Biển Đông căng thẳng: Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz Hoa Kỳ kềm chế ba hạm đội Trung Cộng
Tình hình Biển Đông càng ngày càng trở nên phức tạp và đáng lo ngại, Mỹ can thiệp nếu Trung Cộng có những hành vi gây chiến…hiện nay Mỹ là đồng minh với Phillipine, Nhật và Nam Hàn. Những nước này có ký hiệp ước bất tương xâm với Hoa Kỳ cho nên bất cứ những động liên hệ đến quân sự đều được Hoa Kỳ bảo vệ. Báo chí nhà nước Việt Nam có phần thiên về Mỹ mặc dù vẫn dè dặt sợ Tàu. Dưới đây là sưu tầm của trang nhà vietquoc.org về những diễn tiến tình hình quân sự Biển Đông từ ba tháng nay:
Diễn tiến xâm lăng của Trung Cộng xuống Biển Đông trong mấy tháng nay:
Theo đánh giá của các cơ quan quân sự thế giới cho rằng hải quân Trung Cộng dù không có hàng không mẫu hạm tối tân nhưng đứng hàng thứ hai trên thế giới. Trung Cộng bỏ ra một số tiền khổng lồ để trang bị cho mộng thôn tính biển Đông và lấn ra Thái Bình Dương. Điều này đã làm cho các nước Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, các nước khối ASIAN lo ngại, nhất là các nước đang trực tiếp liên hệ đến vùng “lưỡi bò” bị đe dọa trong đó Việt Nam là nạn nhân trực tiếp. Chắc chắn lực lượng Hải Quân Hoa kỳ không thể làm ngơ trước những xâm lăng một cách ngang ngược của Trung Cộng.
Hoa Kỳ đã đưa những tàu chiến tuần duyên tối tân đến nằm ở Singapore mục đích trấn an các nước Đông nam Á, tuyên bố nhất quyết bảo vệ các biển Nhật Bản đang tranh chấp với Trung Quốc…và giữ nguyên trạng tình trạng biển Đông như một trách nhiệm và quyền lợi của Hoa Kỳ.
Khi đưa siêu chiến hạm tối tân đến Singapore, Phó Đô đốc Thomas Copeman, Chỉ huy lực lượng tác chiến hải quân Hạm Đội 7 Thái Bình Dương của Mỹ cho biết rằng kế hoạch đưa chiến hạm USS Freedom đến Singapore nhằm thực hiện một số nhiệm vụ tác chiến mặt nước, và trấn an các đồng minh trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc triển khai nhiều tàu chiến mới trên Biển Đông. Tàu chiến đầu tiên mang tên USS Freedom đã điều đến Singapore vào đầu tháng 03/2013.
Tàu USS Freedom được thiết kế để sử dụng vào nhiệm vụ sẵn sàng đối phó nhanh chóng với các mối đe dọa đang gia tăng và luôn luôn có khả năng làm chủ mọi tình huống chiến trường trên các miền duyên hải. USS Fredom loại siêu chiến hạm của lực lượng hải quân Hoa Kỳ, có khả năng tàng hình. Chiến hạm dài 115.3m, tốc độ di chuyển đạt tới 87 km/giờ, tầm hoạt động 6500 km; tàu được trang bị 02 động cơ xăng, 02 động cơ diesel, 04 động cơ hơi nước. Ngoài trang bị hệ thống radar quan sát 3 chiều (3-D) loại AN/SQR-20. LCS-1, còn được trang bị trọng pháo MK-110 loại 57 mm, hỏa tiển RIM-116 và các hỏa tiển NETFIRES PAM.
USS Freedom có khoảng chừng 120 thủy thủ; 02 máy bay MH-60R/S Seahawks, máy bay không người lái MQ-8 Fire Scout và trực thăng SH-60 và CH-53.
Sự hiện diện USS Freedom bắn một tín hiệu cho Trung Cộng rằng I’m here (tôi đang hiện diện)
USS Freedom đến Singapore nhằm đáp ứng tình hình quân sự khi Trung Cộng đưa tàu chiến mới và mạnh nhất có tên Liễu Châu loại 054A đến vùng Biển Đông, một hành động khiêu khích làm cho tình hình thêm phức tạp. Chiến hạm Liễu Châu được tăng cường vào hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc, trở thành chiếc tàu thứ 6 thuộc loại này hiện diện trong khu vực.
Tàu chiến Liễu Châu loại 054A không phải là thiết kế mới, nhưng chiếc Liễu Châu vừa bổ sung cho Hải Quân Trung Quốc được trang bị những công nghệ tối tân hàng đầu với một hệ thống hỏa tiễn phòng không có khả năng phá hủy các mục tiêu trên không ở khoảng cách tới 50 km. Tàu Liễu Châu dưới sự chỉ huy của Hạm đội Nam Hải đóng ở Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông, giới phân tích cho rằng nhiệm vụ chính của con tàu đa năng này được trang bị vũ khí tinh vi này là nhằm để xâm lăng biển Đông.
Trung cộng tiếp tục leo thang thô bạo biển Đông
Ngày 25 tháng 05 vừa qua, Trung Cộng dương oai diệu võ tập trận quy mô điều động cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải tập trận bắn đạn thật ngoài ngoài khơi biển Đông…trong cuộc tập trận bắn đạn thật này 5 binh chủng của ba hạm đội trên gồm Chiến Hạm Trên Biển, Tàu Ngầm, Không Quân thuộc binh chủng Hải Quân, Quân trú phòng ven biển, và Thủy Quân Lục Chiến chia thành hai phe đối nghịch bắn đạn thật trong điều kiện điện từ nhiễu sóng phức tạp, trong cuộc tập trận này Trung Cộng còn bắn hỏa tiển tiêu hủy tàu chiến của đối phương.
Cuộc tập trận hù dọa các nước trong khối ASIAN nhất là các nước tranh chấp vùng biển Đông đã làm cho không khí rất căng thẳng trên biển Đông. Cuộc tập trận của Trung Cộng đưa tín hiệu chống lại Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử tối tân USS Nimitz tập trận bảo vệ an ninh hàng hãi ngoài khơi biển Đông nhằm dằn mặt Trung Cộng đang đưa tàu chiến đe dọa vùng bải biển Cỏ May thuộc quần đảo Trường Sa mà Phillipine đang cho là chủ quyền của họ. Kể từ tháng Sáu năm 2013, Trung Cộng tăng cường sức mạnh quân sự quyết tâm trấn giữ “lưỡi bò” mà Trung Cộng đã tự chiếm một cách phi pháp, xây huyện đảo Tam Sa trên hòn Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa Việt Nam. Ngoài ra còn có một lực lượng quân đồn trú khác thuộc hạm đội Nam Hải phụ trách Biển Đông cũng đóng quân trên đảo Hoàng Sa. Như vậy quân của Trung Cộng trên đảo Hoàng Sa lớn thứ ba sau quân đóng ở biên giới Hoa-Ấn và eo biển Đài Loan… Chứng tỏ âm mưu thôn tính của Trung Cộng đã quyết tâm lộ rõ đàm phán bằng mũi súng.
Hoa Kỳ làm trò ngoạn mục kềm chế ba hạm đội Trung Cộng
Trong khi tình hình Trung Quốc và Philippines đang đối đầu ở Bãi Cỏ Mây, đây là một phần thuộc lãnh hải Việt Nam trong quần đảo Hoàng Sa bị Philippines chiếm đóng phi pháp… tình hình ở Bãi Cỏ May đang căng thẳng thì hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm CVN-68 USS Nimitz của Mỹ xuất hiện và có những hành động áp đảo trên biển Đông.
USS Nimitz đã tiến hành một cuộc diễn tập mang tên “Yểm trợ giữ đảo”, mục đích chính là uy hiếp lực lượng tàu chiến Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây, đồng thời cũng nhắc nhở đồng minh Philippines về một “diễn biến khó lường” trong tương lai.
Ngày 15 tháng 6, 2013 vừa qua, Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz đã tập trận chung với lực lượng hải quân 2 nước Nhật – Hàn trên biển Hoa Đông với khẩu hiệu “Bảo vệ quyền lợi hải dương”. Cuộc diễn tập này chỉ kéo dài một ngày nhưng có quy mô cực lớn, điều này đã khiến Trung Quốc lo ngại và rất không hài lòng.
Sau đó, bắt đầu từ ngày 22/05/2013, trên đường đến biển Đông, USS Nimitz đã tiến hành hàng loạt biểu dương lực lượng như như cất, hạ cánh khẩn cấp máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet, bổ sung đạn dược trên biển, và huấn luyện bắn đạn thật với các mục tiêu cơ động trên biển.
Tất cả các hoạt động này không những giới truyền thông tin Mỹ đưa tin rầm rộ mà Bộ Tư Lệnh Hải Quân Mỹ và Hạm đội 7 thông báo công khai. Ví dụ như ngày 22/05/2013 Các phi vụ cất cánh của máy bay cảnh báo sớm (AWACS) E-2C “Hawkeye”, máy bay trinh sát – tác chiến điện tử EA-6B Prowler, và ngày 23/05 hoạt động dồn dập của phi cơ tiêm kích F/A-18 Super Hornet…
Trên tất cả các bức ảnh còn chú thích rõ: Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz trên biển Đông. Ngoài ra, nhiệm vụ của Hàng Không mẫu Hạm USS Nimitz được giải thích rõ là hợp tác an ninh khu vực và an toàn hàng hải. Trong khi đó, trên biển Đông đang có sự hiện diện tàu chiến của đầy đủ 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Cộng.
Thông thường, Mỹ không bao giờ công khai hoạt động của các tàu chiến ở khu vực biển Đông, nhưng từ khi tình hình Bãi Cỏ Mây trở nên căng thẳng, đột nhiên thông tin về hoạt động của các tàu chiến Mỹ trở nên nhộn nhịp bất thường. Điều này không nằm ngoài mục đích cảnh cáo các tàu chiến Trung Quốc, răn đe Trung Quốc là Mỹ sẽ hậu thuẫn cho Philippines trong cuộc chiến sống còn trên biển Đông.
Giới truyền thông, báo chí cho biết, Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz mang theo chi đội máy bay tấn công 11, bao gồm máy bay tiêm kích F/A-18 C/D/E/F; đội máy bay dự cảnh số 117, chủ yếu là máy bay E-2C “Hawkeye”, đồng thời tăng cường thêm một đội máy bay chống tàu ngầm, và máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler.
Hộ tống Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitzcòn có các tàu thuộc Chi đội tàu khu trục 23, bao gồm: Tuần dương hạm lớp Ticonderoga CG-65 USS Chosin, khu trục hạm lớp Arleigh Burke DDG-102 USS Sampson, khu trục hạm lớp Arleigh Burke USS Pinckney (DDG 91) và tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry USS Rentz (FFG 46), ngoài ra, còn có 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công cực mạnh.
Trong thời gian qua, hình ảnh được truyền tải chính là hoạt động của tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet. Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng của Hãng McDonnell Douglas sản xuất chuyên dụng trên tàu sân bay. Tổng cộng đến nay Mỹ đã sản xuất tới 1458 chiếc máy bay loại này.
F/A-18 Super Hornet là loại máy bay trên Hàng Không mẫu Hạm đầu tiên đầy đủ 2 chức năng tiêm và cường kích. Ngoài trang bị tên lửa chống hạm AGM-84, F/A-18 Super Hornet còn có khả năng không chiến, tấn công mặt đất rất mạnh, hơn nữa nó thuộc loại máy bay đã được huấn luyện rất thành thục của không quân trực thuộc hải quân Hoa Kỳ.
Từ đầu năm nay, hải quân Mỹ đã gia tăng đáng kể sự hiện diện trên biển Đông, đặc biệt là thời gian hoạt động càng ngày càng dài của các Hàng Không Mẫu Hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Tháng trước, CVN-74 USS John C.Stennis vừa mới có những hoạt động quân sự trên biển Đông.
Khi đó, phóng viên của hải quân Mỹ đã phát đi một nguồn tin từ trên Hàng Không Mẫu Hạm: “Biển Đông đang là trọng điểm tranh chấp của một số quốc gia vì lượng dự trữ dầu mỏ và tài nguyên hải dương phong phú, nhưng biển Đông là tuyến đường biển quốc tế cực kỳ quan trọng, mỗi năm hơn 1/3 lượng hàng vận tải biển trên thế giới lưu thông qua đây. Hải quân Mỹ cũng có trách nhiệm bảo vệ an ninh biển và an toàn hàng hải trên tuyến đường này”.
Hạm đội tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz lần này đến biển Đông với mục đích công khai là “Tăng cường hợp tác với hải quân các nước bạn bè ASEAN, thể hiện quyết tâm bảo vệ lợi ích của đồng minh”. Hiện tình hình Philippines – Đài Loan và Philippines – Trung Quốc đang hết sức căng thẳng, sự có mặt của USS Nimitz ở biển Đông có giá trị trấn an đồng minh hết sức to lớn.
Các máy bay dự cảnh E-2C sẽ mượn cớ huấn luyện để giám sát và thu thập thông tin tình báo về tàu thuyền của Đại Lục và Đài Loan trên biển Đông. Từ các thông tin đó, hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz của Mỹ tiến hành diễn tập với các khoa mục yểm trợ cho các tàu vận tải, chi viện hỏa lực trên không và trên biển cho lực lượng trấn giữ các đảo hoặc trực tiếp tấn công chiến hạm đối phương. Điều này đã làm lộ rõ hành động chống lưng cho Philippines trong việc xâm lăng các đảo từ phía Trung Quốc.
Một điều đáng chú ý, Bãi Cỏ May là lãnh hãi của Việt nam nhưng sao Việt Nam im re mà để cho Phillipine nghênh chiến với Trung Cộng! Nếu mai này khi gió yên sóng lặng, sự phân chia lãnh hải rõ ràng thì Bãi Cỏ May thuộc về Phillipine hay Việt Nam?!
Trang nhà vietquoc.org sưu tầm.