Bao nhiêu gián điệp của Đảng CS Tàu nằm vùng tại Mỹ?
Tổng dân số của Úc và Canada khoảng 50 triệu người, nếu ĐCST phái đến tới 2.000 gián điệp, vậy thì với “kẻ thù” như Mỹ có dân số gấp khoảng sáu lần Úc và Canada thì ĐCST sẽ đưa đến bao nhiêu gián điệp? Có gì khác biệt giữa gián điệp của ĐCST và phần còn lại của thế giới?
Năm 2005 nhật báo New York đưa tin, quan chức ngoại giao của Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) là Trần Dụng Lâm trú tại Úc xin được “bảo hộ chính trị” đã gây cơn sốt dư luận, không chỉ vì Chính phủ Úc bị chỉ trích xử lý không thỏa đáng (từ chối bảo hộ, nhưng đồng ý đơn xin thị thực cư trú), còn vì Trần Dụng Lâm tiết lộ rằng gián điệp của ĐCST ở Úc có tới hơn cả ngàn người. Dân số Úc chỉ có 20 triệu người (ít hơn Đài Loan), nhưng ĐCST lại đưa đến nước này số lượng gián điệp khủng khiếp như vậy. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam 365 triệu USD khắc phục hậu quả chiến tranh
Ngày 5/12/2019, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam (Bộ Quốc phòng) và Trung tâm Hành động Quốc gia Khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường đã tổ chức lễ động thổ dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại Sân bay Biên Hòa do Mỹ tài trợ một phần trị giá 300 triệu USD. Tại buổi lễ, hai phía cũng ký một thỏa thuận khai triển dự án hỗ trợ người khuyết tật trị giá 65 triệu USD.
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ nói đây là sự kiện có tính cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Bà Caryn R. McClelland, Đại biện Lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói tại buổi lễ rằng “hai nước sẽ một lần nữa minh chứng với thế giới một ví dụ tuyệt vời về quan hệ đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong đó hai cựu thù lựa chọn trở thành đối tác, vượt qua quá khứ và mở đường hướng tới một ương lai hữu nghị và thịnh vượng chung.” [Đọc tiếp]
Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ”Vành đai và Con đường (BRI)”
Tân Cương (Xinjiang) là cầu nối giữa Trung Cộng với các thị trường Trung Á, Trung Đông và Châu Âu, biến nơi này thành trung tâm của “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI). Đây là trung tâm hậu cứ lớn nhất trong số các nước BRI. Trong số sáu hành lang kinh tế BRI đã được lên kế hoạch, ba hành lang sẽ đi qua Tân Cương, bao gồm Hành lang kinh tế Trung Cộng – Pakistan nối Kashgar ở Tân Cương với hải cảng Gwadar ở Pakistan. Một trung tâm phân phối cũng đang được phát triển tại Khorgos trên biên giới giữa Tân Cương và Kazakhstan.
Bắc Kinh hy vọng rằng Tân Cương có thể đóng vai trò như một trung tâm vận chuyển và trung tâm về thương mại, hậu cứ và văn hóa của khu vực. Trong năm 2017, khoảng 66 tỷ USD đã được đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Tân Cương – tăng 50% so với năm trước. Đường bộ và đường sắt cao tốc đã được xây dựng để kết nối khu vực này với các khu vực khác của Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Ngân sách quốc phòng của NATO tăng nhiều nhất từ trước đến nay, lên mức 130 tỷ USD
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) 2019 đang diễn ta tại London nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập liên minh quân sự này.
Tại một hội nghị vào thứ ba (3/12) tại London, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã ca ngợi Tổng thống Trump về những cam kết mạnh mẽ vào sự tiến bộ của liên minh, với chi tiêu của các nước thành viên đã tăng tới 130 tỷ Đô la và sẽ trên đà tăng tới 400 tỷ Đô la vào năm 2024.
Tổng thống Trump công bố trên Twitter, hôm thứ Hai (2/12): “Trong vòng 3 thập niên trước cuộc bầu cử của tôi, chi tiêu của NATO đã giảm 2/3 và chỉ có ba thành viên NATO khác đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ. Kể từ khi tôi nhậm chức, số lượng đồng minh NATO thực hiện nghĩa vụ của họ nhiều hơn GẤP ĐÔI, và chi tiêu của NATO đã tăng tới 130 tỷ Đô la!” [Đọc tiếp]
Lãnh đạo NATO tuyên bố chung chống lại mối đe dọa từ Nga và Trung Cộng
Tại hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm hợp tác hôm thứ Tư (4/12), các nhà lãnh đạo NATO đã gác lại những bất đồng, và tuyên bố sẽ cùng nhau chống lại mối đe dọa chung từ Nga và chuẩn bị cho sự trỗi dậy của Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Vụ Bãi Tư Chính chỉ là đòn thăm dò để Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt
Vụ Trung Cộng cho tàu khảo sát và hải cảnh vào hoành hành trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Bãi Tư Chính tiếp tục được giới quan sát quốc tế chú ý.
Trong một bài phân tích công bố ngày 28/11/2019, tiến sĩ Lê Thu Hường, chuyên viên phân tích cao cấp thuộc Chương Trình Quốc Phòng và Chiến Lược tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc ASPI đã cho rằng: Khi công khai xâm lấn Việt Nam ở Biển Đông, Bắc Kinh muốn thăm dò phản ứng không chỉ của Hà Nội, mà còn của cả khu vực, thậm chí của toàn thế giới.
Bài biên khảo mang tựa đề “Cách tiếp cận của Việt Nam đối với các tranh chấp ở Biển Đông và bài trắc nghiệm Hải Dương Địa Chất 8” đã được công bố trên trang web của Học Viện Quan Hệ Quốc Tế Úc (Australian Institute of International Affairs). Ý đồ của Trung Cộng khi gây nên “sự cố Bãi Tư Chính” là gây áp lực tâm lý với Việt Nam vào thời điểm Hà Nội đang phải bận tâm trước nhiều sự kiện trọng đại.
Hạ Viện Mỹ thông qua Dự luật lên án việc giam cầm người Uighur, làm TC giận dữ
– Hạ viện Mỹ thông qua dự luật Duy Ngô Nhĩ với số phiếu áp đảo 407/1.
– Trung Cộng bày tỏ giận dữ về việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật áp đặt các biện pháp cấm vận đối với Bắc Kinh vì chính sách đàn áp hàng triệu người sắc tộc Uighur (Duy Ngô Nhĩ)
Với 407 phiếu thuận và 1 phiếu chống duy nhất, Hạ Viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ chiếm đa số, hôm thứ Ba 3/12 thông qua Đạo luật Uighur 2019. Luật này lên án việc Trung Cộng giam cầm khoảng 1 triệu người Uighur, người Kazak và người Hồi giáo sắc tộc khác ở những nơi mà họ gọi là ‘trại cải tạo’ tại vùng Tân Cương hẻo lánh.
Dự luật này, nếu thành luật, sẽ áp đặt các biện pháp chế tài đối với các quan chức Trung Cộng bị coi là có trách nhiệm trong việc giam cầm người Uighur, đặc biệt là ông Chen Quanguo (Trần Toàn Quốc), Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tân Cương. [Đọc tiếp]
Báo Trung Cộng: Mỹ ‘kích động’ Việt Nam ‘đối đầu’ với Bắc Kinh
Một ấn phẩm của Đảng Cộng sản Tàu mới đăng tải một bài bình luận nói rằng Mỹ dùng việc phát triển năng lượng với Việt Nam làm “vỏ bọc” nhằm “kích động” Hà Nội “đối đầu” với Bắc Kinh trên biển, cũng như nhằm biến Việt Nam thành “tốt thí”.
Dưới tiêu đề “Hoa Kỳ không thể sử dụng hợp tác năng lượng với Việt Nam để thúc đẩy các lợi ích ở khu vực”, bài viết của một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Trung Cộng tại Đại học Nam Kinh trên tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo) có đoạn: “Mục đích chiến lược cốt lõi của Mỹ là sử dụng việc phát triển năng lượng chung với Việt Nam làm vỏ bọc để kích động Hà Nội có các bước đi mạnh mẽ hơn trong cuộc đối đầu trên biển với Trung Cộng”.
Bài đăng trong mục “bình luận” còn đề cập tới vụ “đối đầu” của tàu Trung Cộng và Việt Nam ở Bãi Tư Chính, vốn từng gây căng thẳng trong quan hệ song phương, đồng thời cho rằng Hà Nội “hy vọng các cường quốc ngoài khu vực, trong đó có Mỹ và Nhật, có thể ủng hộ mình”.
Bài viết cũng nêu chuyến thăm tới Nhật Bản và Mỹ của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh hồi tháng Chín và tháng Mười vừa qua để, theo lời tờ báo này, “nỗ lực thuyết phục thêm các công ty năng lượng hợp tác thăm dò dầu khí ở ngoài khơi với Việt Nam”. Ngoài ra, Global Times cũng nhắc tới việc Mỹ và Việt Nam “ký bản ghi nhớ về Quan hệ Đối tác Toàn diện về Năng lượng Việt – Mỹ”.
Trung Cộng tham vọng mua cả thế giới
Những bình luận nóng của báo Pháp:
Thời sự được nhiều báo Pháp ra hôm nay chú ý: NATO kỷ niệm 70 năm thành lập tại Luân Đôn trong bối cảnh liên minh này đang rệu rã chưa từng thấy. Hội nghị khí hậu quốc tế COP 25 báo trước bế tắc, khi các nước lớn vẫn thiếu quyết tâm chính trị chung. Tuy nhiên các báo dành khá nhiều dung lượng cho chủ đề Trung Cộng.
Nhật báo La Croix trở lại dự án Một vành đai Một con đường vẫn được báo giới quen gọi là “những con đường tơ lụa mới”, một dự án đặc trưng cho tham vọng bành trướng của Trung Cộng ra thế giới. Nhật báo Công Giáo chạy tựa lớn trang nhất “Trung Cộng đang mua thế giới như thế nào”. [Đọc tiếp]