Lịch Sử VNQDĐ

Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ: Vụ Án Yên Báy Không Thành Công Thì Thành Nhân

I. Hoàn Cảnh Chính Trị Vào đầu Thế Kỷ 20

Nguyễn Thái Học

Từ khi Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 tại nước ta, dân chúng Việt Nam liên tiếp nổi lên tranh đấu chống Pháp giành độc lập. Lúc đầu, những cuộc khởi nghĩa bạo động nổ ra dữ dội khắp nơi trong nước, nhưng lực lượng quân sự Pháp được trang bị tối tân, đã đàn áp mạnh mẽ và dẹp yên dần dần các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương và Văn thân. Không thể chiến đấu bằng quân sự, các sĩ phu vào đầu thế kỷ 20 kiếm cách tranh đấu khác, chuyển qua vận động duy tân để canh tân đất nước, và từ đó tiến lên đòi hỏi độc lập.
Cuộc vận động duy tân chia làm hai hướng: Phan Bội Châu chủ trương đưa sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản du học để đào tạo cán bộ, đồng thời cầu viện Nhật Bản trở về phục quốc, và Phan Chu Trinh chủ trương phát động phong trào tân văn hóa trong nước, nâng cao dân trí, đề cao dân quyền, khuyến khích mở trường dạy chữ Quốc ngữ, phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Những hoạt động mạnh nhất theo đường hướng của ông Phan Chu Trinh là những tổ chức ở Quảng Nam, trường Dục Thanh cùng công ty Liên Thành ở Phan Thiết, và Ðông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội. Cả hai cuộc vận động Ðông du và Duy tân đều bị người Pháp tìm đủ mọi lý do để đàn áp, và cuối cùng bị tan rã vào năm 1908. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chào Mừng Tổng Khởi Nghĩa Việt Nam Quốc Dân Đảng lần thứ 94

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kỷ Niệm lần thứ 94: Diễn Tiến Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ ngày 10/02/1930

Ngày 10/02/1930, Việt Nam Quốc Dân Đảng đứng lên làm cuộc Tổng Khởi Nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho Dân Tộc.

Đây là cuộc Tổng Khởi Nghĩa lịch sử đã đưa một đảng chính trị đầu tiên vào cửa chính của lịch sử, mở màn cho công cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do dân chủ và vì hạnh phúc toàn dân. Cuộc Tổng Khởi Nghĩa thất bại, nhưng đã lưu lại tấm gương yêu nước sáng ngời cho bao thế hệ đời sau noi gương chiến đấu để bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc.

Nhân kỷ niệm ngày Tổng Khởi Nghĩa lần thứ 94 của VNQDĐ, chúng tôi ghi lại diễn tiến cuộc Tổng Khởi Nghĩa làm rung chuyển chế độ thực dân Pháp và mở đầu cuộc cách mạng giành lại Dân tộc Độc lập – Dân quyền Tự do – Dân sinh Hạnh phúc – cho Dân tộc Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nguyễn Thái Học: Cuộc khởi nghĩa VNQDĐ ngày 10/02/1930

Những yếu nhân trong Nam Đồng Thư Xã năm 1927

Lời phi lộ: Ngày 9/2/1930, giữa lúc xuân mới đang còn hiện diện nơi lộc biếc, thì nơi đất Yên Báy (Yên Bái ngày nay), “sấm động giữa trời quang”, thực dân Pháp hoảng hốt giật mình. Vì cơ sự gì ư? Khởi nghĩa Yên Báy đấy, một cuộc nổi dậy đã đi vào lịch sử dân Việt. Dẫu máu đổ, đầu rơi, nhưng những anh hùng nghĩa sĩ xả thân vì nước của Việt Nam Quốc Dân Đảng, thì tất thảy xứng danh anh hùng dân tộc cả, dù án tử chia lìa linh hồn và thể xác.

Án Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng

Khởi nghĩa thất bại, 13 án tử được tuyên. Cầm đầu trong cuộc nổi dậy ngày 9/2 đất Yên Báy, rồi lan rộng ra nhiều tỉnh Bắc Kỳ dạo ấy, là một tay anh hùng mà chí lớn đã ấp ủ từ thuở mới lớn. Đó là Nguyễn Thái Học (1902-1930).  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kỷ niệm 94 năm cuộc khởi nghĩa Yên Báy, 10/2/1930 – 10/2/2024

Khu tưởng niệm 13 anh hùng dân tộc VNQDĐ đền nợ nước tại Công Viên Yên Hòa, tỉnh Yên Bái Việt Nam

Người trong nước viết về ngày tổng khởi nghĩa 10-02-1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

“Sau này lớn lên tôi mới hiểu thứ bậc trong gia đình. Bà là vợ em trai ông nội tôi: Ông Dương Huy Lân. Theo tục lệ ở quê, không ai gọi tên riêng của bà, cả dòng họ đều gọi bằng tên chồng: Bà Lân”  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mối tình đêm trước khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng (Phần cuối)

Tinh thần Yên Báy vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, người trong nước bây giờ đang muốn khai quật những bí ẩn lịch sử để soi sáng sự thật. Truyện ký của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế đi tìm thân nhân của đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học để viết về nhà cách mạng, anh hùng của dân tộc. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mối tình đêm trước Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ (Phần một)

Hình minh họa (chân dung Nguyễn Thái Học)

Tinh thần Yên Báy vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, người trong nước bây giờ đang muốn khai quật những bí ẩn lịch sử để soi sáng sự thật. Truyện ký của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế đi tìm thân nhân của đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học để viết về thân thế của một nhà cách mạng, một anh hùng dân tộc cận đại. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Những điều cần làm sáng tỏ của Việt Nam Quốc Dân Đảng

Những nhân vật chính trong Nam Đồng Thư Xã năm 1927

Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua nhiều triều đại có khi nhục, khi vinh… mà hào kiệt thì thời nào cũng có. Về lịch sử, hào kiệt hậu thế phải đánh giá cho đúng thì tương lai dân tộc mới đi lên… Nhìn ra thế giới bên ngoài, hễ dân tộc nào cứ che đậy cái xấu, cái lỗi của lịch sử thì chưa phải là một dân tộc tiến bộ. Nước Đức là một nước tiến bộ nhất châu Âu, nếu người Đức nào còn biểu hiện hình tượng của chế độ Hitler là sẽ gặp rắc rối về pháp lý, vì biết rằng đó là chế độ không thể tồn tại với một dân tộc văn minh.
Còn lịch sử Việt Nam có anh hùng thật nhưng nên trình bày nó lúc nào, ở đâu cho hợp lý. Khi nào cũng đánh bóng lịch sử Việt Nam rực sáng như mặt trời mùa hè mọc ở phương đông thì còn che đậy, thiếu thành thật. Cứ như thế thì hậu thế say mê ngâm nga những thiên anh hùng ca mà không biết đến những khúc bi ca của lịch sử thì làm sao rút ra kinh nghiệm! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

NHƯỢNG TỐNG và BÀI THƠ “CẢM ĐỀ LỊCH SỬ̉”

Lời người post: Trước khi đọc bài này trang nhà https://vietquoc.org có bài viết để tưởng niệm Nhượng Tống (xin bấm vào link để đọc) Tưởng niệm lần thứ 66 nhà cách mạng Nhương Tống qua đời.

Hoàng Phạm Trân – Nhượng Tống (1904-1949)

1. Lược Sử Nhượng Tống:

Nhượng Tống (1904-1949), tên thật là Hoàng Phạm Trân, bút danh Nhượng Tống (NT), người tỉnh Nam Định. Ông là nhà văn, nhà báo, dịch giả đại tài, nhà cách mạng Việt Nam và là thầy thuốc Bắc.
Thân sinh là Ông Hoàng Hồ, đỗ tú tài đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông Nhượng Tống.

Sinh ra trong một gia đình Nho học, NT được học chữ Hán ngay từ nhỏ. Sau Ông tự học thêm chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Dù học lực rất uyên bác, nhưng NT không có một mảnh bằng nào cả.
Nam Đồng Thư Xã nhà xuất bản, chuyên phổ biến các sách truyện phát động chủ nghĩa yêu nước. Nhượng Tống tham gia Nam Đồng Thư Xã, và sau đó trở nên thành viên nòng cốt.
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng tại làng Thể Giáo, Hà Nội. Ông là Ủy Viên Trung Ương Đảng bộ. Trong vai trò trọng yếu [Tổng Vụ Tuyên Nghiên Huấn] NT chuyên biên soạn văn thư tuyên truyền và huấn luyện đảng viên. 

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tưởng Niệm lần thứ 93: Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt!

Ngày 17 tháng 06 năm 1930 anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng và 12 đồng chí lên đoạn đầu đài tại địa danh Yên Báy đền nợ nước trong đại cuộc đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập dân tộc. Đã 93 năm, hào khí và tinh thần Yên Báy vẫn mãi mãi vang vọng trong lòng người dân Việt.  Lòng yêu nước không phai mờ theo thời gian Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt”:

Audio để xướng danh tưởng niệm 13 anh hùng dân tộc VNQDĐ đã hy sinh 17-06-1930

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

NHỮNG LỜI NÓI BẤT TỬ CỦA CÁC BẬC TIÊN LIỆT VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG

93 năm trước, vào ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học, Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng  và 12 đồng chí của Người hiên ngang bước lên đoạn đầu đài đề nợ nước. Tất cả các vị anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghĩa chống thực dân Pháp để “Dân Tộc Được Độc Lập, Dân Quyền Được Tự Do, và Dân Sinh Được Hạnh Phúc.” Dù cuộc khởi nghĩa không thành công và hàng ngàn cán bộ đảng viên bị thực dân Pháp bắt bớ, xử tử hình, và lưu đày biệt xứ; thì gương hy sinh của các vị tiên liệt mãi mãi là tấm gương sáng ngời trong lịch sử.

Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí hy sinh ở tuổi còn rất trẻ, chưa đến 30. Riêng Phó Đúc Chính, tuổi chỉ 22. Ông hiên ngang yêu cầu nằm ngửa để nhìn lưỡi dao máy chém của quân xâm lược Thực Dân Pháp.

Nhân Ngày Tang Yên Báy, Việt Nam Quốc Dân Đảng kính gửi đến quý độc giả, đặc biệt đến các bạn trẻ những câu nói bất tử của các bậc tiên liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng trước giờ phút hy cho nền độc lập dân tộc để chúng ta cùng tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Có phần chuyển ngữ qua tiếng Anh và tiếng Pháp ở dưới: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Loạt bài trên Phụ Nữ Tân Văn năm 1930 thuật lại vụ Yên Báy

Cách đây đúng 93 năm, diễn ra vụ hành quyết “các nhân vật Yên Báy” thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

BÍ MẬT VỀ ÔNG NGUYỄN THÁI HỌC

Truyện ngắn viết từ người trong nước.

BÍ MẬT VỀ ÔNG NGUYỄN THÁI HỌC

  “giọt sương của lòng trắc ẩn là nước mắt…”
L. BYRON
                                 

Nguyễn Thái Học

Con gái hắn, ở tuổi 17 đã hỏi sau một giờ học môn lịch sử: “Bố ơi, thế điều gì có tính quyết định khiến ông Nguyễn Thái Học đứng ra thành lập tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng ạ? Sao còn trẻ thế mà ông ấy lôi cuốn được nhiều người vậy? Bí mật gì, hở bố?”.

Thói quen “bí mật hóa” mọi chuyện của con gái hắn có từ lâu, như: “góc bí mật của con trong phòng bố”, “chuyện bí mật chỉ hai bố con biết thôi nhé”, v.v… từng làm hắn vui thích, giờ lại thành ra tình huống khó xử, đánh mất sự thanh thản của hắn.

Hắn đã nhiệt tình giảng giải, với kiến thức lỗ mỗ của một “lều sử học” – như hắn vẫn tự nhận với kẻ nửa trẻ con nửa người lớn ấy. Hắn còn kể lại, thậm chí còn đọc lại nhiều đoạn văn, đoạn kịch viết về nhà Cách mạng lớn đó nhằm giải tỏa thắc mắc của con trẻ:

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam Nữ Lưu Lẫm Liệt, Thiết Thạch Tâm Can Cô Giang

Cụ Nguyễn Văn Nỉ, em út của đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học, cầm bức hình Cô Giang trong cảm xúc ngậm ngùi

Thiết Thạch Tâm Can Cô Nguyễn Thị Giang (1906–1930), (“thiết thạch tâm can” chữ đặt của nhà cách mạng Phan Bội Châu)
Tiếng ai rao lụa in là chị Giang,
Ôi, một thân đầy gian nan, để cứu nước dân lâm cảnh khốn cùng. Vậy ta đồng theo kịp bước, báo tin cho chị tường tri. Cùng chồng cho chị tạng mắt. Kẻo đớn đau phút giây lìa tan…
– Chị Giang… – Chị Giang…!”
(Trên đây là khúc ca trước 1975, rất cảm động, xin lỗi, người viết không nhớ tên tác giả)

Thơ của Cô Giang: Tuyệt Mệnh Thi

Thân không giúp ích cho đời!
Thù không trả được cho người tình chung!
Dẫu rằng đương độ trẻ trung,
Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh.
Con đường tiến bộ mông mênh,
Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!
Bây giờ hết kiếp thơ đào,
Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây!
Dẫu rằng chút phận thơ ngây,
Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên;
Chết đi dạ những buồn phiền,
Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình!
Đảng kỳ phấp phới trên thành,
Tủi thân không được chết vinh dưới cờ.
Cực lòng nhỡ bước sa cơ,
Chết sầu chết thảm có thừa xót xa!
Thế ru! Đời thế ru mà?
Đời mà ai biết? Người mà ai hay?
Nguyễn Thị Giang [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngày lễ Tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng

Lời người post: Kỷ niệm ngày Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ thứ 93, âm vang như mới ngày hôm qua. Trong nước nhiều bài viết vẫn còn nhắc đến với cảm tình sâu đậm ngày Tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhiều bài dịch thuật từ các nhà văn, nhà báo của người Pháp ghi lại một cách trung thực về VNQDĐ cho ta thấy nhiều cánh cửa mở ra cho một góc khuất của lịch sử. Góc khuất này bị chế độ Thực Dân Pháp che chắn và bị chế độ Cộng Sản Việt Nam vùi dập – nhưng sự thật lịch sử nay đã dần dần hồi phục.
Một bài viết về Việt Nam Quốc Dân Đảng của Chu Lộc và Phương Thảo nhân ngày Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ với nội dung khá khách quan:

Việt Nam Quốc Dân Đảng

Vào những năm 20 của thế kỷ trước, dân tộc Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong cảnh nước mất nhà tan. Các phong trào yêu nước do giới sĩ phu lãnh đạo nổ ra vào các thập niên cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX đều thất bại. Một không khí hoang mang, tiêu trầm tràn ngập trong giới Nho sĩ bấy giờ. Cuộc Khởi nghĩa Yên Báy (Yên Bái ngày nay) do lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng – Nguyễn Thái Học làm ngọn cờ và linh hồn đã nổ ra trong khung cảnh ấy. Hầu hết những người tham gia cuộc khởi nghĩa đều ở độ tuổi thanh xuân, đó là: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Bắc và của nhiều chiến sĩ vô danh khác… Họ đã lấy trái tim tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ để đốt lên những bó đuốc, tuy rằng không thay được ánh bình minh, song nó cũng khiến cho bóng tối bớt đi phần cô quạnh, góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt