Tập Cận Bình khôi phục Khổng Tử: Lợi bất cập hại ?

Học sinh trong trang phục truyền thống trong một buổi lễ tại đền thờ Khổng Tử, ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, ngày 01/09/2013.

Đúc khuôn theo quan thầy Trung Cộng, tại Việt Nam nhiều đền Khổng Tử nổi lên dưới sự viện trợ công trình của Tàu Cộng nhằm cai trị Việt Nam không phải dùng chủ thuyết Mac-Lê mà dùng Khổng Tử với tư tưởng Mao-Hồ dưới vỏ bọc độc tài toàn trị cộng sản. Một bài báo trong nền báo chí Pháp, Le Figaro đã dành nguyên một trang cho phóng sự ở Trung Quốc của thông tín viên Patrick Saint Paul với tựa đề : “Và Trung Quốc làm sống lại Khổng Tử“. Tờ báo phân tích cái lợi đối với Tập Cận Bình khi khôi phục Khổng Tử, nhưng tự hỏi là phải chăng lợi sẽ bất cập hại.

Tờ báo nhắc lại là nhân vật bị cấm đoán thời Mao vì bị cho là phản động, đã thật sự được phục hồi từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền : Bắc Kinh xem lời dạy của Khổng Tử như một công cụ lý tưởng để kiểm soát chế độ chính trị và bóp nghẹt nguyện vọng dân chủ. Tại Khúc Phụ (Gufu), quê quán của Khổng Tử, chính quyền đã cho trùng tu rực rỡ ngôi đền của nhà hiền triết, và đã đào tạo 400 viên chức để truyền bá những lời dạy của Khổng Tử cho số 640.000 dân.

Ở Bắc Kinh, tác giả bài phóng sự đã đến trường thực nghiệm tên tiếng Anh là Beijing Banian Experimental School, nơi mà học sinh ở đây thoạt nhìn cách ăn mặc với những màu xanh trắng hay đỏ trắng, khác hẳn với những trẻ em khác. Trước khi vào lớp học, các em phải nhắm mắt, chắp tay nghiêng mình trước tượng bằng đồng của Khổng Tử.

Tại trường này, các môn toán, khoa học, tin học, ngoại ngữ… chỉ là thứ yếu, quan trọng nhất là những lời dạy của Khổng Tử. Đây là đúng với trào lưu phục hồi Khổng Tử ở Trung Quốc và được đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến khích. Các em tại trường tuổi từ 4 đến 14, buổi sáng là học những lời dạy của Khổng Tử, tập viết và buổi chiều tối mới học toán và Anh ngữ.

Tác giả bài viết được nghe các em trước khi học đồng thanh hô to “là con trai, tôi phải dậy sớm tự xếp quần áo, và buổi tối phải suy nghĩ về thái độ của mình trong ngày” và cũng được nghe một cô giáo giải thích là “các em học như máy, không cần hiểu, và tập cho các em khiêm tốn, không chỉ nghĩ đến thành công và tiền tài“. Theo cô giáo này, các em sẽ có một tấm lòng tốt hơn khi tôn trọng tôn ti trật tự của xã hội.

Tác giả bài phóng sự nhắc lại là đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức bắt đầu khôi phục Khổng Tử từ năm 2010. Sự khôi phục này đã tăng tốc từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Năm ngoái ông đã đến dự lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 2565 của nhà hiền triết và cũng đã đến Khúc Phụ (tỉnh Sơn Đông); mà theo lời ông, để “đưa ra tín hiệu là phải cổ vũ mạnh mẽ cho văn hóa truyền thống Trung Hoa”.

Các lãnh đạo Trung Quốc, theo bài báo, đã xem cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu là mô hình đáng noi theo. Cố lãnh đạo Singapore đã dựa trên các giá trị Nho giáo: tuân thủ quy tắc, tôn trọng cấp bậc, người cao niên, làm việc có quy củ… để cai trị và đã thành công, đánh đổi kinh tế phồn thịnh với chế độ nghiêm khắc.

Bài báo đánh giá là khế ước này ở Trung Quốc giữa đảng Cộng sản và dân chúng đang bị đe dọa với mô hình kinh tế đang hụt hơi. Và Nho giáo trở thành một công cụ hữu ích để kiểm soát chặt chẽ chế độ và bóp nghẹt các nguyện vọng dân chủ. Hiện nay thì các trường dậy về Khổng Tử mọc lên khắp nơi ở Trung Quốc. Hiệp Hội Khổng Tử Trung Quốc (CFC), một cơ chế chính thức, đã lên chương trình mở thêm 10.000 trường mới trong những năm tới đây.

Tuy nhiên theo tác giả bài phóng sự, không chắc là việc khôi phục lại Khổng Tử sẽ làm các nguyện vọng dân chủ của người dân Trung Quốc im đi, mà ngược lại giới lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ lấy làm tiếc là đã khôi phục lại nhà hiền triết, nếu người dân đòi hỏi họ phải trung thực và làm gương như Khổng Tử đã dạy.

Mai Vân (RFI)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt