Hoa Kỳ chuẩn bị chiến tranh trong những năm tới như thế nào?
Không quân Mỹ đang phát triển về chất và lượng vũ khí tấn công tầm xa nhằm thực hiện các cuộc tấn công tầm xa trong thời gian vỏn vẹn 10 phút. Không quân Mỹ (United State Air Force – USAF) đã đề ra các kế hoạch xây dựng lực lượng tấn công chiến lược tầm xa có đủ khả năng:
– Giành quyền chủ động, là lực lượng tham chiến đầu tiên;
– Lựa chọn mục tiêu kỹ, tấn công có trọng điểm;
– Đảm trách nhiều loại hình tấn công;
– Chi viện hỏa lực cho lực lượng mặt đất.
Mục đích là đáp ứng với yêu cầu tác chiến hiện đại, ứng phó với mọi mối đe doạ đến an ninh quốc gia và bảo đảm khả năng tấn công mục tiêu di động và mục tiêu kiên cố dưới mặt đất, rút ngắn thời gian tấn công và tiêu diệt mục tiêu hiện nay từ 45 phút xuống trong vòng 10 phút, đặc biệt là các mục tiêu quan trọng mang thời gian tính của đối phương, USAF sẽ nhanh chóng phát triển nhiều loại phương tiện tấn công tầm xa, nâng cao uy lực tấn công, với những biện pháp chủ yếu sau:
Tân trang máy bay tấn công:
Các máy bay tấn công sẽ được trang bị radar tổng hợp SAR (Synthetic Aperture Radar – SAR) và thiết bị chỉ thị mục tiêu di động, máy tính thế hệ mới và hệ thống điều khiển hoả lực.
Trong năm 2011, công việc trang bị radar SAR và hệ thống vũ khí tối tân hoàn thành, độ chính xác và tốc độ tấn công của máy bay đạt được mục tiêu đề ra. Dự kiến, đến năm 2015, khả năng tình báo, giám sát và trinh sát của máy bay Mỹ sẽ được cải thiện toàn diện, trở thành phương tiện tác chiến tích hợp tình báo, trinh sát và tấn công thành một thể thống nhất.
Phát triển máy bay tấn công tầm xa mới:
Loại máy bay mới này là một bộ phận của kế hoạch phát triển lực lượng tấn công tầm xa, tới 2.700km, có thể mang hơn 30 quả bom đường kính nhỏ (SDB) được điều khiển bởi hệ thống điện tóan chính xác; USAF dự kiến sẽ đưa vào trang bị 150 chiếc. Ngoài ra, Mỹ còn có ý định phát triển máy bay chiến đấu liên quân không người lái J-UCAV (Joint- Unmanned Combat Air System) trên cơ sở của máy bay chiến đấu không người lái X-45, X-47.
Máy bay J-UCAV hãng Boeing sẽ được dùng cho các nhiệm vụ tấn công như áp chế phòng không đối phương (SEAD), tác chiến điện tử và các chiến dịch liên quân phối hợp. Đây là sự kết hợp các chương trình trước đây do DARPA, USAF, Boeing, Hải quân Mỹ, Northrop Grumman tiến hành.
Phát triển máy bay vũ trụ ngoài tầng khí quyển
Máy bay vũ trụ có tốc độ phản ứng nhanh, có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên trái đất sau khi nhận lệnh 2 giờ, vì thế USAF luôn chú trọng phát triển máy bay vũ trụ. Để đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến chống khủng bố, USAF đang thực hiện chương trình Triển khai và tung phóng sức mạnh từ đất Mỹ – FALCON (Force Application and Launch from Continental United States). Chúng ta nhìn đoạn video của hãng truyền hình FOX News nói về chường trình DARPA FALCON của không quân Hoa Kỳ.
Phát triển hệ thống trinh sát, giám sát, giữ vững ưu thế liên lạc truyền thông trên chiến trường: Tập trung phát triển hệ thống trinh sát vệ tinh hình ảnh, vệ tinh của USAF sẽ phát triển theo hướng tiểu hình hóa, ứng dụng kỹ thật đa tần và siêu cao tần, có thể thám sát được mục tiêu di động trên mặt đất. Vệ tinh hình ảnh thế hệ thứ 6 là vệ tinh hình ảnh radar Lacrosse, trên vệ tinh có lắp radar tổng hợp SAR có độ phân giải 0.3-1 m, có thể quan sát trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm. Để thích ứng với nhu cầu của cuộc chiến chống khủng bố, xu thế phát triển trong tương lai của vệ tinh USAF là: Phát triển vệ tinh radar vũ trụ nhằm phát hiện và theo dõi mục tiêu di động trên mặt đất có tốc độ 4-100 km/h, trong phạm vi toàn cầu, cả ngày lẫn đêm. USAF sẽ đầu tư 4 tỷ USD để phát triển loại vệ tinh này, đến năm 2021 trang bị các radar vũ trụ cải tiến, cuối cùng trang bị 8-12 vệ tinh này trên vũ trụ, để giám sát toàn cầu. Phát triển vệ tinh trinh sát hình ảnh đa tần và siêu cao tần mục đích dùng để thám sát mục tiêu được ngụy trang, trên mặt đất, bao gồm vũ khí sát thương hàng loạt (vũ khí hạt nhân, sinh học, và hóa học). USAF cho biết, trong 5 năm tới sẽ nghiên cứu chế tạo thành công vệ tinh trinh sát đa tần, 10 năm tới sẽ nghiên cứu chế tạo thành công vệ tinh trinh sát siêu cao tần, kế hoạch đến trước năm 2024 trang bị vệ tinh giám sát siêu cao tần. Phát triển “vệ tinh công nghệ thế kỷ 21”: USAF cho biết loại vệ tinh này là “vệ tinh mini” hoặc “vệ tinh ảo”. Trên mỗi vệ tinh được lắp một máy thu hình ảnh tối tân, không những có thể thu được tín hiệu phản hồi do nó tự phát ra mà còn có thể thu được tín hiệu từ các vệ tinh mini khác, để có được sự phân tích tin tức chính xác.
Tăng cường năng lực thông tin liên lạc, chỉ huy, kiểm soát, cải thiện năng lực tấn công tức thời:
Năng lực thông tin liên lạc chỉ huy kiểm soát mạnh hay yếu quyết định trực tiếp đến năng lực tấn công tức thời. Để nâng cao hơn năng lực này, USAF sẽ chú trọng tăng cường xây dựng năng lực thông tin liên lạc, chỉ huy, kiểm soát. Cải tạo đường link dữ liệu L-16 cho tất cả các máy bay chiến đấu chủ yếu: Đường truyền dữ liệu L-16 là thiết bị quan trọng thực hiện kết nối giữa các nguồn thông tin, trung tâm chỉ huy, kiểm soát, máy bay và tên lửa, là phương thức quan trọng để cải thiện năng lực tấn công tức thì. Để nâng cao năng lực này trong tương lai, Mỹ sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi sử dụng đường truyền dữ liệu này. Phát triển “máy bay chỉ huy kiểm soát có nhiều thiết bị cảm biến” E-10: Loại máy bay này sẽ trở thành máy bay chỉ huy kiểm soát thế hệ sau, tích hợp được tính năng của các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm E-3, JSTAR E-8 và máy bay trinh sát điện tử RC-135. Theo ý tưởng của USAF, ngoài những tính năng trên, E-10 còn có khả năng chỉ huy, kiểm soát máy bay không người lái, phối hợp với radar trên vũ trụ và hệ thống tình báo, trinh sát giám sát.
Đẩy nhanh phát triển các hệ thống vũ khí hàng không, cải thiện hiệu quả tấn công:
Hệ thống vũ khí trên máy bay là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả tác chiến nên được USAF hết sức coi trọng. Tư duy cơ bản là phát triển theo hướng độ chính xác cao, uy lực lớn, tầm bắn xa, tác chiến trong mọi thời tiết và nhìn thấy những chí tiết nhỏ dưới đất. USAF sẽ phàt triển những vũ khí: Chế tạo hỏa tiễn hành trình không-đối-đất tàng hình tầm xa, tăng cường năng lực đột kích tầm xa. Tên lửa hành trình mà USAF phát triển chủ yếu là JASSM AGM-158. Cải tiến vũ khí có điều khiển chính xác bằng vệ tinh, nâng cao khả năng chống nhiễu. Hiện nay, USAF chủ yếu sử dụng 2 biện pháp là cải tạo thiết bị chống nhiễu và lắp thêm hệ dẫn dự bị. Phát triển vệ tinh dẫn đường thế hệ mới: USAF đang phát triển vệ tinh dẫn đường kiểu GPS III có tính năng ưu việt hơn là Pathfinder, có khả năng chống nhiễu xạ cao gấp 100 lần, dự kiến đến năm 2014 sẽ vào sử dụng. Phát triển bom đường kính nhỏ (SDB), tăng số lượng bom trên máy bay. Trọng lượng của bom SDB là 125kg, nhưng uy lực có thể bằng, thậm chí còn vượt cả bom JDAM có trọng lượng 908kg; dự kiến trang bị cho các loại máy bay chiến đấu thông thường F-15E, F-16, máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 và máy bay không người lái, trở thành vũ khí có điều khiển chính xác chủ yếu của USAF trong tương lai. Phát triển bom xuyên có điều khiển chính xác hạng nặng EGBU-28, nâng cao năng lực tấn công mục tiêu kiên cố ngầm dưới đất. Do đối thủ tác chiến ngày càng chú trọng phòng vệ các công trình trọng yếu như sở chỉ huy kiểm soát ngầm dưới đất nên USAF phát triển loại bom xuyên hạng nặng EGBU-28 để tấn công hủy diệt công sự kiên cố của đối phương.