Robert Lighthizer: Bệnh dịch này cho thấy Mỹ quá phụ thuộc vào nhập khẩu giá rẻ
Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer, cho hay Mỹ sẽ tăng cường sản xuất nội địa các sản phẩm y tế quan trọng trong tình trạng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã để lộ ra điểm yếu chiến lược khi phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ Trung Cộng.
Ông Lighthizer phát biểu trong buổi họp các Bộ trưởng Thương mại của G20 rằng Washington đồng ý cần phải giải quyết sự đứt gãy chuỗi cung ứng và nhận thức rõ tác động của hành động của Mỹ lên các nước láng giềng.
“Không may là, giống như những nước khác, chúng tôi đang học được rằng trong cuộc khủng hoảng này, việc quá phụ thuộc vào nước khác để làm nguồn nhập sản phẩm y tế giá rẻ đã tạo ra một điểm yếu chiến lược đối với nền kinh tế của chúng tôi”, ông Lighthizer nói. [Đọc tiếp]
Nhiều công ty xe hơi tại Mỹ qua sản xuất máy thở để chống đại dịch “virus Vũ Hán”
Công ty xe hơi Ford sẽ sản xuất máy thở cho công ty General Electric (GE) thuộc phân xưởng sản xuất dụng cụ y tế. Công ty Ford nói rằng vì trường hợp khẩn cấp chống đại dịch “virus Vũ Hán” đang lan tràn trên nước Mỹ, cho nên công ty làm xe hơi Ford sẽ lấy sơ đồ máy thở của công ty GE thiết kế lại đơn giản và tiện gọn hơn chứ không cồng kềnh như máy của hãng GE làm bởi công ty Airon ở Florida.
Hôm nay công ty Ford cho biết là cơ quan FDA đã chấp nhận sơ đồ máy thở mới của họ.
Ford đang tiến hành máy móc để sản xuất máy thở cho công ty GE và sẽ sớm giúp đỡ cho công ty Airon ở Florida gia tăng sản xuất máy thở thở theo kiểu này. Công ty sản xuất Ford đã từng giúp làm mặt nạ phòng độc và mũ trùm đầu cho nhân viên y tế. [Đọc tiếp]
Quân đội Đài Loan sẵn sàng đối phó Trung Cộng
ĐÀI BẮC – Một viên chức quốc phòng Đài Loan nói rằng quân đội đảo quốc này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công nào có thể xảy ra từ Trung Cộng, trong thời gian dịch “virus Vũ Hán” bùng phát.
Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Đài Loan Chang Guan-chung nói trước quốc hội hôm thứ Hai (30/03), “Trong tình huống đại dịch bùng phát, nếu Trung Cộng có hành động quân sự dẫn đến xung đột khu vực, họ sẽ bị thế giới lên án, và bất kể điều gì xảy ra, Đài Loan đều đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó.” [Đọc tiếp]
Tình hình Biển Đông trong đại dịch vi khuẩn Vũ Hán
Theo luật Biển 1982 và dựa trên những yếu tố lịch sử thì Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam không thể tranh cãi. Thế mà Trung Cộng tự vẽ đường “bản đồ lưỡi bò 9 gạch” chiếm 90% diện tích Biển Đông rồi tự xưng chủ quyền của Tàu Cộng do cha ông của chúng để lại! Ngoài ra theo luật Biển Đông có những phần chồng lấn chủ quyền của Philippines, Malaysia, Brunei.
Trong cơn đại dịch “vi khuẩn Vũ Hán”, mặc dù bệnh dịch lan tràn tàn phá nước Tàu, nhưng tham vọng xâm lược của Trung Cộng vẫn tiếp tục thực hiện trên Biển Đông đều đặn. Hiện nay TT Duterte của Philippine đầu hàng Tập Cận Bình và đã có những tuyên bố rụt đầu bán nước, Việt Nam đi đêm bán đứng Biển Đông cho Trung Cộng theo hiệp nghị Thành Đô 1990, còn Malaysia thì khi chống khi lùi!
Trong đại dịch vi khuẩn Vũ Hán, ba nước Việt Nam, Malaysia, Philippine tuyên bố tạm gác việc tranh chấp Biển Đông qua một bên…như vậy là bỏ ngõ cho Trung Cộng xâm lược!
Virus corona: Hiệu quả của thuốc chloroquine chưa được chứng minh chắc chắn
Thuốc chống sốt rét chloroquine là thần dược để chữa trị cho mọi bệnh nhân “virus Vũ Hán”? Đây là câu hỏi mà có lẽ cả thế giới đang chờ lời giải đáp, vào lúc một số nước như Pháp và Mỹ đã cho phép sử dụng loại thuốc này trong bệnh viện, tuy với mức độ khác nhau.
Cái Nguy Thực Sự của trận Đại Dịch là sự Sụp Đổ của Xã Hội
(Bản dịch bài “The Real Pandemic Danger Is Social Collapse” của Branko Milanovic, đăng trên tạp chí Foreign Affairs, ngày 19/03/2020. Branko Milanovic hiện đang dạy tại Graduate Center of the City University of New York (CUNY), ông từng là kinh tế gia trưởng trong Ban Nghiên Cứu của World Bank.)
Cho đến tháng 3, 2020, toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi một con ác quỷ mà họ chưa tìm thấy cách đối phó hiệu quả, kéo dài bao lâu thì chưa ai có thế tiên đoán chính xác. Những tác hại về mặt kinh tế từ trận đại dịch do con vi trùng mới này gây ra, không nên được hiểu như một vấn đề thông thường mà kinh tế vĩ mô có thể giải quyết hay làm giảm bớt được. Thay vào đó, thế giới có thể chứng kiến một thay đổi cơ bản về tính chất của nền kinh tế toàn cầu. [Đọc tiếp]