật Amy Barrett tốt nghiệp ưu hạng Cử Nhân Văn Chương tại Đại Học tư Rhodes Colleges, Tiểu bang Tennessee năm 1994, tốt nghiệp ưu hạng Tiến Sĩ Luật tại Đại Học tư Notre Dame Law School, Tiểu bang Indiana năm 1997. Giáo sư tại đại học Notre Dame Law School, chánh án Tòa Phúc Thẩm Liên Bang 7. Cách đây vài năm Thượng nghị sĩ Chuck Grassley đã tuyên bố “Nữ Giáo sư Amy Barrett là một học giả pháp lý xuất sắc, bà nhận được sự tôn trọng của các đồng nghiệp và sinh viên trong lãnh vực pháp luật về chánh trị. Bà Barrett còn là một tín đồ Công giáo tận tụy, nồng nhiệt chứng tỏ vai trò của đức tin trong cuộc sống”.
Có bị trục trặc tại Thượng Viện Hoa kỳ vì lý do chính trị không?
Đảng Cộng Hòa đã có con số cần thiết để bảo đảm ứng cử viên Tòa Án Tối Cao Pháp Viện của Tổng thống Donald Trump đề bạt sẽ có cuộc bỏ phiếu phê chuẩn tại Thượng Viện. Thượng nghị sĩ (TNS) Mitt Romney của tiểu bang Utah đã đồng ý. Như vậy có 51 TNS ủng hộ cần thiết trong việc xúc tiến bỏ phiếu cho ứng viên do TT Trump đề cử để thay thế bà chánh án Tối Cao Pháp Viện Ruth Ginsburg vừa qua đời tuần trước.
Tin tặc cao nguyên Việt Nam vừa bị trục xuất sau 7 năm ngồi tù ở Mỹ
Lời người post: Ai nói Việt nam không giỏi về vi tính, tin tặc Việt cũng có tầm vóc quốc tế đấy chứ! Rất tiếc tin tặc này không hack vào máy của của Bộ Chính Trị đảng CSVN xem họ bán nước cho Tầu Cộng như thế nào? Sống tại Gia Lai một vùng đồi núi Tây Nguyên Việt Nam mà tin tặc Ngô Minh Hiếu hack vào các công ty dữ liệu Hoa Kỳ để ăn cắp hồ sơ cá nhân và thẻ tín dụng để bán cho người khác nên sa vào vòng pháp luật tại Mỹ.
Đứng sau một trong những hệ thống bán danh tính khách hàng lớn nhất từng tồn tại, tin tặc (hacker) Ngô Minh Hiếu kiếm được hơn 3 triệu USD trước khi bị tình báo Mỹ bắt tại đảo Guam năm 2013.
Ngô Minh Hiếu sinh năm 1989 ở Gia Lai và có biệt danh Hieupc. Vừa được thả và trục xuất về Việt Nam sau 7 năm ngồi tù tại Mỹ, Hiếu đã liên hệ với trang KrebsOnSecurity từ nơi cậu ta đang phải bắt buộc cách ly do đại dịch Virus Vũ Hán, để chia sẻ câu chuyện tin tặc của mình. Hiếu hy vọng sẽ thuyết phục những người giỏi về máy tính đừng đi theo vết xe đổ của mình. [Đọc tiếp]
Hiện tượng lạ tại Mỹ: Xe ngựa, xe trâu, xe bò của dân Amish diễn hành ủng hộ TT Trump
Dân Amish là ai ở Mỹ?
Nghe qua như là chuyện giả tưởng nhưng đó là sự thật – theo Wikipedia: Người Amish (tiếng Đức: Amische) là một nhóm các tín đồ Kitô Giáo duy trì truyền thống, có liên hệ với các giáo hội Tin Lành Mennonite, cả hai nhóm đều chia sẻ chung nguồn gốc Anabaptist từ Thụy Sĩ. Người Amish được biết đến với cuộc sống đơn giản, trang phục giản dị, và vẫn duy trì chế độ tự cung cấp, ít phụ thuộc vào phương tiện kỹ thuật tiến bộ như dụng cụ bằng điện, xe hơi, điện thoại, internet v.v.. Lịch sử của người Amish bắt đầu với một cuộc ly giáo trong một cộng đồng Anabaptist ở Thụy Sĩ và Alsace vào năm 1693 do Jakob Ammann dẫn dắt. Những người theo Ammann được gọi là người Amish. Có thể nói là thuộc vào loại bảo thủ nhứt Hoa Kỳ! Tuy ít giao thiệp với xã hội văn minh Hoa Kỳ, nhưng những gì đã và đang xảy ra với xã hội Mỹ mấy tháng nay đã làm cho họ cảm thấy vô cùng lo ngại nước Mỹ đang hướng đến một tương lai vô cùng đen tối nếu ông Biden thắng cử.
Theo cơ quan truyền thông Mỹ, người Amish – người sống ở khu vực ngoại ô trong nhiều thế kỷ, mới đây họ xuất hiện bằng cách lái xe ngựa, cưỡi trâu để tạo thanh thế cho TT Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống.
Trong nhiều thế kỷ, những người Amish này đã không màng thế sự, không tham gia vào các tranh chấp chính trị, tại sao họ lại ra mặt ủng hộ TT Trump? Video dưới đây là cuộc diễn hành ủng hộ TT Donald Trump của dân Amish:
Tối cao Pháp viện Mỹ và giông bão chính trị
Ta thường nghe các đảng phái ở Mỹ chỉ mong có cơ hội được bổ nhiệm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện nhằm bảo vệ ý thức hệ cũng như quyền lợi của mình. Lại có nhiều người khác nói đến tính độc lập của các thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện, rằng họ có thể ra phán quyết bất lợi cho vị tổng thống đã bổ nhiệm mình, hay bất lợi cho chính đảng chính trị đã đưa họ lên.
Chuyện này trên thực tế thì thế nào?
Mức độ trung thành
Một nghiên cứu của hai giáo sư luật, Lee Epstein (Đại học Washington) và Eric A. Posner (Đại học Chicago) cho thấy, tất cả các thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện Mỹ từ 1937 đến 2014 (trừ duy nhất một người) đều bỏ phiếu ủng hộ vị tổng thống đã bổ nhiệm họ trong đa số các vụ án/vấn đề, với tỷ lệ trung bình là 65%.
Sau vị tổng thống bổ nhiệm, các thẩm phán cũng có xu hướng bỏ phiếu nghiêng về các tổng thống cùng đảng trong các vụ án liên quan đến các vị này. [Đọc tiếp]