Biển Đông: Bắc Kinh tăng áp lực trước ngày toà án quốc tế phán quyết

Quan chức ASEAN và thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nhân hội nghị ASEAN-Trung Quốc về thực thi DOC tại Singapore ngày 27/04/2016 (Ảnh Reuters)

Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Cộng tranh giành chủ quyền tại Biển Đông qua đường 9 đoạn. Dự đoán sẽ bị bất lợi, Bắc Kinh cố gắng chiêu dụ một số nước ủng hộ lập trường của mình và gây chia rẽ nội bộ ASEAN. Tuy đạt được một số kết quả, nhưng Trung Cộng sẽ không tránh được thế “gậy ông đập lưng ông”.

Bắc Kinh cảm thấy bất an vì một loạt các động thái ở Tây phương, theo South China Morning Post. Các đại cường tây phương như Mỹ, châu Âu đã kêu gọi Bắc Kinh hãy tuân thủ phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực.

Một chiến dịch vận động công luận lên án Bắc Kinh đang diễn ra rất mạnh tại Hoa Kỳ. Washington chuyển quân thường xuyên hơn, trấn đóng năm căn cứ mới tại Philippines và tuần tra chung tại Biển Đông. Nỗ lực dài hơi của Nhật đã huy động G7 lên án hành động vũ lực độc đoán ở Biển Đông và Hoa Đông.

Có lẽ Trung Cộng e sợ áp lực liên hoàn này “lùa” họ vào thế cờ phải “thượng tôn pháp luật”, điểm yếu của chế độ độc đảng, do vậy Bắc Kinh phải đối phó bằng cách tấn công trước bằng vận động ngoại giao .

Theo Japan Times, trong hai tuần vừa qua, Bắc Kinh đã thu được một số thành quả trong chiến thuật lôi kéo một số quốc gia ủng hộ lập trường chống “quốc tế hóa” hồ sơ Biển Đông. Ấn Độ, Nga, Pakistan, Belarus, hai nước Lào và Brunei, tuy là thành viên của ASEAN, đã nghiêng theo Trung Cộng. 

Nỗ lực chiêu dụ của Bắc Kinh được khởi động từ tháng Tư, nhân một cuộc họp tay ba cấp ngoại trưởng của Trung Cộng, Nga và Ấn Độ. Lần đầu tiên một bản thông cáo chung về Biển Đông được công bố, nhưng với nội dung hoàn toàn là một bản sao của lập trường Trung Cộng: giải quyết xung khắc bằng đàm phán song phương giữa hai bên có liên can.

Vài ngày sau, bộ ngoại giao Trung Cộng ra thêm một bản thông cáo cho là ba nước Đông Nam Á là Cam Bốt, Lào và Brunei đồng thuận với Trung Cộng. Ngay lập tức, Phnom Penh, mặc dù có tiếng “thân” Bắc Kinh, đã vội vã cải chính. Phát ngôn viên chính phủ Hun Sen tuyên bố hoàn toàn “không thảo luận, không thỏa hiệp” với Vương Nghị, khi ngoại trưởng Trung Cộng đến vận động. Brunei, đến hôm nay cũng không lên tiếng là có ủng hộ hay không.

Cũng trong chiến thuật hóa giải mọi chống trả trong khu vực, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, mà từ nay kiêm nhiệm tổng tư lệnh tối cao quân đội Trung Cộng, hôm thứ năm 28/04, đề nghị thăm dò “cách tiếp cận mới về an ninh khu vực”, để thay thế điều mà ông gọi là “tư duy lỗi thời” dựa trên một liên minh do Mỹ lãnh đạo.

Và sau khi đã xây dựng một loạt đảo nhân tạo lấn chiếm của Việt Nam và Philippines để làm tiền đồn, trong bản tin của Tân Hoa Xã cùng ngày 28/04, Bắc Kinh đưa ra “sáng kiến hợp tác quốc tế” đặt trên nền tảng “đối tác giữa Trung Cộng, ASEAN và Đông Á”.

“Mưu sự tại nhân…”

Theo nhận định của chuyên gia an ninh Châu Á Thái Bình dương Jonathan Bershire Miller, thâm ý của Bắc Kinh là dùng quyền lợi làm mồi nhử để phân hóa và làm rạn nứt ASEAN, bỏ rơi Philippines. Lãnh đạo Trung Cộng nghĩ rằng có thể làm phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực mất tính chính danh, khi có nhiều thành viên của ASEAN và cường quốc như Nga, Ấn, Pakistan … không ủng hộ.

Nhưng theo chuyên gia Jonathan Bershire Miller, mưu kế của Bắc Kinh sẽ khó thành, vì Trung Cộng chỉ lôi kéo được “khách hàng hay chế độ thân thiện”. Tiếng nói ủng hộ lập trường của Bắc Kinh do vậy mất hết trọng lượng.

Mặt khác thâm ý gây chia rẽ của Trung Cộng đã bị ASEAN tố giác. Giới ngoại giao Singapore đặt câu hỏi như tát vào mặt “phải chăng Trung Cộng muốn can thiệp vào nội bộ ASEAN ?”

Thứ trưởng ngoại giao Trung Cộng Lưu Chấn Dân, trong một cuộc họp về việc thực thi Tuyên Bố Ứng Xử tại Biển Đông DOC tại Singapore ngày 27/04 phải nói là đã “bị sốc” vì lời tố cáo này.

RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt