Mỹ cân nhắc lệnh cấm nhập cảnh đối với đảng viên Cộng Sản Tàu
Chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét lệnh cấm đến Mỹ đối với các thành viên của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) và gia đình họ, theo nguồn thạo tin nói với New York Times. Hành động này được cho là một cú đòn nặng ký tiếp theo hàng loạt các chế tài mà chính quyền Trump đã công bố đối với Bắc Kinh, dự báo sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai nước.
Ngoài việc cấm nhập cảnh đối với các thành viên của ĐCST và gia đình họ, sắc lệnh dự thảo này cũng có thể bao gồm việc thu hồi thị thực của những người thuộc diện nói trên hiện đang ở Mỹ, tiến tới việc trục xuất họ ra khỏi nước Mỹ.
Một số nội dung trong dự thảo cũng đề cập tới việc hạn chế nhập cảnh vào Mỹ đối với thành viên của Quân Đội Trung Cộng (PLA) và giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp nhà nước. [Đọc tiếp]
Kế hoạch chiêu dụ hệ thống điệp viên bằng “mật ong” của Trung Cộng
Các doanh nhân người Anh làm việc tại Trung Cộng nói rằng Bộ An ninh Quốc gia Trung Cộng rất giỏi trong việc thiết lập “vò mật ong” trên lãnh thổ quốc gia họ. Một tài liệu từ Tổ chức tình báo quân sự MI6 của Anh cáo buộc Trung Cộng ngấm ngầm thao túng các nhân vật quan trọng của Anh, bao gồm các chính trị gia, để hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông khổng lồ của Trung Cộng ở nước này. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức Zehofer cảnh báo, Đức cần đối diện với các mối đe dọa tương tự, bao gồm cả các hoạt động gián điệp của Trung Cộng chống lại quốc gia này.
Úc sẽ tham gia tập trận của “Bộ tứ” nhằm đối phó Trung Cộng
Đài truyền hình Úc, ABC hôm 14/07/2020 cho biết có nhiều khả năng Úc sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar cùng với Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong chiến lược ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng.
Đây sẽ là một chiến thắng ngoại giao quan trọng đối với Úc. Mặc dù từ 2017, bốn nước “Quad” đã tăng cường đối thoại về an ninh, nhưng việc mở rộng cuộc tập trận Malabar là một lợi thế quân sự. Lâu nay Ấn Độ vẫn nghi ngờ sự cam kết của Úc về quốc phòng, nhất là khi chính phủ Rudd từ chối tham gia năm 2008; và New Delhi cũng không muốn chọc giận Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Chuyển ngữ: tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về Biển Đông ngày 13/07/2020
Vị trí của Hoa Kỳ về yêu sách hàng hải ở Biển Đông
Thông cáo báo chí
Michael R. Pompeo, Secretary of State
Hoa Kỳ bảo vệ chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hiện nay, chúng tôi [Hoa Kỳ] đang tăng cường chính sách của Mỹ như sự sống còn ở vùng gây tranh chấp trong khu vực Biển Đông (The South China Sea). Chúng tôi tuyên bố rõ rằng: Bắc Kinh, đòi hỏi yêu sách đối với hầu hết các nguồn tài nguyên ngoài khơi Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, đó là hành động bắt nạt để kiểm soát vùng Biển Đông.
Ở Biển Đông, Hoa Kỳ tìm cách giữ gìn hòa bình và ổn định, duy trì tự do trên biển theo luật pháp quốc tế, duy trì giao thông thương mại trên biển không bị cản trở và chống lại mọi nỗ lực sử dụng sức mạnh cưỡng chế hoặc ép buộc của kẻ mạnh để giải quyết tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ sâu sắc những quyền lợi với nhiều đồng minh và đối tác của chúng tôi, những người từ lâu đã tán thành một trật tự quốc tế dựa trên các quy luật của nó. [Đọc tiếp]
Mỹ chính thức bác bỏ yêu sách của Trung Cộng về Biển Đông
Theo hãng tin AP, hôm thứ Hai (13/7), chính phủ Mỹ đã chính thức phát đi tuyên bố bác bỏ gần như toàn bộ các yêu sách lãnh thổ chính của Trung Cộng đối với Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 phát đi tuyên bố cho hay: “Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, và chiến dịch bắt nạt để kiểm soát vùng biển này của họ cũng là bất hợp pháp”.
Mặc dù các giới chức Hoa Kỳ trước đây đã từng gọi các hoạt động của chế độ Trung Cộng tại vùng biển này là “bất hợp pháp”, nhưng tuyên bố nêu trên của Ngoại trưởng Pompeo đại diện cho sự phản đối chính thức của Mỹ về các yêu sách cụ thể của Bắc Kinh. Sự phản đối này của Washington phù hợp với phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài quốc tế. Philippines đã thách thức các yêu sách của Trung Cộng tại Biển Đông và năm 2016, Manila đã đưa vụ tranh chấp lãnh hải này ra tòa án quốc tế. [Đọc tiếp]