Việt Nam: Ván cờ ngoại giao [khỉ đu giây của CSVN] ở Vịnh Cam Ranh

Hai khu trục hạm Nhật Bản Ariake và Setogiri tại Vịnh Cam Ranh song không có tàu ngầm Oyashio đi theo (Ảnh AFP/Ted Algibe)

Những chữ trong […] trong bài này là của người đưa bài: Tờ Nikkei Asian Review ngày 25/04/2016 có bài viết nhân sự kiện hai khu trục hạm của Nhật Bản viếng thăm Vịnh Cam Ranh ngày 12/04 vừa qua. Đây là lần đầu tiên các chiến hạm của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản ghé thăm cảng này, chỉ nằm cách hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khoảng 550 km.
Nikkei Asian Review nhận định, đối với Việt Nam, chuyến viếng thăm của chiến hạm Nhật đặt họ vào thế khó xử. Một mặt, chuyến đi này là lời cảnh báo gởi đến Trung Cộng, hiện đang xây dựng một căn cứ quân sự ở vùng biển tranh chấp. Mặt khác, việc này có thể gây bất bình cho láng giềng khổng lồ, vốn có quan hệ chính trị và kinh tế rất chặt chẽ với Việt Nam.

Chính vì vậy mà Hà Nội đã chọn giải pháp trung dung [giải pháp con khỉ đu giây]. Họ đã yêu cầu là khi hai khu trục hạm Ariake và Setogiri đi vào Vịnh Cam Ranh, sẽ không có tàu ngầm huấn luyện Oyashio đi theo [vì sợ quan thầy Trung Cộng]. Cả ba chiếc tàu này trước đó đã ghé thăm Vịnh Subic của Philippines ngày 03/04/2016 [tại sao ghé Vịnh Subic Bay được mà không ghé Cam Ranh đượ ?!]

Việt Nam chắc là đã rất muốn được tận mắt nhìn ngắm công nghệ tối tân của tàu ngầm Nhật Bản, nhưng cuối cùng đã quyết định không để Oyashio đi vào cảng Cam Ranh, vì theo lời một quan chức Nhật Bản được Nikkei Asian Review trích dẫn, “tàu ngầm là vấn đề “nhạy cảm” nhất đối với Trung Cộng và Việt Nam đã không muốn làm Bắc Kinh giận dữ”. [nhạy cảm?]

Để đối đấu với Trung Cộng, năm 2015 [?!], Việt Nam đã tăng cường lực lượng tàu ngầm, khai triển 6 tàu ngầm hạng Kilo của Nga tại căn cứ ở Vịnh Cam Ranh. Về phần Trung Cộng thì đang có trong tay hơn 70 tàu ngầm. 

Theo dự kiến ban đầu, một chỉ huy của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản sẽ mở một cuộc họp báo trên đất liền sau khi tàu cập bến cảng Cam Ranh. Nhưng vào giờ chót, Việt Nam đã [sợ Trung Cộng] thay đổi chương trình, để cho viên chỉ huy này phát biểu với báo chí trên một chiến hạm Nhật, dường như là để cho cuộc họp báo không diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Cựu chủ tịch [nhà nước CSVN], Trương Tấn Sang đã từng tuyên bố là Vịnh Cam Ranh sẽ không bao giờ được sử dụng cho hợp tác quân sự với bất cứ quốc gia nào và cho tới nay vẫn giữ như vậy. Nhưng trước việc Trung Cộng bành trướng ở Biển Đông, đặc biệt là xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa và triển khai tên lửa ở Hoàng Sa, Việt Nam đang buộc phải xét lại chính sách này.

Cảng Cam Ranh nay được cả hai khu vực dân sự và quân sự xử dụng và được mở cửa đón tiếp chiến hạm của mọi quốc gia. Vào cuối tháng 03/2016, khi bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Thường Vạn Toàn thăm Việt Nam, trung tướng [CSVN] Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố là Hà Nội sẵn sàng tiếp đón các chiến hạm Trung Cộng đến thăm Vịnh Cam Ranh.

Cảng Quốc tế Cam Ranh đã được mở cửa một phần vào ngày 08/03/2016, mở đường cho chuyến viếng thăm của chiến hạm Nhật. Theo lẽ các chiến hạm của hải quân Nhật là những chiếc đầu tiên ghé cảng mới, nhưng vào giữa tháng 3, một chiến hạm của hải quân Singapore đã bất ngờ ghé thăm cảng này, thay vì ghé cảng Đà Nẵng như kế hoạch ban đầu.

Viết theo RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt