12 Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ yêu cầu TT Bush đề cập vi phạm nhân quyền tại Việt Nam

Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam đến Hoa Kỳ bị 12 dân biểu liên bang phản đối gửi thư yêu cầu Tổng Thống Bush đề cập đến vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với Nguyễn Tấn Dũng.

Dân Biểu Sanchez Gửi Thư Đến Tổng Thống Bush Yêu Cầu Đề Cập Tình Trạng Nhân Quyền Trong Cuộc Gặp Gỡ với Thủ Tướng Việt Nam và Đề Nghị Liệt Kê Việt Nam Lại Vào Danh Sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt


WASHINGTON, D.C. – Để chuẩn bị cho chuyến viến thăm Washington sắp tới của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Dân Biểu Loretta Sanchez, đồng Chủ Tịch Nhóm Việt Nam Caucus cùng các đồng nghiệp khác trong một lá thư thúc đẩy Tổng Thống Bush nhấn mạnh tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi ông nên liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC).

Hằng năm từ khi năm 2001, Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (gọi ngắn là USCIRF) đã đề nghị Hoa Kỳ nên liệt kê Việt Nam vào danh sách CPC. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xóa tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC vào tháng 11 năm 2006. Từ lúc đó Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế tiếp tục đề nghị Hoa Kỳ nên bỏ Việt Nam vào lại danh sách CPC. Dưới Chính Phủ Bush, Việt Nam đã được làm thành viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), được hưởng Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR) và được trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An.

Lá thư cũng nhấn mạnh mối quan tâm đặc biệt đến các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa đang bị đàn áp tại Việt Nam mà Bộ Ngoại Giao không chú tâm đến. Những vụ đàn áp đó đi ngược lại các công ước nhân quyền quốc tế như Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và qui định trong Công Ước Quốc-Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Xin vui lòng xem lá thư dưới đây. Đi kèm là một copy bằng PDF.

(Bản tiếng Việt do Phan Lưu Quỳnh lược dịch)

Ngày 20 tháng 6 năm 2008
Ngài George W. Bush
Tổng thống
Toà Bạch Ốc
Washington, DC 20500

Thưa Tổng thống Bush:

Nhân chuyến viếng thăm sắp tới của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Toà Bạch Ốc , chúng tôi viết thư cho ông để bày tỏ mối quan tâm mạnh mẽ của chúng tôi về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Mặc dù các tuyên bố mâu thuẫn của Việt Nam, tình trạng nhân quyền đã tồi tệ hơn kể từ khi Việt Nam được cấp cho quy chế bình thường hoá quan hệ thương mãi và nâng đỡ vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới vào năm 2007. Chúng tôi hy vọng rằng ông sẽ dùng chuyến viếng thăm của Thủ tướng Dũng như một cơ hội để nêu ra những tình trạng tồi tệ này. Chúng tôi cũng mạnh mẽ khẩn cầu ông hãy tái chỉ định Việt Nam như một quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) dưới Ðạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998.

Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã đề nghị Viêt Nam bị nêu danh là một một quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) hàng mỗi năm kể từ năm 2001. Bộ Ngoại giao đã thi hành lời đề nghị này vào năm 2004 và 2005 nhưng lại gỡ bỏ sự chỉ định CPC này vào tháng 11/2006. Từ đó, Uỷ ban vẫn tiếp tục đề nghị trạng thái CPC cho Việt Nam. Sự chỉ định này lại được Uỷ ban đề nghị trong bản báo cáo thường niên của họ vào tháng 5/2008.

Uỷ ban quả quyết rằng việc Bộ Ngoại giao gỡ bỏ sự chỉ định CPC cho Việt Nam vào tháng 11/2006 là quá hấp tấp. Cộng thêm vào thực tế của những vi phạm liên tục đến tự do tôn giáo, thì việc tháo gỡ sự chỉ định CPC đã đình hoãn lại các cơ cấu ngoại giao vốn đã đưa đến một sự gặp gỡ giao tiếp song phương có hiệu quả về tự do tôn giáo và những quan tâm khác về nhân quyền, do đó tháo bỏ luôn cả tiềm năng khuyến khích và lôi kéo cần thiết để thúc đẩy chính phủ Việt Nam tiếp tục cải thiện tình trạng nhân quyền. Do đó, nhằm mục đích để nêu lên những mối quan tâm dai dẳng, nghiêm trọng về tự do tôn giáo của Việt Nam và nói một cách hoàn toàn rõ ràng cho chính phủ Việt Nam biết rằng tự do tôn giáo và vấn đề nhân quyền liên hệ là những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng đến quan hệ song phương, Uỷ ban thúc giục chính phủ Hoa Kỳ hãy tái chỉ định Việt Nam là một quốc gia một quốc gia cần quan tâm đặc biệt.

Chúng tôi cũng rất quan ngại về một số “tù nhân đáng quan tâm” hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam cũng như sự thiếu sót của Bộ Ngoại giao trong việc thừa nhận vấn đề này. Trong buổi điều trần trước Uỷ ban Ngoại giao Thượng viện Hoa Kỳ vào tháng Ba, ông Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Ðông Á và Thái Bình dương sự vụ Christopher Hill ghi nhận rằng “tất cả những cá nhân mà Hoa Kỳ đã nhận diện là các tù nhân đáng quan tâm về các lý do liên hệ đến tín ngưỡng của họ” đã được phóng thích bởi nhà cầm quyền Việt Nam, và vì lý do này cũng như các lý do khác thì Việt Nam “không còn đủ tiêu chuẩn như một nước vi phạm trầm trọng đến tự do tôn giáo”. Nhưng trong bản báo cáo tháng 5/2008, Uỷ ban đã nghi ngờ về tính hợp lý của Bộ Ngoại giao về những kết luận này

Uỷ ban tin tưởng rằng những cố gắng của Bộ Ngoại giao nhằm định nghĩa tù nhân tôn giáo là những người bị bắt giữ vì “các lý do liên hệ đến tín ngưỡng của họ” tạo ra một sự phân biệt quá cứng ngắc giữa hoạt động “chính trị” và “tôn giáo”, không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế. Ủy ban khẳng định rằng có lẽ có một số lớn “các tù nhân đáng quan tâm” về tôn giáo, bao gồm các nhà đấu tranh ủng hộ tự do tôn giáo nổi tiếng như Linh mục Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Văn Ðài, các thành viên đang bị tù của đạo Hòa Hảo, Cao Ðài và các cộng đồng Phật giáo người Khmer; và các vị lãnh đạo tôn giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Công giáo bị đặt dưới sự quản chế hành chánh, vi phạm đến trọng tâm của việc bảo vệ nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo. Trong nhiều trường hợp mới đây, có những người bị bắt giữ vì đã tổ chức hoặc tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa để phản đối việc hạn chế tự do tôn giáo, theo dõi và tố cáo các vụ xúc phạm đến tự do tôn giáo, hoặc công khai kêu gọi cho sự cải tổ chính trị hoặc luật pháp cần thiết để bảo đảm cho quyền tự do tôn giáo.

Những vụ giam giữ này vi phạm đến các văn kiện nhân quyền quốc tế, trong đó có Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị

Một lần nữa, chúng tôi hy vọng rằng ông sẽ dùng chuyến viếng thăm sắp tới của Thủ tướng Dũng như một cơ hội để nêu ra những quan tâm như chúng tôi đã mô tả. Chúng tôi cũng mạnh mẽ khẩn cầu ông hãy tái chỉ định Việt Nam như là một quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC), như đã được đề nghị bởi Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế trong bản báo cáo tháng 5/2008 của họ. Những quyền lợi của Hoa Kỳ tại Việt Nam không nên chỉ duy nhất bao quanh vấn đề giao thương, và chúng tôi tin tưởng rằng việc tái chỉ định Việt Nam như một quốc gia CPC sẽ khẳng định vai trò của đất nước chúng ta như một quốc gia bảo vệ nhân quyền quốc tế.

Kính thư,

Zoe Lofgren, Dân biểu
Tom Davis, Dân biểu
Loretta Sanchez, Dân biểu
Ileana Ros-Lehtinen, Dân biểu
James McGovern, Dân biểu
Frank Wolf, Dân biểu
Neil Abercrombie, Dân biểu
Edward Royce, Dân biểu
Maurice Hinchey, Dân biểu
Trent Franks, Dân biểu
Michael Honda, Dân biểu
Dana Rohrabacher, Dân biểu


(English)

June 20, 2008
The Honorable George W. Bush
The President
The White House
Washington, DC 20500

Dear President Bush:

In light of the upcoming visit of Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung to the White House, we write to express our strong concerns regarding human rights conditions in Vietnam. Despite Vietnam’s claims to the contrary, human rights conditions have deteriorated in Vietnam since being granted permanent normal trade relations and ascension into the World Trade Organization in January of 2007. We hope that you will use Prime Minister Dung’s visit as an opportunity to address these deteriorating conditions. We also strongly urge you to redesignate Vietnam as a Country of Particular Concern (CPC) under the International Religious Freedom Act of 1998.

The United States Commission on International Religious Freedom has recommended that Vietnam be named a CPC every year since 2001. The State Department followed this recommendation in 2004 and 2005 but removed this CPC designation in November 2006. Since then, the Commission has continued to recommend CPC status for Vietnam. This designation was again recommended by the Commission in its May 2008 Annual Report:

The Commission maintains that the State Department’s removal of the CPC designation for Vietnam in November 2006 was premature. In addition to the fact of ongoing religious freedom violations, removing the CPC designation suspended the diplomatic framework that had led to a productive bilateral engagement on religious freedom and other human rights concerns and therefore removed the potential incentives and leverage needed to urge the Vietnamese government to continue to improve its human rights record. Thus, in order to address Vietnam’s persistent, severe religious freedom concerns and articulate fully to the Vietnamese government that religious freedom and related human rights are critical matters affecting bilateral relations, the Commission urges the U.S. government to re-designate Vietnam a CPC.

We are also very concerned about the numerous “prisoners of concern” currently being held in Vietnam as well as the State Department’s failure to acknowledge this problem. In testimony before the United States Senate’s Foreign Relations Committee in March 2008, Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs Christopher Hill stated that “all those individuals that the United States had identified as prisoners of concern for reasons connected to their faith” had been released by Vietnam and that for this and other reasons Vietnam “no longer qualifies as a severe violator of religious freedom.” However, in its May 2008 Report, the Commission calls into question the State Department’s rationale for this finding:

The Commission believes that the State Department’s attempts to define religious prisoners as those arrested for “reasons connected to their faith” makes a too rigid distinction between “political” and “religious” activity not consistent with international human rights law. The Commission maintains that there may be scores of religious “prisoners of concern,” including well-known religious freedom advocates such as Fr. Nguyen Van Ly and Nguyen Van Dai; imprisoned members of Hoa Hao, Cao Dai, and Khmer Buddhist religious communities; and United Buddhist Church of Vietnam (UBCV) and Catholic religious leaders held under administrative detention, in violation of core human rights protections, including the freedom of religion. In many of the most recent cases, those detained organized or participated in peaceful demonstrations against religious freedom restrictions, monitored and publicized religious freedom abuses, or publicly called for legal or political reforms needed to guarantee religious freedom.

These detentions are in violation of international human rights instruments, including the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights.

Again, we hope that you will use Prime Minister Dung’s upcoming visit as an opportunity to address the concerns we have described. We also strongly urge you to redesignate Vietnam as a CPC, as recommended by the Commission in its May 2008 report. United States interests in Vietnam should not be encompassed solely by trade, and we believe that the redesignation of Vietnam as a CPC will affirm our nation’s role as an international protector of human rights.

Sincerely,
Zoe Lofgren, Member of Congress
Tom Davis, Member of Congress
Loretta Sanchez, Member of Congress
Ileana Ros-Lehtinen, Member of Congress
James McGovern, Member of Congress
Frank Wolf, Member of Congress
Neil Abercrombie, Member of Congress
Edward Royce, Member of Congress
Maurice Hinchey, Member of Congress
Trent Franks, Member of Congress
Michael Honda, Member of Congress
Dana Rohrabacher, Member of Congress

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt