Biểu tình của tuổi trẻ Việt Nam đè bẹp liên minh ma-quỷ Việt-Tàu

Lý Đại Nguyên

Các cuộc biểu tình của tuổi trẻ Việt Nam trong và ngoài nước chống Trung Cộng xâm lược là thể hiện tinh thần yêu nước thương nòi của truyền thống Dân Tộc. Ngày 05/06/2011 sẽ được ghi vào lịch sử dân tộc là ngày của giới trẻ Việt Nam đã tự phá vỡ ‘Tâm Lý Vô Cảm’ để thực sự quan tâm tới vận mạng của Tổ Quốc đang lâm nguy bởi một ‘Liên Minh Ma Quỷ Việt Tầu Cộng Sản’ với mưu lược thâm độc ‘êm đềm biến Việt Nam thành một tỉnh của Trunghoa’. Nhưng rồi vì Trung Cộng quá sợ Hoakỳ tăng cường nhập nội Việt Nam, muốn chuyển Việt Nam từ ‘thế đối tác kinh tế’ sang ‘thế liên minh quân sự’. Nên đã phải làm một phép thử xem phản ứng của Việt Nam, Đông Nam Á, và Hoakỳ về việc Trung Cộng ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của thềm lục điạ Việt Nam ra sao? Bằng cách cho 3 tầu hải giám của họ, ngày 26/05/2011 vào quấy nhiễu phá hoại thiết bị của tàu khảo sát Bình Minh 02 đang thăm dò điạ chất thuộc vùng chủ quyền Việt Nam. Buộc nhà cầm quyền Việtcộng Hànội phải có phản ứng là gửi công hàm phản kháng. Lập tức, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Cộng lên tiếng: “Trung Quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc”. Bác bỏ lời tuyên bố trên, phát ngôn viên ngoại giao Việtcộng nói: “Khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền  kinh tế thềm lục địa 200 hải lý của Việtnan, theo Công Ước Luật Biển LHQ 1982”. Lần đầu tiên Hànội cho phép báo chí ‘lề phải’của họ được lên tiếng  phản đối Trung Cộng. Liền đó, các trang Web Tự Do nhất loạt phát động phong trào Dân Chúng Xuống Đường Biểu Tình Chống Trung Cộng Vi Phạm Chủ Quyền Lãnh Hải Việt Nam.

Cuộc Biểu Tình được hoãn lại không tổ chức vào ngày Chủ Nhật 29/05 để dời đến ngày  Chủ Nhật 05/06/2011, cho đúng vào dịp Diễn Đàn An Ninh Khu Vực Shangri-La thứ 10 họp tại Singapore, từ 03/06 đến  05/06/2011. Gồm giới chức quốc phòng 35 nước châu Á Thái Bình Dương, và có sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, Hoakỳ, Trung Cộng. Các đại biểu cũng có một phiên họp đặc biệt về chủ đề ‘Giải quyết tranh chấp lãnh thổ vào thứ Bảy 04/06. Nhờ đó có dịp cho Tuổi Trẻ Hải Ngoại tại Nam Cali tổ chức cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, trước Toà Lãnh Sự Trung Quốc tại Los Angeles  ngày 04/06/11, nhằm hỗ trợ cho các cuộc xuống đường biểu tình của giới trẻ và dân chúng trong nước vào ngày Chủ Nhật Lịch Sử 05/06/2011, tại Hànội và Saigòn. Có thể nói cuộc biểu tình lần này đã hội đủ 2 yếu tố quốc dân và quốc tế. Khiến Việtcộng không dám đàn áp. Dư luận quốc tế hưởng ứng nhiệt tình. Buộc các quốc gia liên hệ phải đặc biệt quan tâm. Tức là “Có Động là Có Chuyển, Có Chuyển là Có Chuyện” Vậy. Dù rằng Việtcộng đã cố sức tách các cuộc xuống đường này ra khỏi các nhà đối lập chính trị và các  bloger tự do. Bằng cách bắt giữ, hoặc cô lập họ ngay tại gia. Đặc biệt là Hoà Thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo tối cao và các Tăngsĩ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị công an ngăn cản, không thể bước ra khỏi chùa để tham gia cuộc biểu tình tại Saigòn. Tuy nhiên cuộc biểu tình không vì thế mà đi lệch hướng của tuổi trẻ dân tộc yêu nước thương dân. Chính vì vậy làm cho giới trẻ phát khởi tinh thần tự chủ và đức tự tin, để toàn dân có niềm tin vào sức quật khởi của Tuổi Trẻ Việt Nam. Qua cuộc phong vấn của Đài Á Châu Tự Do, Ngài Thích Quảng Độ cũng không quên đưa ra lời kêu gọi thành lập một Liên Minh Chống Ngoại Xâm, tâp họp toàn dân từ Bắc chí Nam.

Khác với cuộc biểu tình tự phát của sinh viên ngày 09/12/2007 bị Việtcộng theo lệnh của Trung Cộng thẳng tay đàn áp. Cuộc biểu tình đó, nhằm phản đối Trung Cộng thành lập huyện đảo Tamsa, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam. Từ đó vẽ thành hình ‘lưỡi bò’ lấn chiếm lên các vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển có thềm lục địa theo quy định của Công Ước Luật Biển LHQ 1982. Điều 76: “Thềm lục điạ của các quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý. Nếu thềm lục điạ thực tế rộng hơn 200 hải lý, thì các quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa là 350 hải lý, hoặc không quá 100 hảilý kể từ đường rãnh sâu 2.500m”. Điều 77: “Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình”. Rõ ràng là Công Ước chỉ dành chủ quyền thềm lục địa cho các Quốc Gia và các Quốc Đảo Ven Biển, không dành chủ quyền thềm lục địa cho các đảo không có sông suối để đem đất phù sa tạo ra thềm lục địa cho chính nó. Mà tất cả các đảo trong 2 quần đảo Hoàngsa, Trườngsa không đảo nào có sông suối để tự tạo ra thềm lục điạ cho mình. Bời vậy, dù cho Trung Cộng có cướp được toàn bộ 2 quần đảo Hoàng-Trường- Sa cũng không thể làm chủ được thềm lục điạ Biển Đông. Trên mặt biển ngoài 12 hảilý thuộc lãnh hải các nước chung quanh, tất cả đều thuộc hải phận quốc tế, tàu thuyền các nước tự do lưu thông, đáy biển 200 hảỉlý thuộc chủ quyền kinh tế, mặt biển thuộc quyền đánh cá của các nước và các quốc đảo ven biển. Thế nên, nếu các nước Đông Nam Á nhất tề đưa việc Trung Quốc nhận láo 80% chủ quyền ở Biển Đông ra trước Liên Hiệp Quốc thì về pháp lý, Trung Cộng phải thua. Nếu Trung Cộng có dùng quyền phủ quyết thì Côngluận Thếgiới cũng hoàn toàn đứng về phía các nước Đông Nam Á. Thắng trên công luận là thắng lợi bước đầu.

Việc Trung Cộng trắng trợn xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục điạ Việt Nam và Philippines đã làm cho các nước trong khối ASEAN đi đến một chủ trương nhất quán là giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông bằng phương pháp đa phương, theo Công Ước LHQ 1982 và tuyên bố Ứng Xử 2002 -DOC-  mà Trung Quốc đã ký với ASEAN. Chứ không  để Trung Cộng xé lẻ bởi giải pháp song phương cho dễ bề ăn hiếp từng nước một. Ngày 04/06/11, tại Diễn Đàn Shangri-La, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates tuyên bố: “Sự cam kết của Mỹ tại châu Á không thể suy giảm”. Ông cho biết: “Quân đội Hoakỳ sẽ được bố trí đội hình ‘duy trì hiện diện trên điạ bàn Đông Bắc Á’ và ‘tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á và Ấnđộ Dương”. “Lập trường của Hoakỳ về an ninh hàng hải rất rõ ràng: Vì lý do kinh tế và thương mại, nên quyền lợi của Mỹ gắn liền với sự tự do giao thông trên biển”.  Xem vậy, tuy Hoakỳ  đang thực hiện: “phát triển một quan hệ rõ ràng, ổn định và toàn diện với Trung Quốc”. Nhưng cũng tăng cường sức mạnh quân sự, nhằm làm chỗ tựa cho các nước Đồng Minh và Đối Tác của mình, trước sự đe dọa của Trung Cộng. Nghiễm nhiên trở thành trọng tài hiệu lực giữa Trung Cộng và các nước có tranh chấp trong vùng. Như vậy cách thử của Trung Cộng có kết quả. Là: Các nước châu Á phải gắn kết với Hoakỳ nhiều hơn. Dân chúng Việt Nam có cơ hội lên tiếng mạnh mẽ hơn. Các cuộc xuống đường biểu tình của giới trẻ càng đông, càng thường xuyên và được dân chúng tích cực tham gia nhiều hơn. Đủ sức đè bẹp, nghiền nát thứ Liên Minh Ma Quỷ Việt Tầu Cộng Sản, cho Việt Nam sớm có Dân Chủ Tự Do Công Lý thật sự, để Quốc Gia  Việt Nam chủ động gia nhập tiến trình toàn cầu hóa và dân chủ hóa toàn cầu.

LÝ ĐẠI NGUYÊN

Little Saigon nggày 07/06/2011.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt