Indonesia sẽ nói chuyện Biển Đông ở thượng đỉnh G20 ?

Vị trí của Indonesia trên Biển Đông

Vị trí của Indonesia trên Biển Đông

Theo Reuters, Hội nghị thượng đỉnh G20, mà Indonesia là quốc gia duy nhất của khối Đông Nam Á là thành viên tham dự, diễn ra tại Hàng Châu vào cuối tuần này.
Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Trung Cộng với ưu tiên tăng cường hợp tác song phương với Trung Cộng, hơn là đại diện cho Đông Nam Á, nhưng sẽ cũng không quên bàn chuyện Biển Đông.
Dù Tổng thống Widodo vẫn sẽ nói về vấn đề Biển Đông, nhưng ưu tiên vẫn là “tập trung vào các lợi ích chiến lược của Indonesia” – ông Pierre Marthinus, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Marthinus Academy (Jakarta), nhận định với tờ South China Morning Post.

Khác với người tiền nhiệm Susilo Yudhoyono, vốn luôn đại diện cho lợi ích của các quốc gia thuộc khối Đông Nam Á mỗi lần tham gia phiên họp thượng đỉnh G20, ông Widodo được cho là “không hứng thú với ngoại giao thượng đỉnh”.

Ông Aaron Connelly, nhà nghiên cứu chuyên về Indonesia thuộc Viện chính sách quốc tế Lowy (Úc), nhận định:

Indonesia tự xem mình là một cường quốc đang lên ở Đông Nam Á và vì thế sẽ tìm kiếm cảm hứng từ Trung Cộng cho các nỗ lực tăng trưởng kinh tế của mình khi đến Hàng Châu vào đầu tháng tới“.

Cụ thể, ông Widodo sẽ tìm kiếm cơ hội thúc đẩy hợp tác thương mại và kinh tế với nước chủ nhà, trên cơ sở các cam kết đạt được với Chủ tịch Tập Cận Bình khi hai ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm ngoái tại Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ).

Quan hệ song phương của Jakarta với Bắc Kinh có tác động quan trọng lên cả ba điểm chính chiến lược trung tâm biến Indonesia thành “trục hàng hải của thế giới” của ông Widodo – thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh biên giới và bảo vệ tài nguyên (thủy sản, dầu khí) trong vùng đặc quyền kinh tế.

Tổng thống Widodo xem Trung Cộng như một đối tác quan trọng, đặc biệt trong đầu tư hạ tầng. Vì thế ông ấy sẽ không gây tác động gì lên Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới, mà chỉ tập trung vào các cơ hội song phương” – chuyên gia Connelly nhận định.

Trong khi đó, Trung Cộng cũng hiểu rõ tầm ảnh hưởng ngày càng lên cao của Indonesia trong khu vực, và cũng sẽ chú ý đến quan hệ với quốc gia này, theo nhận định của Du Jifeng – chuyên gia chính trị Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Cộng.

Thương mại song phương hai nước đạt 50 tỉ USD năm 2014 và Indonesia dự kiến sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong sự tài trợ đầu tư hạ tầng 87 tỉ USD của Trung Cộng trong chiến lược “Một vành đai – Một con đường” của Bắc Kinh.

Đầu tư của Trung Cộng vào Indonesia đã tăng đến 400% trong quý 1-2016.

Quan hệ Jakarta – Bắc Kinh từng vấp phải căng thẳng từ đầu năm nay, xoay quanh việc Trung Cộng cho tàu cá đổ bộ hoạt động gần quần đảo Natuna của Indonesia trên Biển Đông.

Trong bài phát biểu với quốc dân hồi giữa tháng 8, ông Widodo cam kết sẽ “bảo vệ từng tấc đất chủ quyền” của đất nước.

Jakarta đã đứng ngoài các căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Cộng và các nước Đông Nam Á khác trong vài năm gần đây, nhưng cũng bắt đầu lo ngại trước sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, khiến vấn đề này trở thành “điểm bế tắc” trong quan hệ hai nước.

Khi Tòa trọng tài ở La Haye ra phán quyết bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông hồi tháng 7, Indonesia đã kêu gọi các bên “bảo vệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tránh các hành động quân sự có thể uy hiếp hòa bình và ổn định khu vực”, yêu cầu Trung Cộng và Philippines tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Quan điểm này của Jakarta khiến Bắc Kinh không vui. Giới học giả và các cựu quan chức ngoại giao Trung Cộng chỉ trích đó là “động thái cho thấy Indonesia đang xa rời lập trường cương quyết trước đây trong vấn đề này”.

Thực chất, quan hệ của hai lãnh đạo Indonesia và Trung Cộng khá nồng ấm. Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên khi mới nhậm chức hồi tháng 11-2014, ông Widodo đã chọn gặp Chủ tịch Tập Cận Bình !!!

Báo chí quốc tế về vấn đề hội nghị G20

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt