ẤN ĐỘ : KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRONG MÔI TRƯỜNG DÂN CHỦ

Tóm tắt nội dung Bài này là Bài phỏng vấn của Đài RFI truyền thanh về Việt Nam ngày 30.03.2010. An Độ là một tỉ dụ cụ thể cho Chủ trương Phát triển Kinh tế trong Môi trường Chính trị-Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico-Juridique Démocratique adéquat), đầu đề mà chúng tôi đã trường kỳ khai triển với 3 cuốn sách liên tiếp trong những năm 2009, 2010, 2011 và đã xuất bản tại Ventura, California : (i) DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN (xb 2009, 216 trang) ; (ii) DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (xb 2010, 305 trang) ; (iii) DÂN TRÊN ĐƯỜNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN (xb 2011, 465 trang).

Trong thời gian hiện nay, Việt Nam bắt tay với An Độ trong việc khai thác Biển Đông. Chúng tôi thấy rất hợp thời cập nhật Bài này và đăng như một hướng NỔI DẬY dứt bỏ một Cơ chế độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế, để toàn Dân có thể phát triển Đất Nước và chống lại xâm lăng Trung quốc.

GS – TS Nguyễn Phúc Liên

Viết về ẤN ĐỘ, một cường quốc Kinh tế tương lai, như một bài học dưới Chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ, chúng tôi dựa trên những bài báo hòan tòan có tính cách thời sự :

* Le Monde 09.03.2010: UNE LECON INDIENNE par Martin WOLF

* The Wall Street Journal 10.03.2010: INDIA’S MICROLENDERS TO SHARE DATA by Eric BELLMAN

* Financial Times 10.03.2010: SUGAR SUFFERS AS INDIA RAISES OUTPUT ESTIMATE by Chris BLOOD

* Financial Times 11.03.2010: PUTIN SEEKS TO BOLSTER LINK WITH NEW DELHI by James LAMONT

* The Wall Street Journal 11.03.2010: INDIA: WOMEN AND DEMOCRATY

* Le Monde 11.03.2010: EN INDE, GUERRES DES TERRES ENTRE PAYSANS ET INDUSTRIELS par Julien BOUISSOU

* Le Monde 11.03.2010: LES DEPUTES INDIENS VOTENT L’INSTAURATION D’UN QUOTA DE FEMMES AU PARLEMENT par Julien BOUISSOU

Hai Quốc gia đông dân nhất và nhì Thế giới, đó là Trung quốc và Ấn độ. Cả hai thuộc Á-châu và được Thế giới xếp vào những nước bắt đầu phát triển mạnh (Pays émergents). Nếu việc phát triển Kinh tế Trung quốc lấy độc đảng làm gốc và hiệu quả của phát triển là cho một nhóm người, thì Ấn Độ lấy dân làm gốc cho phát triển và hiệu quả của phát triển là cho dân. Nền Kinh tế Ấn Độ phát triển song hành với xây dựng Dân chủ. Đó là bài học qúy giá cho Chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ của chúng tôi áp dụng cho Việt Nam.

Chính Kinh tế gia Martin WOLF cũng lấy tựa đề bài viết của Ông trong Le Monde 09.03.2010 là “UNE LECON INDIENNE“ (BÀI HỌC ẤN ĐỘ). Vào thập niên 1970, Kinh tế gia Martin WOLF là người Trách Nhiệm chính của Ngân Hàng Thế Giới tại Ấn Độ. Ông là bạn thân từ 39 năm nay của Kinh tế gia Montek Singh AHLUWALIA, Phó Chủ tịch  ỦY BAN KẾ HỌACH KINH TẾ ẤN ĐỘ, đứng sau Thủ tướng MANMOHAN SINGH.

Viết chính yếu về Kinh tế Ấn độ như một bài học tích cực cho Việt Nam cần được áp dụng, chúng tôi cũng nhắc đến Kinh tế Trung quốc, với những nan đề đang gặp phải hiện nay, làm một bài học cho Việt Nam, nhưng là bài học tiêu cực cần phải tránh.

Chúng tôi đề cập đến những điểm sau đây :

=>       Kinh tế Trung quốc, một bài học phải tránh

=>       Kinh tế An độ: Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ

=>       An Độ: Dân chủ hóa Chương trình phát triển Kinh tế bền vững

Kinh tế Trung quốc,một bài học phải tránh

Kinh tế Trung quốc là Kinh tế hướng ngọai, lệ thuộc vào thăng trầm của những nước ngòai, nhất là những cường quốc Kinh tế đã phát triển. Chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO, trong Diễn văn trước Quốc Hội Nhân dân ngày 14.03.2010, đã tuyên bố rằng 60% xuất cảng của Trung quốc là từ những Công ty nước ngòai liên doanh sản xuất tại Trung quốc do Nhân lực rẻ. (Le Monde 16.03.2010, trang 16)

Chúng tôi xin trích ra đây đọan tóm tắt rất gọn và xác thực về Kinh tế Trung quốc, đăng trong Financial Times 09.03.2010, trang 10, để độc giả so sánh với việc Phát triển Kinh tế Ấn độ mà chúng tôi sẽ viết dài trong hai phần sau đó:

“It is absurd that a poor country (national income per capita was some $3,000 las year) should be devoting its human and physical resources to producing gadgets for the enjoyment of consumers elsewhere when ordinary Chinese are not reaping the fruits from this effort. A large part of proceeds is instead saved and recycled into lending to rich western countries”

(Thật là phi lý một nước nghèo (thu nhập quốc gia theo vốn là khỏang $3,000 năm ngóai) đã hy sinh nguồn nhân lực và vật chất để sản xuất những lọai hàng nhất thời mua vui cho những khách tiêu thụ nơi khác trong khi ấy những người Trung quốc bình thường không được hưởng những thành quả từ sự cố gắng ấy. Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và chuyển thành những vốn cho những nước giầu Tây phương vay). (Financial Times 09.03.2010, p.10)

Đó là nền Kinh tế sản xuất những “gadgets” để mau chóng xuất cảng mua vui cho những người tiêu thụ tại những xứ khác, do một nhóm đảng tổ chức thu tiền nhanh vào cho mình và rồi chuyển những tiền ấy ra đặt tại những xứ giầu Tây phương.  Người dân chỉ được hưởng một phần rất nhỏ hiệu quả Kinh tế qua đồng lương bóc lột. Đó là Kinh tế Trung quốc.

Bình thường, thì những Lãnh đạo chính trị độc tài bưng bít không dám nói ra những khuyết điểm của một nền Kinh tế do chính mình điều hành Kế họach Phát triển. Nhưng lần này, ngày 14.03.2010 trước Quốc Hội Nhân dân, một Thủ tướng đành phải thú nhận những đe dọa cho Kinh tế Trung quốc có thể dẫn đến những bất ổn Xã hội và Chính trị. Ôn Gia Bảo nói rõ rệt như sau:

“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement”

(Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16)

Lạm phát (Inflation)

Trung quốc đang lo sợ lạm phát. Tháng hai vừa rồi lạm phát tăng 2.7% và Nhà nước đang lo sợ rằng lạm phát tòan năm có thể lên 2 con số. Chính Ôn Gia Bảo đã nhắc lại rằng năm 1989, vụ đẫm máu tại Thiên An Môn là do lạm phát tăng lên hai con số.

Sự phân phối không đồng đều những thu nhập

(Redistribution inéquitable des revenus)

Đúng theo hình ảnh Kinh tế Trung quốc mà Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, đã tóm tắt như trên đây. Đó là Kinh tế Mafia đảng CSTQ, bóc lột nhân lực đại đa số dân Trung quốc mà không cho họ hưởng tương xứng với thu nhập, đám Mafia đảng trở thành giầu sụ và tiền thu nhập lại chuyển ra nước ngòai đầu tư chứ không đầu tư trong nước để đa số dân nghèo có thể được hưởng. Đồng Nhân Dân Tệ là tiền của Tầu mà chính đám Mafia giầu có lại sợ giữ tiền Tầu, nên mua đồng Đo-la để trữ. Tờ Le Monde ngày 16.03.2010, trang 16 viết:

“La Chine est alarmée par le fait que le fossé ville-campagne va continuer à se creuser dans la mesure òu le pays se focalise sur le développement urbain et pas du monde rural.”

(Trung quốc bị báo động bởi sự việc là hố sâu thành phố—nhà quê sẽ tiếp tục tự đào sâu thêm ở mức độ nước này đặt tiêu điểm phát triển thành thị và không phải là lãnh vực nông thôn)

Cách đây 6 năm, số người giầu từ 150 triệu Đo-la, liên hệ với đảng CSTQ, là 100 người. Ngày nay con số đó đã tăng lên 1’000 người (Le Monde 16.03.2010, p.16)

Tham nhũng (Corruption)

Tham nhũng mọi cấp tràn lan. Không cho hối lộ, thì công việc không chạy. Đó là lời nhận xét của một doanh nhân nước ngòai làm việc với Trung quốc. Ký giả Jamil ANDERLINI từ Bắc kinh đã viết trên tờ FINANCIAL TIMES ngày 27.01.2010, trang 17, viết về con trai của Ôn Gia Bảo, Ôn Yunsong, và con trai của Hồ Cẩm Đào, Hồ  Heifeng, nhờ quyền hành của Bố mình mà hòanh hành tham nhũng.

Tác hại đến ổn định Xã hội, ngay cả ổn định Nhà nước

(Affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement)

Ôn Gia Bảo đã nói trước Quốc Hội Nhân Dân rằng những sự việc trên đây đang diễn ra trong nền Kinh tế Trung quốc và sẽ đưa tới sự bất ổn Xã Hội và Chính trị. Sự nổi dậy của khối dân nghèo nếu có lạm phát làm họ thiếu ăn. Những bóc lột sức lao động đã làm giầu cá nhân thuộc đảng CSTQ đến một lúc sẽ làm nhân công không thể chịu đựng được và nổi dậy. Sự tị hiểm, uất hận sẽ tăng lên trong giới trẻ và trí thức khi nhìn những tệ đoan, bất công trên đây. Hình ảnh nổi dậy Thiên An Môn là một tỉ dụ cụ thể lịch sử.

Thú nhận những điểm như trên đây rồi, Ông Gia Bảo tuyên bố một điều làm cho những ai thường ca tụng “cường quốc Kinh tế Trung quốc” phải ngạc nhiên:

“Cela prendra cent ans, même plus pour que la Chine devienne un pays moderne” (Điều đó còn cần 100 năm, ngay cả lâu hơn nữa, để Trung quốc trở thành một nước tân tiến) (Le Monde 16.03.2010, trang 16)

Trong bài viết về tương lai phát triển Kinh tế Trung quốc, Tác giả Minxin PEI (Chuyển ngữ: Minh Huy) đã viết:

“Kiểu phát triển ăn xổi của Trung Cộng là dựa vào năng lượng giá rẻ và không có chi phí cho môi sinh sẽ không còn đứng vững trong tương lai gần.”

Tác giả Ian BREMMER, trong một bài mới nhất đăng trên tờ Financial Times 29.03.2010, đã viết về sự lệ thuộc của Kinh tế Trung quốc vào Hoa kỳ và việc tự ý thức phải tạo Mãi lực nội địa để Kinh tế có độc lập. Tác giả viết:

“This rethink began when the western financial meltdown put millions of Chinese out of work in early 2009”

“China saw the US as indispensable to its rise”

“China is signalling that it wants its model of growth to rely more on its growing consumer base. Some Chinese officials predict Beijing can create a truly consumption-driven economy in five years (?). But it will not happen this rapidly, for political and structural reasons.”

(Việc nghĩ lại (Tầu) đã bắt đầu khi mà việc đổ vỡ tài chánh Tây phương đã làm cho những triệu người Trung quốc mất việc trong năm 2009.

Trung quốc đã thấy rằng Hoa-kỳ là cần thiết cho việc đứng lên của mình.

Trung quốc đang cho biết rằng mô hình phát triển của họ lệ thuộc vào căn bản mãi lực của chính họ. Một số nhân viên chính quyền tiên đóan rằng Bắc Kinh có thể tạo một nền Kinh tế tự tiêu thụ trong vòng 5 năm (?). Nhưng việc này không xẩy ra nhanh chóng như vậy được bởi những lý do chính trị và tổ chức cơ sở) (Financial Times 29.03.2010, trang 9)

Kinh tế Ấn độ:

Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ

Kinh tế Trung quốc, nói là Kinh tế Tự do và Thị trường, nhưng thực chất vẫn là Kinh tế Tập quyền trực tiếp hay gián tiếp và một đảng duy nhất. Nền Kinh tế Tự do và Thị trường thực sự đòi hỏi một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico-Juridique Démocratique Adéquat). Nền Kinh tế Ấn độ được phát triển song hành với Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ.

Qua những bài báo liệt kê trên đây liên quan đến Phát triển Kinh tế Ấn Độ, nhất là bài của Kinh tế gia Martin WOLF, chúng tôi ghi nhận những điểm như sau.

Người dân và tính tình

Dân Ấn Độ ít ồn ào hơn dân Trung quốc. Người ta thường nói rằng người Ấn Độ thuộc lọai người suy tư  đầu óc, chiêm ngưỡng (contemplatifs). Con số bí hiểm 0 (zéro) được phát sinh từ Ấn Độ chứ không phải từ Ả-rập. Người ta không hiểu “zéro“ là gì, mặc dầu nó hiện hữu. Có người cắt nghĩa đó là ý niệm Niết Bàn. Phật Giáo được phát sinh từ Ấn Độ, một Tôn giáo lấy giải thóat cá nhân và tự mình giải thóat làm trọng. Tính chiêm ngưỡng (contemplatif) và ảnh hưởng Tôn giáo là nền tảng tính tình dân Ấn Độ. Ngày nay, người ta thường nhận thấy dân Ấn Độ rất giỏi về ngành điện tử.

Nền tảng Dân chủ

Dân chủ chỉ là một Nguyên Tắc giải quyết tương đối những tranh chấp khi mà những cá nhân sống chung với nhau thành một cộng đồng. Như vậy CÁ NHÂN CHỦ là nền tảng để từ đó mới xây dựng nguyên tắc dân chủ. Một xã hội nào biết tôn trọng cá nhân, thì tự động họ xây dựng nguyên tắc DÂN CHỦ. Tôn giáo tại Ấn Độ đã un đúc cho dân tinh thần phải tôn trọng CÁ NHÂN CHỦ. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận ngụy biện của Cộng sản cho rằng dân trí còn ngu nên không thể cho Dân Chủ. Thực vậy, Dân Chủ không phải là kết quả của Dân trí mà là nguyên tắc thực tiễn giải quyết giữa những cá nhân chủ khi có va chạm.

Cái tinh thần tôn trọng cá nhân luôn luôn đòi hỏi việc xây dựng hệ thống quản trị Xã hội theo nguyên tắc Dân chủ:

=>       Phân quyền, tránh tập trung quyền hành để dễ dẫn đến độc tài. Ấn Độ theo hệ thống phân quyền dưới thể chế Liên Bang.

=>       Khi quyền hành được tản ra, thì những tranh chấp chính trị cũng đỡ hẳn tính cách gay gắt, ác độc. Một chủ trương tập quyền như Cộng sản chẳng hạn, thì đó là nguồn gốc tranh chấp, thậm chí đến thanh trừng nội bộ một các tàn nhẫn.

Xã hội Ấn Độ được xây dựng, phát triển theo những nguyên tắc Dân chủ. Nó khác với Xã hội Trung quốc hiện nay. Thực vậy, nếu phải so sánh từ cách thế đấu tranh đến quản trị xã hội, chúng ta cũng nhận thấy sự khác nhau giữa Trung quốc và Ấn độ:

* Ấn độ dành Độc lập do một cuộc đấu tranh bất bạo động. Thánh GANDHI chủ trương cuộc đấu tranh không bằng lực lượng võ khí, mà bằng sức đòan kết của tòan dân cô đọng trong tinh thần bất bạo động. Đây là cuộc đấu tranh không phải từ một nhóm đảng dùng sức mạnh mà đặt để, nhưng là hợp nhất tinh thần của tòan dân đứng sau Thánh GANDHI để Nước Anh phải trả lại Độc Lập cho Dân. Trong khi ấy, Trung quốc dành lại quyền hành do một nhóm đảng Chính trị dùng sức mạnh dành dựt lấy quyền hành cho nhóm đảng mình. Đó là cuộc đấu tranh nặng tính cách nhóm đảng tranh chấp quyền hành.

* Từ ngày dành lại Độc Lập đến nay, Ấn độ dứng ở vị trí Khối không liên kết (non-alignés) giữa những tranh chấp Ý thức hệ Cộng sản hay Tự do. Nhà Nước nghĩ đến Dân của họ và xây dựng Dân chủ theo những điều kiện của Dân của họ. Trong khi ấy, từ ngày MAO TRẠCH ĐÔNG nắm quyền dến bây giờ, Dân chúng Trung quốc luôn luôn phải sống dưới chế độ độc tài theo Ý thức hệ Cộng sản. Ý thức DÂN CHỦ bị bóp chết tại Trung quốc, trong khi đó Ý thức này được mỗi ngày mỗi khai triển cho Dân Ấn độ.

* Cũng phải lưu ý rằng tinh thần mở rộng của giới Lãnh đạo Ấn độ có môi trường phát triển hơn vì sự rộng lớn của Thuộc địa Anh. Trong khi ấy, giới Lãnh đạo Trung cộng mang tinh thần kép kín trong nội địa của mình. Việc khép kín này tiếp tục, trừ việc mở cửa kinh tế mang tính chộp dựt ăn xổi ở thì.

Ấn độ: Dân chủ hóa

Chương trình phát triển Kinh tế bền vững

Ở phần đầu, khi nói về Kinh tế Trung quốc, chúng tôi đã viết rằng đó là Kinh tế Mafia nhóm đảng, lệ thuộc vào nước ngòai, không tạo mãi lực nội địa và làm mất Độc lập Kinh tế của mình.

Kinh tế Ấn độ nhằm người dân của mình, tạo mãi lực cho dân Ấn độ để có Độc lập Kinh tế. Việc phát triển độc lập này mang tính cách bền vững của nền Kinh tế.

Phát triển Kinh tế bởi cá nhân và cho cá nhân

Chính cá nhân là tác nhân Kinh tế chính và cá nhân làm kinh tế trước tiên là phục vụ cho chính mình chứ không phải hy sinh cả cuộc đời để phục vụ cho một Lý thuyết trừu tượng, một Chủ nghĩa Xã hội để những người nhân danh Chủ nghĩa mà bóc lột cá nhân. Cá nhân có sống, thì Chủ nghĩa mới có. Cá nhân chết, thì Chủ nghĩa trở thành trống rỗng. Ai cũng lo lắng đến cái bụng đói của mình trước tiên.  Và rất hiếm người lo đến cái bụng đói của người khác trước khi nghĩ đến cái bụng của mình. Vậy hãy để cho mỗi cá nhân làm ăn để lo lắng trước tiên đến việc nuôi sống thân xác mình.

Một xã hội mà nền Kinh tế được tản ra cho từng cá nhân, nền kinh tế ấy mới có nhiều sáng kiến và sự thăng bằng phát triển mới bền vững và lâu dài. Nền Kinh tế được đặt trên nền tảng cá nhân, những công ty gia đình, những công ty nhóm nhỏ… mà tiến lên là nền Kinh tế phát triển có nhiều sáng kiến và bền vững nhất.

Tôn trọng cá nhân, lấy cá nhân trách nhiệm, phát triển những nguyên tắc dân chủ để giải quyến, nền Kinh tế Ấn Độ dù không ồn ào, yên lặng tiệm tiến, sẽ phát triển trong bền vững và lâu dài.

Một tỉ dụ điển hình mà chúng tôi thường lấy ra làm tỉ dụ, đó là sự đổi hướng của Kinh tế Ý cách đây 30 năm. Thời ấy, nền Kinh tế Ý dựa trên những đại Công ty. Tình trạng đình công xẩy ra như cơm bữa làm Kinh tế Ý tê liệt. Người Ý mang tinh thần tôn trọng gia đình cao nhất Âu châu. Từ nền Kinh tế Đại Công ty bị tê liệt, dân Ý đã chuyển Kinh tế về hệ thống Gia đình. Mọi người trong Gia đình phải tuân theo MAMA mà làm việc, không được đình công, nếu không MAMA không cho ăn Spaghetti nữa. Nền Kinh tế đặt nền tảng trên Gia đình đã dần dần phát triển lớn mạnh đến ngày nay.

Chương trình Phát triển Kinh tế Ấn Độ

Theo tinh thần trên đây lấy cá nhân làm tác nhân kinh tế chính, một Chương trình phát triển Kinh tế đã được họach định cho cả nước. Kinh tế gia Martin WOLF đã tóm tắt Chương trình ấy ở những điểm sau đây:

“Les Infrastructures, l’Agriculture, la Reglementation du Travail, le Secteur Bancaire, l’Energie, l’Education et le Commerce de détail“

(Những hạ tầng cơ sở, NÔNG NGHIỆP, LUẬT LỆ LAO ĐỘNG, Lãnh vực Ngân Hàng, Năng lượng, Giáo dục và THƯƠNG MẠI NHỎ) (Le Monde 09.03.2010, p.2)

Việc xây dựng hạ tầng cơ sở là lãnh vực của Nhà Nước. Chúng tôi viết chữ hoa cho một số lãnh vực để độc giả lưu ý rằng Kế họach Kinh tế này đặt trọng tâm vào người nghèo và những đơn vị Kinh tế nhỏ làm căn bản:

=>      NÔNG NGHIỆP :

Đó là lãnh vực ưu tiên đầu tiên của Kế họach. Việc phát triển nông nghiệp là tạo cho đa số dân nghèo có đủ miếng ăn, rồi sau đó tạo cho dân nghèo có khả năng tiêu thụ để mới có thể sản xuất công kỹ nghệ phục vụ cho chính trong nội địa. Đó cũng là tạo độc lập về Kinh tế. Kinh tế Trung quốc hiện giờ không có độc lập vì nó lệ thuộc vào xuất cảng phục vụ ngọai quốc.

=>      LUẬT LỆ LAO ĐỘNG:

Đây cũng là sự lo lắng cho khối người nghèo phải đi bán sức lao động của mình để nuôi thân. Phải có những luật lệ cho công bằng, tránh những tình trạng bóc lột lao động.

=>      THƯƠNG MẠI NHỎ:

Đây cũng là chủ trương đi từ những đơn vị nhỏ thương mại mà tiến lên. Từ tiểu thương, rồi tiến dần lên đại thương. Săn sóc, hỗ trợ những Thương mại nhỏ để phân phối các nơi. Hãy nhìn Kinh tế Việt Nam để thấy khác biệt giữa hai chủ trương. Trong bao chục năm trường, Nhà Nước Việt Nam bỏ rơi Nông Nghiệp, một lãnh vực mà chúng ta có cả khả năng thiên nhiên để phát triển cho 75% dân số nghèo tại nông thôn. Nhà Nước Việt Nam chỉ nhằm bán Lao động cho tài phiệt nước ngòai, rồi xuất khẩu Lao động phục vụ ngọai quốc mà không lo phát triển những Luật lệ bảo vệ công bằng cho giới Lao động. Về thương mại, mỗi thành phố chỉ chuyên lo khuếch trương Siêu thị mà ít nâng đỡ những Tiểu thương, thậm chí còn tàn nhẫn đi hốt những người nghèo buôn thúng bán mẹt ở những góc phố. Tìm cách nâng đỡ họ. Họ là những Tiểu thương đấy, để họ có chỗ buôn bán độ thân và tiến dần lên Trung thương hoặc có thể là Đại thương sau này.

Hệ thống Tiểu Tài chánh “Microfinance“

Hệ Tiểu Tài chánh “Microfinance“ đi song hành rất nhịp nhàng với việc khuếch trương Nông Nghiệp và việc nâng đỡ các Tiểu thương. Hệ thống Tài chánh này cũng nhằm nâng đỡ tính năng động và sáng kiến của tuổi trẻ. Tính đa dạng của nền Kinh tế tùy thuộc vào tuổi trẻ. Trong những năm làm Tài chánh cho những Dự án, chúng tôi thường đưa ra một số tỉ dụ để công kích chính những Ngân Hàng lớn. Tỉ dụ sau đây thường được đưa ra khi phải chạm trán với Ngân Hàng:

Một sinh viên trẻ mới học xong. Anh đang mang cả bầu nhiệt huyết để thực hiện Dự án mà trong suốt thời gian học anh mơ mộng. Anh viết Dự án. Xử dụng môn học Phân tích Chi tiêu Xí nghiệp (Analyse des Charges Industrielles) để tính tóan rất kỹ. Xử dụng môn Marketing và Ước lượng Thu nhập  để cho thấy rằng Lợi nhuận từ mỗi chặng thực hiện Dự án là bao nhiêu. Đọc Dự án, tôi cảm phục anh sinh viên nghèo mới ra trường này.Nhưng phải có VỐN thì mới thực hiện được Dự án. Anh can đảm đến Ngân Hàng để trình bầy Dự án với những Chi—Thu đã tính tóan kỹ.

Anh xin Ngân Hàng cho vay vốn để thực hiện Dự án của mình. Anh chấp nhận mọi kiểm sóat của Ngân Hàng. Ngân Hàng khen anh, nhưng trả lời rằng:“Vậy Bank Guarantee hay Standby Letter of Credit của anh đâu để làm Collateral cho vốn vay ?“. Anh sinh viên nghèo chua chát ra đi và nghĩ: thực là ngược ngạo ! Để lấy được Bank Guarantee hay Standby Letter of Credit, thì anh phải có tiền đặt trong Ngân Hàng làm Deposit. Mà nếu anh đã có tiền rồi để làm Deposit, thì anh cần gì phải đến Ngân Hàng kia để xin vay. Có lẽ anh phải đi làm vất vả trong 10 năm để có tiền làm Deposit. Nhưng 10 năm sau, thì sức lực anh đã giảm, anh không muốn theo đuổi Dự án như lúc mới ra trường.

Tôi rất khâm phục ý tưởng đặc biệt của Ấn Độ đã thiết lập hệ thống Microfinance, nghĩa là cho những người nghèo, những cá nhân muốn làm ăn vay. Hệ thống này đã trở thành thời danh mà vị sáng lập đã được khen tặng giải Nobel Hòa Bình.

Chương trình Phát triển Kinh tế Ấn Độ đặt trọng tâm vào những người nghèo muốn làm việc: Nông dân, Lao động và Tiểu thương. Cùng với Chương trình nghĩ đến người nghèo như vậy, Ấn Độ đã có sáng kiến tổ chức hệ thống Tiểu Tài chánh “Microfinance“ để giúp phương tiện làm ăn cho dân nghèo thiếu vốn như anh sinh viên trên kia. Đó là hai ngả giúp hữu hiệu cho phát triển Kinh tế từ nền tảng. Xin lưu ý: thống kê cho thấy rằng dân nghèo vay nợ làm ăn là dân hòan vốn rất chu đáo “Bon payeur“ !

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN,  Kinh tế

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt