Monthly Archives: July 2019

Những tín hiệu bất thường và nguy hiểm

Chúng ta đã/đang chứng kiến cuộc khẩu chiến giữa phát ngôn viên từ hai Bộ Ngoại giao Việt – Trung, mà thực chất là chủ trương từ những cấp cao hơn (Bộ Chính trị của mỗi đảng) dùng tàu cảnh sát biển ghìm nhau mấy tuần qua ngoài Bãi Tư Chính. Cuộc truy đuổi giữa tàu Trung Cộng (TC) với tàu VN trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của VN trên một Biển Đông mà “mối tình hữu nghị sáng như rạng đông…” ấy dường như bắt đầu có mùi máu.

Vì ngửi thấy mùi tanh của máu nên đảng và nhà nước bắt đầu tính đến chuyện phải đẩy “dân đen” vào cuộc. Tuy nhiên, cuộc huy động toàn dân lần này đang vấp phải sự chống đối của một số tầng lớp tinh hoa. Nhưng… bất luận ý đồ thật – giả của đảng và nhà nước đến đâu, nếu lúc này mà từ bỏ ý thức và hành động phản kháng, thì vô hình trung, người dân Việt đang truyền đi những tín hiệu khá bất thường và nguy hiểm. [Đọc tiếp]

The Diplomat: Đảng Cộng Sản Tàu đã tự tạo ra chính điều mà họ vẫn sợ hãi

Một đống ấn phẩm của Pháp Luân Công bị đốt cháy trên đường phố ở Shouguang, tỉnh Sơn Đông, trong lúc người dân địa phương đứng nhìn ngày 4 /8/1999.(Ảnh: The Diplomat)

Bà Sarah Cook là một nhà nghiên cứu Đông Á, phụ trách thông cáo các vấn đề Trung Cộng trong tổ chức nhân quyền Freedom House. Bà là tác giả của nghiên cứu: “Cuộc chiến vì linh hồn Trung Hoa: Sự hồi sinh tín ngưỡng, đàn áp và phản kháng dưới thời Tập Cận Bình“. Ngày 20/7 vừa qua, The Diplomat đã đăng tải bài viết của bà Sarah Cook có tựa đề “In July 1999, the CCP created exactly what it had feared” (Tạm dịch: Tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) tự tạo ra chính điều mà họ vẫn sợ hãi) nói về thời điểm cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu 20 năm trước. Dưới đây là bản dịch toàn văn bài viết. Nguyên bản tiếng Anh

Trong những năm 1990, phong trào thực hành thiền định và tâm linh Pháp Luân Công nổi lên như một hoạt động khí công, thể dục và sức khỏe tại Trung Cộng, một phần nhờ sự trợ giúp của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nằm ngoài sự chú ý của truyền thông quốc tế, và thậm chí phát triển phần nào ngoài sự chú ý của Đảng Cộng sản, nhóm khí công này đã quy tụ hàng chục triệu người tập từ các ngành nghề, địa vị xã hội, và khu vực địa lý khác nhau trên khắp Trung Cộng. Cuối thập niên 1990, từ chỗ được nhà cầm quyền Bắc Kinh tán thành, Pháp Luân Công dần dần bị quấy nhiễu. Vào tháng 7/1999, môn này đột ngột trở thành mục tiêu của một cuộc thanh trừng ở quy mô lớn. [Đọc tiếp]

Vụ bãi Tư Chính: Quốc hội Mỹ ủng hộ Việt Nam, lên án Trung Cộng

Dân biểu Eliot Engel Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ

Hôm 26/7, Dân Biểu Eliot Engel, Dân Biểu Liên Bang của tiểu bang New York thuộc đảng Dân Chủ – hiện là Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ đã thẳng thừng lên án Trung Cộng “can thiệp vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”, đồng thời ông khẳng định đứng về phía Việt Nam trong cuộc đối đầu giữa lực lượng Việt Nam và Trung Cộng đang diễn ra tại bãi Tư Chính trên biển Đông. 

“Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, các hành động của Trung Cộng cấu thành sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)”, Dân Biểu Engel nói: “Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác trong khu vực của chúng tôi để lên án sự hung hăng này. Cộng đồng quốc tế phải tiếp tục duy trì trật tự dựa trên quy tắc và luật pháp quốc tế. Tôi kêu gọi Trung Cộng rút ngay lập tức tất cả các tàu khỏi lãnh hải của các nước láng giềng và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này.” [Đọc tiếp]

Điều trần Mueller: Thất bại “ngoạn mục” của Đảng Dân chủ

Công Tố Viên đặc biệt Robert Mueller điều trần trước Quốc Hội ngày 24/07/2019

Phiên điều trần của công tố đặc biệt Robert Mueller, điều được xem cơ hội duy nhất để Đảng Dân chủ làm sống lại thuyết âm mưu “Trump thông đồng với Nga” đã trở thành một trong những thất bại thảm hại nhất trong lịch sử chính trị được phơi bày trước công chúng Mỹ.
Sau khi Robert Mueller, người dẫn đầu cuộc điều tra “Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016” khép lại hơn 2 năm điều tra bằng kết luận “không đủ bằng chứng ông Trump thông đồng với Nga”, đảng Dân chủ lập tức tỏ ra không hài lòng và tức khắc yêu cầu ông phải “điều trần”. Cũng giống như trong suốt 2 năm cuộc điều tra diễn ra, truyền thông và Đảng Dân chủ đã thổi vào công chúng Mỹ các ý tưởng rằng việc ông Mueller khai chứng trước quốc hội sẽ vạch trần mọi tội lỗi của ông Trump và băng nhóm tội đồ của ông ta. Những thành viên chóp bu trong Quốc hội của Đảng Dân chủ, chính những người đã nói như đinh đóng cột rằng cuộc điều tra của Mueller sẽ kết tội ông Trump, thì nay lại tiếp tục lớn tiếng tố cáo Trump là “kẻ thông đồng chưa bị kết án”, một kẻ phạm tội tày đình và xấu ác. [Đọc tiếp]

Bãi Tư Chính : Bắc Kinh sẽ còn quấy nhiễu nếu quốc tế không lên tiếng

Cho đến hôm nay 24/07/2019, các tàu Trung Cộng vẫn tiếp tục hiện diện gần giàn khoan ở phía tây bãi Tư Chính của Việt Nam. Nhà nghiên cứu Swee Lean Collin Koh, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng thuộc trường đại học Nanyang, Singapore nhận định, sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Cộng tại bãi Tư Chính dường như không có hồi kết.

[Đọc tiếp]

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu ra khỏi bãi Tư Chính

Lời người post: Bắc Kinh nằm lì ở bãi tư Chính trong vùng EEZ của Việt Nam, không chịu rút tàu khai thác dầu khí  và hải cảnh ra khỏi thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam lên tiếng đòi “Trung Cộng rút ngay lập tức”. Chuyện gì xẩy ra?  Có động chạm về quân sự chăng? Chưa thấy có dấn hiệu rõ rệt…  Việt Nam chỉ dựa vào 3 thế để đòi “Trung Cộng rút ngay lập tức”:
1) Mỹ đang lên tiếng hỗ trợ về ngoại giao và quân sự.
2) Dàn khoan tại bãi Tư Chính là của Nga.
3) Nga thuê công ty của Nhật khoan dầu tại lô 06.1 thuộc vùng bải Tư Chính.
Điều quan trọng là không thể để “sự việc im dần rồi chìm xuồng” – như vậy thì năm sau Trung Cộng lại dở thủ đoạn tương tự. Một khi họ đủ sức mạnh quân sự thì họ nổ súng để chiếm.
Lúc này cần một gỉai quyết dứt khoát là:
1) Trên lý thuyết: Đường Lưỡi Bò bất hợp pháp bởi phán quyết của toà án La Haye năm 2016 và Luật Biển Quốc Tế 1982 (UNCLOS) đã ấn định,
2) Trên thực tế: Phải chứng tỏ Đường Lưỡi Bò mà Trung Cộng cưỡng chiếm không có hiệu lực có sự bảo đảm của quốc tế. [Đọc tiếp]

CSVN là tên “ba xoay” để bảo tồn chế độ

Nguyễn Xuân Phúc trình diện Trump tại G20 ở Nhật Bản (6/2019)

Sau năm 1975, CSVN lên báo, đài truyền thông diễu cợt, mạt sát cô gái “ba xoay”. Cho rằng cô  này không đoan chính, lương lẹo. Câu chuyện được hư cấu: Thời còn trẻ, cô làm “bồ nhí” ông chủ Ba Tàu ở Chợ Lớn để moi tiền. Thời Pháp đến thì bỏ ông Ba Tàu làm “Me Tây”. Thời Mỹ đến thì xoay qua làm “Me Mỹ”. Người phụ nữ này qau ba thời sóng gió lịch sử thì xoay ba lần gọi là “ba xoay”…. Việt Cộng nhục mạ cô gái “ba xoay” không chừa một ngôn từ xấu xa nào cả…. Mục đích chửi xéo chế độ Việt Nam Cộng Hoà.

Dù là chuyện hư cấu, nhưng người phụ nữ chỉ dùng “tài sản” riêng tư của mình để “ba xoay”.  Còn đảng Cộng Sản Việt Nam dùng xương máu của hàng triệu sinh linh để “ba xoay” thì phải tính tội gì với lịch sử?  Phải dùng ngôn từ nào để mạt sát đảng CSVN?
– 88 năm trước, CSVN ca tụng chủ nghĩa Mac-Lenin vô địch – họ điên cuồng đấu tranh giai cấp, giết chết hằng triệu người.
– Theo lệnh quan thầy Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế phát động cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam Tự Do chết 3 triệu người.
– Nay tại bãi Tư Chính đã thấy rõ CSVN đang dỡ trò ba xoay “theo Mỹ” dựa thế.
– Nếu năm 1954, thời chia đôi đất nước, mà Hồ Chí Minh và  đảng CSVN chỉ cần một chút thông minh – một chút thôi, thì họ đâu phát động chiến tranh “đánh Mỹ cứu nước” rồi hôm nay lại xoay qua “mong mõi hợp tác” với Mỹ (nhìn thái độ xum xoe của Nguyễn Xuân Phúc đối với Trump tại Hội Nghị G20 ở Nhật)

Nay thấy rõ, CSVN là thứ ba xoay  từ: “Nga”, “Tàu” rồi “Mỹ”…. 

Đồng bào Việt Nam hãy ghi tâm, khắc dạ rằng: “Cộng Sản Việt Nam dù có xoay theo Nga, theo Tàu hay theo Mỹ chỉ để duy trì chế độ độc toàn trị của họ mà thôi, chứ họ không bao giờ họ đi theo con đường tự do dân chủ mà dân tộc Việt Nam mong muốn cả!”.

Đoàn Sinh Lộ

‘Việt Nam mong bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ đóng góp quan hệ 2 nước’

Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper tuyên thệ nhậm chức ngày 23/07/2019

Lời người post: Tại sao Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Thượng Tướng Nguỵ Phượng Hoà lên nắm chức Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng ngày 19/03/2018 thì CSVN im re, mà ngày 23/07/2019 Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper lên chức thì CSVN kêu gọi mong mõi hợp tác?

Ông Mark Esper được Thượng viện Mỹ phê chuẩn ngày 23/7 để trở thành lãnh đạo Ngũ Giác Đài. Bộ Ngoại giao Việt Nam hy vọng ông sẽ thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt Nam.

“Việt Nam mong muốn Bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ sẽ tiếp tục đóng góp vào quan hệ hai nước, trong đó có lĩnh vực quốc phòng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bình luận về Tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trong buổi họp báo chiều 25/7.

Bà Hằng nói thêm quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ đang phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh – quốc phòng.

Ông Mark Esper, cựu chiến binh và nguyên chuyên viên vận động hành lang công nghiệp quốc phòng, được Thượng viện Mỹ phê chuẩn hôm 23/7 để chính thức trở thành lãnh đạo Bộ Quốc Phòng Hao Kỳ.

[Đọc tiếp]

Tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cứng giọng về Trung Cộng

Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper (mặc vest xám qua đường) ngày đầu tiên đến Ngũ Giác Đài làm việc 24/07

Tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 24/7 nói rằng chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc là câu chuyện về an ninh quốc gia cũng như kinh tế.

“Tôi đã nghiên cứu Trung Cộng lâu nay và tôi cũng rất quan tâm tới Trung Cộng”, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nói với nhóm các phóng viên tại Ngũ Giác Đài khi ông được hỏi về xung đột đang leo thang giữa Washington và Bắc Kinh.

“Tôi cho rằng chúng ta cần rất quan tâm tới việc công nghệ Trung Cộng xâm nhập vào hệ thống của chúng ta hay của các đồng minh. Huawei chính là điển hình cho điều đó”, ông Esper cho biết, đồng thời khẳng định thêm rằng ông ủng hộ những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm cô lập hãng công nghệ Trung Cộng.

“Khi tôi ở Brussels ba tuần trước, chúng tôi đã nói chuyện này với các bộ trưởng quốc phòng về cách thức giữ gìn sự toàn vẹn của các mạng lưới của chúng tôi trong liên minh và điều đó sẽ tiếp tục quan trọng”, ông Esper nói, đề cập tới chuyến thăm NATO trên cương vị Quyền bộ trưởng Quốc phòng.

[Đọc tiếp]

Tuần duyên Mỹ ‘hợp tác chặt chẽ với Việt Nam’ giữa tình hình đụng độ ở Bãi Tư Chính

Một trong những chiếc tàu tuần tra của Mỹ đầu tiên được trao cho cảnh sát biển Việt Nam tại một buổi lễ ở Quảng Nam ngày 22/5/2017.

Lực lượng Tuần duyên Mỹ cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để củng cố năng lực thực thi chủ quyền trên Biển Đông giữa lúc các tàu hải cảnh của Việt Nam và Trung Cộng tiếp tục đối đầu nhau gần Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa.

Truyền thông trong nước dẫn lời Tư lệnh Tuần duyên Mỹ Karl L. Schultz nói hôm 23/7 rằng Tuần duyên Mỹ (USCG) nhấn mạnh quan hệ hợp tác với Cảnh sát biển Việt Nam và tái khẳng định cam kết lâu dài đối với an ninh khu vực trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiếp tục phức tạp. [Đọc tiếp]

Thế lực thân địch (*)

Tàu Hải Cảnh của Trung Cộng phạm luật ở Bãi Tư Chính thuộc vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam

Hai tuần lễ đã trôi qua việc bãi Tư Chính bị tàu khai thác địa chất Trung Cộng được tàu Hải cảnh yểm trợ vẫn loanh quanh “rà soát” trên vùng biển Việt Nam đang làm dư luận nóng lên với hàng trăm nhận định khác nhau nhưng chung quy người Việt Nam trong và ngoài nước vẫn như đang ngồi trên lửa vì hành vi xâm lấn trắng trợn của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

Dư luận tỏ ra phẫn nộ khi miệng Trung Cộng tiếp tục khuyên nhủ Việt Nam nên vì đại cục trong khi tay thì thò vào tận vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền từ bao lâu nay. Trung Cộng lâu nay vẫn thế, dã tâm chiếm hết Biển Đông bằng đường lưỡi bò trắng trợn không ngần ngại dư luận hay công pháp quốc tế. Bắc Kinh vẫn lấy vũ lực làm căn bản đối với những nước nhỏ chung quanh vùng biển mà nó gọi là tranh chấp mà thật ra là thái độ vũ phu của kẻ vừa mạnh vừa lưu manh nhận vơ chủ quyền các nước về mình nhằm thôn tính một vùng tài nguyên rộng lớn mà từ bao lâu nay chúng vẫn thèm thuồng nhưng chưa nuốt nỗi. [Đọc tiếp]

‘Bẫy nợ ngoại giao’ cùng rủi ro mà các nước gánh chịu và cái giá Bắc Kinh phải trả khi triển khai Sáng kiến Vành đai, Con đường

Hình minh hoạ

Các nhà phê bình lo ngại rằng Trung Cộng đang sử dụng những khoản vay để tạo ra sự phụ thuộc và đạt được tầm ảnh hưởng về chính trị từ kế hoạch này. Chưa dừng ở đó, Bắc Kinh còn phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ chính quê nhà.

Trung Cộng là một trong những quốc gia có dấu ấn phát triển lớn nhất trên thế giới. Đây là quốc gia duy nhất có lưu lượng tài chính quốc tế chính thức lớn hơn Mỹ. Tuy nhiên, Washington đã chi nhiều gấp 4 lần vào Hỗ Trợ Phát Triển Chính thức (ODA) so với Trung Cộng. Trong khi đó, dòng tiền của Trung Cộng chủ yếu được chi cho các khoản vay đối với những dự án về cơ sở hạ tầng, năng lượng và truyền thông. Các dự án này là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) – phương tiện chính của Trung Cộng nhằm thúc đẩy sự phát triển cả ở trong và ngoài nước. [Đọc tiếp]

Yếu tố mấu chốt trong tham vọng thống lĩnh công nghệ toàn cầu của Trung Cộng

Con đường tơ lụa kỹ thuật số cho thấy rõ tham vọng của Trung Cộng trong nỗ lực trở thành nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu. (Ảnh: China Daily)

Con đường tơ lụa kỹ thuật số có thể sẽ trở thành mấu chốt giúp Trung Cộng cạnh tranh với Mỹ trong bối cảnh 2 nước ganh đua ảnh hưởng toàn cầu và khu vực.

Trung Cộng đang khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, đáng chú ý nhất là thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) tham vọng của Tập Cận Bình.

BRI đánh dấu sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Cộng, từ “che giấu sức mạnh, chờ đợi thời cơ” trở thành “nắm bắt cơ hội, vươn ra biển lớn” của Tập Cận Bình.

Các chuyên gia tin rằng Con đường tơ lụa kỹ thuật số, một thành tố của BRI sẽ có vai trò quan trọng trong việc xác định năng lực của Trung Cộng trong việc định hình trật tự thế giới mới nổi của thế kỷ 21. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Mỹ tố cáo Bắc Kinh khiêu khích, yêu cầu chấm dứt quấy nhiễu

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm nay 20/07/2019 bày tỏ quan ngại về “những hành động khiêu khích liên tục” của Trung Cộng nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của các nước láng giềng ở Biển Đông, đặc biệt là tại vùng biển được Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Trong thông cáo hôm nay được AFP và Reuters trích dẫn, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus nhận định : “Những vụ khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Cộng nhằm ngăn trở việc triển khai các hoạt động dầu khí ngoài khơi các nước khác đang đe dọa an toàn năng lượng của khu vực”. [Đọc tiếp]

Nhà cầm quyền Việt Nam lên tiếng về bãi Tư Chính

Một tàu hải giám của Trung Cộng có tại bãi Tư Chính.

Ngày 19/07,  Bộ Ngoại giao nhà cầm quyền CSVN nêu đích danh nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Cộng “đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam” trong khu vực Biển Đông, một hành động hiếm hoi trong những phản ứng chính thức của Việt Nam đối với những  “khiêu khích” của Trung Cộng trong những năm gần đây. Trước đây CSVN cho đó là tàu lạ.

Trả lời báo chí, phát ngôn viên  Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Cộng đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Cộng đều là thành viên”. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt