HỆ QUẢ KINH TẾ NÀO CHO TRUNG QUỐC DO CAN THIỆP QUÂN SỰ PHÁP TẠI PHI CHÂU

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://VietTUDAN.net

Vào năm 2007/08, chúng tôi quan tâm đến Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế từ Hoa kỳ lan sang Liên Au rồi cả Thế giới. Chúng tôi viết về cuộc Khủng hoảng này chính yếu là tìm xem hệ quả Kinh tế nào sẽ xẩy ra cho Trung quốc và Việt Nam. Chúng tôi đã xuất bản cuốn sách 400 trang với tựa đề: “Tài Chánh/Kinh Tế Thế Giới: KHỦNG HOẢNG 2007-2008 & HẬU QUẢ CHO VIỆT NAM“ (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California USA 2009).

Chính yếu hoạt động Kinh tế của một nước là SẢN XUẤT. Để việc sản xuất tiến triển thì phải bán được hàng hóa. Trung quốc nhằm chính yếu hai Thị trường Tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Au để bán hàng hóa. Khi hai Thị trường này bị Khủng hoảng, bệnh tật về Mãi lực, thì hậu quả tác hại lên sản xuất của Trung quốc cũng như Việt Nam lệ thuộc vào xuất cảng.

Nhưng để có thể SẢN XUẤT, nhất là sản xuất hàng hóa xả láng như Trung quốc cho đầu ra của Xí nghiệp, thì đầu vào để sản xuất phải có NGUYÊN VẬT LIỆU và NHIÊN LIỆU NĂNG LƯỢNG. Trung quốc thiếu thốn Nguyên vật liệu và Nhiên liệu năng lương. Chính vì vậy mà Trung quốc phải đi tìm kiếm Nguyên vật liệu và Nhiên liệu năng lương khắp nơi, nhất là tại Phi châu. Việc tìm kiếm này đã gặp những phản ứng từ Phi châu, vùng thổ địa truyền thống của Au châu đã từ lâu. Một sự va chạm giữa Aâu châu và Trung quốc có thể xẩy ra nếu Trung quốc quá tham lam lấn chiếm Nguyên vật liệu và Nhiên liệu năng lượng của vùng thổ địa truyền thống Phi châu này.

Chính vì vậy, khi Quân sự Pháp can thiệp vào Mali và nới rộng ra các vùng khác, chúng tôi quan tâm nhìn xem Hệ quả nào giữa việc can thiệp quân sự nới rộng này lên việc tìm kiếm Nguyên vật liệu và Nhiên liệu năng lượngcủa Trung quốc ở châu lục này.

Chúng tôi nói đến hai điểm chính sau đây:

=> Việc khai thác Nguyên vật liệu và Nhiên liệu của Trung quốc như đi chiếm thuộc địa tại Phi châu.

=> Pháp đã can thiệp Quân sự tại Mali và khả năng nới rộng sang các vùng khác của Phi châu.

Việc khai thác Nguyên vật liệu và Nhiên liệu của TQ như đi chiếm thuộc địa tại Phi châu.

Vào tháng 10/2012, nhân những dữ kiện trong một bài dài đăng trên tờ Le Monde Diplomatique, chúng tôi đã viết và nói qua Phỏng vấn của Đài RFI (Radio France Internationale) về tình trạng bí lối về Nguyên vật liệu và Nhiên liệu năng lượng của Trung quốc khiến nước này xâm nhập những nước Phi châu mà chính Au châu coi như việc Trung quốc đi kiếm thuộc địa.

Sự thiếu thốn Nhiên liệu tại Lãnh thổ Trung quốc

Các nước đã Kỹ nghệ hóa có sẵn Nguyên liệu và Nhiên liệu đã được khai thác từ lâu từ những cựu thuộc địa. Âu châu có Phi châu và Hoa kỳ có Nam Mỹ châu. Chính nội địa Hoa kỳ cũng có nguồn dự trữ nhiên liệu dầu lửa chưa khai thác: Texas và Alaska. Các nước bắt đầu phát triển như Nam Dương, Nam Phi, Ba Tây, Úc châu đều có nguồn nguyên liệu và nhiên liệu dồi dào. Chỉ có Lục địa Trung quốc thiếu thốn nguyên liệu nhất là nhiên liệu dầu lửa. Nguồn nhiên liệu than đá đã bị khai thác lâu đời và hiện nay trang bị khai thác đã quá cổ và nhiều nguy hiểm.

Chính vì vậy mà việc Trung quốc phải đi tìm nguyên liệu và nhiên liệu từ nơi khác, nếu không nền Kinh tế bị ngưng trệ.

Tỉ dụ về việc tìm kiếm nhiên liệu và nguyên liệu tại Phi châu với thài độ không chính đáng của Trung quốc

Kỳ họp thứ tư vừa rồi giữa Trung quốc và một số nước Phi châu là tại Bắc Kinh ngày 19.07.2012. Bị quốc tế công kích và mang mặc cảm đi lừa những nước nghèo để thu góm nhiên liệu và nguyên vật liệu, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải giả hình tuyên bố như sau:

“Trung quốc la nước lớn nhất trong những nước đang phát triển, và Phi châu, một lục địa gồm nhiều nước nhất. Nhân dân Trung quốc và nhân dân Phi châu nối kết với nhau bằng những tương quan đồng đều, bằng sự chân thực và tình hữu nghị, và đang hỗ trợ cho nhau trong việc phát triển chung.”

Cũng chính trong cuộc họp này tại Bắc Kinh, Tổng thống Nam Phi đã không ngần ngại tuyên bố lên sự thật của việc nối kết này. Ông tuyên bố :

“Việc Trung quốc cam kết giúp phát triển Phi châu chính yếu là để cung cấp cho mình những nguyên liệu”

Một số những tài liệu chứng minh rằng mục đích của Trung quốc là đi thâu gom nhiên liệu và nguyên vật liệu, bất chấp sự tôn trọng những gía trị nhân bản và dân tộc địa phương :

=> Điển hình là vụ Soudan mà Trung quốc đã vì nhiên liệu mà cung cấp võ khí và ủng hộ tại Liên Hiệp Quốc cho chế độ bạo tàn Al-Bachir.

=> Thống kê các nước Phi châu cho thấy rằng năm 2005, chỉ có 14 nước Phi châu có Bảng Cân Đối Thương mại dương. Những nước này là những nước sản xuất nguyên liệu và dầu lửa xuất cảng qua Trung quốc. Trong khi ấy, 30 nước có Bảng Cân Đối Thương mại âm. Đó là những nước không có dầu lửa và nguyên liệu nhưng bị tràn đầy những hàng may dệt, những đồ mỹ phẩm giả, những thuốc giả và những hàng rẻ tiền của Trung quốc.

=> Cách thế thâu tóm nguyên liệu và nhiên liệu là ủng hộ các chế độc độc tài, cho hối lộ những lãnh đạo nước này. Dân chúng địa phương không bao giờ được hưởng những món tiền vốn cung cấp bởi Trung quốc.

Không cần phải tìm hiểu cách thế thâu gom nguyên vật liệu và nhiên liệu tại Phi châu. Chúng ta cứ nhìn trường hợp Việt Nam thì thấy rõ mục đích của tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung quốc với những chữ vàng khè ! Hãy nghĩ đến vụ Bauxite Tây nguyên !

Những khó khăn lớn dần tại Phi châu và những nơi khác

Khi dân chúng mỗi quốc gia bị khai thác bắt đầu ý thức về việc Trung quốc cho hối lộ để lấy nhượng quyền khai thác hầm mỏ, thì những khó khăn bắt đầu cho mưu mô của Trung quốc.

=> Dân chúng các nước Phi châu nhìn việc thâu gom nguyên liệu và nhiên liệu của nước mình như sự bán đứng những tài nguyên của quốc gia cho Trung quốc bởi những nhà lãnh đạo độc tài.

=> Các nhà độc tài Phi châu bán tài nguyên quốc gia cho Trung quốc cũng phải lo sợ vì chính Tổng thống Nam Phi đã thẳng thừng tuyên bố ra cái thâm ý của Trung quốc.

=> Những cuộc Cách Mạng tại Bắc Phi và Trung Đông làm mất một số nước lớn cung cấp nhiên liệu cho Trung quốc

=> Ai cũng hiểu cái thái độ cố chấp ủng hộ của Trung quốc cho Tổng thống Syrie giết dân là do sự cố thủ của Trung quốc giữ lấy nguyên liệu và nhiên liệu của nước này.

=> Thái độ ủng hộ của Trung quốc cho chế độ hiện hành tại Iran cũng là do mục đích thâu gom nguyên liệu, nhất là nhiên liệu từ Iran.

=> Phi châu cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu cho Hoa kỳ và nhất là cho Âu châu. Âu châu có mối liên hệ truyền thống với Phi châu, nên sự đối kháng của Âu châu có sức mạnh đánh bật Trung quốc ra khỏi Phi châu.

=> Kinh nghiệm của Nhật bản trước đây: Chính khi chúng tôi đã làm cố vấn Tài chánh cho nhóm Bongo tại Congo Brazyville cách đây 25 năm. Thời ấy,Nhật bản có phong trào đi mua nợ cho những nước nghèo, với mục đích nước này nhượng quyền khai thác nguyên liệu. Khi tôi làm cố vấn cho nhóm Bongo, thì một Công ty Nhật mua nợ và có nhượng quyền khai thác gỗ quý tại khu vực miền bắc Brazaville. Một cuộc Đảo chánh xẩy ra và tân Tổng thống thu lại nhượng quyền khai thác. Công ty Nhật phải cuốn gói ra đi.

Pháp đã can thiệp Quân sự tại Mali và

khả năng nới rộng sang các vùng khác của Phi châu.

Bản Tin của Anh Vũ về can thiệp Quân sự vào Phi châu như sau :

Mali: Pháp đưa lục quân tham chiến, tây Phi chuẩn bị hỗ trợ

Anh Vũ

Sau các chiến dịch không kích bắt đầu từ ngày 11/01/2013, Pháp cho triển khai lực lượng trên bộ. Sáng hôm nay 16/1/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian thông báo lực lượng bộ binh Pháp đang tiến về phía bắc Mali. Hàng chục chiếc xe bọc thép cùng các đơn vị quân đội Mali đang tiến vào Diabaly, thành phố vừa bị quân Hồi giáo cực đoan chiếm giữ hôm thứ Hai đầu tuần.

Trên thực tế, quân đội Pháp vẫn đang hành động một mình và đang chờ các nước tây Phi gửi quân đến yểm trợ. Trong khi đó tại Bamako hôm nay chỉ huy quân đội các nước châu Phi mới nhóm họp để bàn việc triển khai quân.

Tuy nhiên, phải mất nhiều ngày nữa, các đơn vị quân đội của các nước tây Phi mới có thể tham gia vào chiến dịch của lục quân Pháp. Từ Bamako, thông tín viên RFI Serge Daniel cho biết thêm chi tiết về tình hình tại chỗ :

Lần đầu tiên với vai trò thực sự chủ đạo trong các chiến dịch quân sự đang diễn ra, Pháp đã cho triển khai binh lính trên bộ. Có ít nhất 30 xe bọc thép đã lên đường nhằm hướng tiến về miền trung của Mali. Một phần các thiết bị khí tài chiến đấu đã được chuyển về phía Diabaly, đang do các lực lượng thánh chiến Hồi giáo chiếm giữ.

Cách 30 cây số về phía nam Diabaly là Niono, đây là địa bàn quen thuộc với binh lính Pháp, đi cùng với họ có vài trăm lính Mali. Không quân Pháp đã tiến hành các cuộc oanh kích vào Diabaly nhằm làm suy yếu các vị trí của các chiến binh Aqami.

Để chuẩn bị tham gia vào các chiến dịch sắp tới tại thực địa, hôm nay tai Bamaki diễn ra cuộc họp các tư lệnh quân đội của các nước tây Phi (Cedeao). Đến lúc này, Nigeria đã thông báo trong tuần sẽ gửi 7 đơn vị đầu tiên đến Mali. Các nước khác như Benin, Burkina Faso và Niger sẽ phải đẩy nhanh tiến độ gửi quân. Tổng số quốc gia châu Phi sẽ gửi đến Mali khoảng 3000 quân.

Chiến tranh mới bắt đầu. Vụ chiến binh Hồi giáo Al Quaida mới bắt một nhóm con tin tại Algérie gồm trên 40 người Tây phương như trả đũa lại việc can thiệp quân sự của Pháp khiến những nhà quan sát cho rằng cuộc chiến ở Phi châu :

=> Không thể hạn định tại Mali vì tại những nước khác, chiến binh Hồi giáo có thể bắt những nhóm con tin khác nữa.

=> Những nhóm con tin này phần lớn là những người không hẳn là Pháp, mà còn là những công dân của những nước khác tại Âu châu hoặc Mỹ.

Vì vậy cuộc can thiệp quân sự này không thể chấm dứt mau chóng và không chỉ hạn hẹp vào nguyên Mali mà còn liên quan đến nhiều nước khác tại Phi châu, cũng không chỉ hạn hẹp vào can thiệp của chỉ nguyên nước Pháp mà còn kéo theo những can thiệp khác từ những nước của Âu châu, thậm chí Hoa kỳ.

Chúng tôi sẽ theo rõi về thời gian kéo dài của chiến tranh cũng như việc lan rộng liên hệ chiến tranh để nhìn xem những Hệ quả nào lên những khai thác Nguyên vật liệu và Nhiên liệu năng lượng mà Trung quốc đã làm tại châu lục này.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt