Tham Luận

Mỹ vẫn trò cây gậy và củ cà rốt với Bắc Kinh

Phái đoàn Trung Cộng ra đón Ngoại trưởng Antony Blinken tại phi trường Bắc Kinh

Chuyến đi của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Trung Cộng có gì?

Chuyến đi ngoại giao 3 ngày của ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đến Bắc Kinh [1], trong ba ngày có nhiều việc đưa ra giữa Mỹ-Trung Cộng. Những điều quan trọng liên quan đến chuyến đi ngoại giao của ngoại trưởng Blinken:

1) Ông bộ Trưởng ngoại giao của Mỹ nhắc lại với Trung Cộng về sự lo lắng sâu sắc của Washington là Bắc Kinh đang tiếp tế cho Nga để tiếp tục cuộc chiến xâm lược Ukraine. Blinken kết án Trung Cộng là nhà cung cấp hàng đầu cho Nga các máy móc, các mạch vi điện tử, chất nitrocellulose (chế đạn và thuốc phóng hoả tiễn) cũng như các mặt hàng lưỡng dụng mà Nga xử dụng để tăng cường quốc phòng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh Israel-Hamas còn dai dẳng!

Những căn lều vải của những người Palestine tị nạn tại Rafah

1) Khi 300 hoả tiễn liên lục địa vận tốc nhanh và máy bay không người lái của Iran bắn vào lãnh thổ Israel, nhưng 99% bị bắn hạ bởi lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh cùng lực lượng phòng không của Israel. Điều này không những làm cho Iran chùn bước mà còn tác động tinh thần đến Trung Cộng và Nga cũng ớn lạnh trước vũ khí phòng không của Mỹ và đồng minh có khả năng gần như tuyệt đối. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh Ukraine ra sao, còn bao lâu?

Chiến tranh Nga xâm lăng Ukraine (hình Internet)

Quốc Hội Mỹ đã thông quan ngân khoản 61 tỷ USD viện trợ cho Ukraine vào cuối tháng 4/2024, các nước châu Âu yên lòng thấy Mỹ vẫn tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine, có thể Mỹ trong tình thế bắt buộc vì những nguyên nhân:

1) Sau những ngày trì hoãn ở Hạ Viện là do Cựu TT Trump không muốn Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson thông qua ngân sách viện trợ 100 tỷ USD do Biden yêu cầu, vì đảng Cộng Hoà đòi thay đổi tình trạng đi dân hỗn loạn ở biên giới phía Nam nước Mỹ, đó là mặc cả chính trị nội bộ. Trong thời gian trì hoãn toà Bạch Ốc ngầm thuyết phục Nga ngồi vào bàn đàm phán với Ukraine để ngừng chiến. Nhưng nhận thấy Putin không chịu hoà mà còn lợi dụng cơ hội trì hoãn viện trợ của Mỹ cho Ukraine để tấn công dồn dập dành dân lấn đất… Thấy Ukraine nguy cơ, đảng Cộng Hoà buộc phải tháo gỡ viện trợ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Viện trợ 60.8 tỷ USD cho Ukraine đã thông qua rồi ra sao?

Mike Johnson (giữa) Chủ Tịch Hạ Viện

Cuối cùng vào ngày 20/04/2024 Hạ Viện Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Cộng Hoà phải thông qua ngân sách viện trợ trị giá 95 tỷ USD để hỗ trợ 3 nơi: 1) Ukraine, 2) khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để chống lại Trung Quốc, 3) cung cấp vũ khí tấn công và phòng thủ cho Israel cũng như viện trợ nhân đạo cho Gaza. Ngân khoản được phân ra: 60.8 tỷ USD cho Ukraine, 23.8 tỷ USD cho Israel (13.8 tỷ USD cho các hệ thống vũ khí tối tân và 10 tỷ USD giúp kinh tế có thể hoàn trả) và 10.4 tỷ USD cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để sửa soạn chống Trung Cộng.

Từ lâu, phía Quốc Hội Mỹ như không muốn viện trợ cho chiến tranh Ukraine, nhưng thấy Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha và các nước châu Âu quyết tâm giúp đỡ cho Ukraine, hành pháp Hoa Kỳ liên tục đốc thúc và Tổng Thống Ukraine – Zelenski khẩn thiết Mỹ viện trợ như người chết đuối gọi phao cấp cứu, ông gọi điện thoại cho chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson hầu như hằng ngày! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin nóng chiến trường Trung Đông: Tướng cao cấp của Mỹ tới thăm Israel để phối hợp đối phó với mối đe dọa tấn công của Iran

Hai quan chức Israel cho biết, chỉ huy quân sự cao cấp của Mỹ phụ trách Trung Đông dự kiến sẽ tới Israel vào thứ Năm để phối hợp giải quyết một cuộc tấn công có thể xảy ra vào Israel bởi Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này.

Các quan chức Iran đã công khai đe dọa trả đũa Israel vì cuộc tấn công ở Syria vào tuần trước khiến một tướng hàng đầu của Iran thiệt mạng. Một cuộc tấn công vào Israel hoặc các căn cứ của nước này có thể dẫn đến một sự leo thang khác trong khu vực. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thủ Tướng Israel Netanyahu người châm lửa Thế Chiến Thứ Ba?!

Thủ tướng Israel: Benjamin Netanyahu

Vừa mới nghe tin thủ tướng nước Đức, Olaf Scholz nói rằng những người chiến binh của các quốc gia thuộc về khối NATO nếu có chiến đấu ở Ukraine, thì thuộc về quốc gia đó chịu trách nhiệm, không phải NATO chịu trách nhiệm. Đó là cách nói để hạ nhiệt Đệ Tam Thế Chiến phát nổ từ chảo lửa Ukraine.
Trái lại, ở Trung Đông nổi lên một sự kiện có thể phát khởi Đại Chiến Thế Giới Thứ Ba. Chuyện xảy ra từ Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có thái độ và hành động khá nguy hiểm: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lý do thực sự khiến Kim Jong-un đe dọa chiến tranh…

1) Kim Jong-un càng ngày càng mơn trớn, ngông nghênh lố bịch:

Kim Jong-un chuẩn bị cho con gái 10 tuổi lên thay làm vua Bắc Hàn 

Với những tuyên bố gần đây của Kim Jong-un (từ đây gọi là Kim) xem Nam Hàn (1) là “kẻ thù”, không còn cùng dòng máu một ông tổ Dangun Wanggeom nữa. Kẻ thù này Kim sẵn sàng giết không thương tiếc. Kim tuyên bố không còn tìm kiếm sự thống nhất hòa bình với người anh em Nam Hàn.
Các nhà phân tích thời cuộc ở Nam Hàn, Mỹ và châu Âu lo ngại về khả năng Kim có thể khiêu khích hoặc tiến hành chiến tranh chưa từng có, thậm chí mở một cuộc tấn công vào Nam Hàn bằng những họng súng canon và những tràng hoả tiễn phủ đầu kể cả  hoả tiễn sát thương hàng loạt hay nguyên tử…

Để tránh những rủi ro do liều lĩnh của Kim, và để đi tìm giải pháp đối phó, cần phải thấu hiểu những suy nghĩ, tính khí, và yếu tố lịch sử ba đời họ Kim và các hành động mà Kim có thể làm nguy hiểm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh Ukraine: Pháp so găng với Nga

TT Pháp Macron (trái) và TT Nga Putin (phải) (Ảnh: Economic)

Nhìn bản đồ châu Âu thì Ukraine là nước có diện tích lớn thứ nhì, có vị trí địa lý làm trái độn với khoảng cách giữa các cường quốc châu Âu-Nga xa hơn một tầm đại bác thường. Từ khi Nga xâm lăng Ukraine, các nước châu Âu đứng ngồi không yên vì quân Nga đã áp sát vào sân sau nhà mình. 
Về khối NATO chống lại Nga: Bao nhiêu đời Tổng Thống Mỹ từ George H. W. Bush (cha) liên tiếp đến các đời Tổng Thống Mỹ sau này, lúc nào họp an ninh quốc phòng của khối NATO, Tổng Thống Mỹ đều nhắc nhở các nước châu Âu cần tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP của nước mình để bỏ vào NATO, nếu không để Mỹ chi trả cho NATO quá nhiều, về lâu về dài Mỹ sẽ hụt hơi! Nhưng các cường quốc châu Âu không chịu tăng ngân sách quốc phòng, bằng chứng đến năm 2021 ((1) và Data ở dưới) hầu hết cường quốc châu Âu đều có chỉ số phần trăm GDP quốc phòng cho NATO dưới 2% rất xa. Chỉ có Mỹ và một vài quốc gia châu Âu trên 2% GDP mà thôi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh Do Thái-Gaza: Tại sao Washington muốn thay Thủ Tướng Do Thái?

Lãnh đạo Do Thái Benjamin Netanyahu và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không đồng quan điểm. (Ảnh: Twitter)

Đứng đầu là Tổng Thống Mỹ Joe Biden đang tranh cãi gay gắt với Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu về những chiến thuật ở Dải Gaza, Washington đe doạ thay đổi chế độ hợp pháp ở Do Thái để thay đổi chiến lực và chiến thuật của Do Thái phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ trong lúc chiến tranh và hậu chiến tại Dải Gaza làm sao phù hợp với lợi ích của Washington.
Theo quan điểm của Washington, loại bỏ Netanyahu là chìa khóa dẫn đến sự thay đổi “chế độ” mà Washington rõ ràng muốn thực hiện đồng hành với chiến lược của Hoa Kỳ tại vùng Trung Đông. Đã nhiều cố gắng của giới chức cao cấp nhất Hoa Kỳ nhưng Netanyahu vẫn một mực làm theo ý mình. Cho đến nay Mỹ muốn thay đổi Thủ Tướng Do Thái bằng bầu cử sớm hơn ấn định của nhiệm kỳ (nhiệm kỳ là đến mùa Thu 2026) bằng “yêu cầu” của Thượng Nghị Sĩ Đảng Dân Chủ Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Chuck Schumer tuyên bố vào tuần trước và được Joe Biden ủng hộ. Đặc biệt ông Schumer cũng là người Mỹ gốc Do Thái, nhưng Netanyahu đốp chát lại lãnh đạo Hoa Kỳ bằng những lời lẽ cứng rắn. Nhất quyết tấn công vào vùng Rafah dù Mỹ có ủng hộ hay không thì không thành vấn đề. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bà Nikki Haly từ bỏ cuộc đua, Ông Trump một mình chạy trường lực…

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cần đánh giá sức mạnh Trung Cộng cho đúng!

Pew Research Center

Tôi có cảm tưởng những nhà “bình luận” tây phương đã căn cứ vào những báo cáo sai sự thật có chủ đích của Bắc Kinh để đánh giá về Trung Cộng quá cao, quá mạnh nếu không muốn nói là trong lòng đã tỏ ra “sợ sệt”.
Những ai hiểu biết về con người Cộng Sản thì những báo cáo của họ về kinh tế và quân sự cùng các thứ đều là giả nhằm đề cao sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) chứ không phải căn cứ trên các dữ kiện thật để có một báo cáo đáng tin cậy như ở các nước tự do dân chủ Tây Phương. Tại sao? Ở các nước tây phương đánh giá bởi các cơ quan độc lập căn cứ trên những dữ kiện chính xác được cung cấp một cách có trách nhiệm từ các giới chức chính phủ. Còn ở Bắc Kinh “người đá bóng và người trọng tài thổi còi là một” từ Đảng mà ra.
Người lãnh đạo Cộng Sản đều mang một đặc tính cố hữu giống nhau: nói dối để duy trì quyền lực, đánh bóng thành tích lãnh đạo để Đảng được tiếp tục nắm quyền; Họ phải báo cáo có lợi cho Đảng bất chấp bất kỳ thủ đoạn nào. Bản chất của họ là nắm quyền gắn chặt vào quyền lực của Đảng viên bảo vệ Đảng như con mắt bảo vệ con ngươi, bảo vệ Đảng là bảo vệ quyền lợi của bản thân. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga xâm lược Ukraine đã định hình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như thế nào?

Lời người post: Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine bắt đầu ngày 24/02/022 đến nay đúng 2 năm, không những nó bới tung trật tự quốc tế ở Châu Âu-Đại Tây Dương mà còn nổi lên những vấn đề an ninh ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, đặc biệt là xung quanh Đài Loan và Hàn Quốc.

Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine bắt đầu ngày 24/02/2022 đến nay là tròn 2 năm. Nó không những xáo trộn trật tự mới quốc tế ở khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương mà còn làm nổi lên tình hình an ninh tiến thoái lưỡng nan ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là xung quanh Đài Loan và Hàn Quốc.

Tổng thống Mỹ – Biden (trái) gặp Thủ tướng Nhật – Kishida (giữa); Thủ tướng Modi của Ấn Độ (phải); và Thủ tướng Albanese của Úc, ở giữa (quay lưng), trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo Bộ Tứ Kim Cương ở Tokyo ngày 24/05/2022 (Ảnh: Doug Mills/The New York Times)

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bài học rút ra từ các cuộc điều trần của Tối Cao Pháp Viện vụ án Tu Chính Án thứ 14 của Trump

Phiên điều trần vụ án Donald Trump và tiểu bang Colorado tại TCPV ngày 8 tháng 2 năm 2024 (hình minh họa)

Lời người post: Hôm nay, một ngày quan trọng của cựu Tổng Thống Donald Trump về việc ứng viên Tổng Thống 2024. Sự việc xẩy ra hai tiểu bang Colorado và Maine loại tên Trump ra khỏi phiếu bầu dựa trên Tu Chánh Án Thứ 14. Ông Trump đâm đơn kiện lên Tối Cao Pháp Viện (TCPV). Hôm nay ngày 8/02/2024, TCPV mở phiên hearing (điều trần) đầu tiên về vụ kiện này. Dưới đây ghi lại lời tường thuật của phóng viên truyền hình CNN.
Khi nào có hearing (điều trần)? Nếu bị can [Donald Trump] quyết định tranh luận vụ kiện của mình với công tố viên, luật sư đối phương và thẩm phán đoàn TCPV, thì xin xuất hiện tại một phiên điều trần. 

Source:https://www.cnn.com/2024/02/08/politics/takeaways-supreme-court-trump-ballot/index.html [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tùy bút đầu năm 2024 về nước Mỹ chiến tranh Ukraine và Dải Gaza

Những ngày đầu năm 2024 thẳng thắn nhé (hình minh họa)

Tại Việt Nam có câu chuyện “đầu năm” thành tục lệ (dù không thực tế) như là “đầu năm gặp may thì cả năm được may mắn” và ngược lại. Những lời chúc mừng đầu năm của người Việt và phương Tây cũng có phần khác nhau… Mình người Việt dù sống ở Mỹ gần hai phần ba cuộc đời nhưng vẫn còn nhớ đặc sản “nước mắm”, đến nỗi bữa ăn không có nước mắm thì thiếu khẩu vị quê hương. Thôi thì nên theo tục lệ của người Việt mà tùy bút những chuyện đầu năm một cách thẳng thắn để tránh cả năm không phải quanh co. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hết Biển Đen (Black Sea) rồi đến Biển Đỏ (Red Sea)

Vị trí Biển Đỏ (Red Sea) ở vùng Vịnh

Lời người post: Từ những máy bay và thuyền không người lái của Ukraine choáng ngợp trên vùng Biển Đen (Black Sea) nay thấy hỏa tiễn bay trên Biển Đỏ (Red Sea) của phiến quân khủng bố Houthi… làm cho siêu cường Mỹ lo ngại phải thành lập liên minh chống lại.
Thấy siêu cường của Mỹ thật khó hiểu, họ có một sức mạnh vạn năng trong tay mà không dám hạ thủ một mình sơ mang tiếng. Việc lớn nhỏ trên thê giới cũng cần bầu bạn mới dám làm. Chuyện khủng bố Houthi cũng vậy, Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin lập Liên Minh chống Houthi… vậy phiến quân Houthi là ai? Bài này đăng trên báo Economic “Who are the Houthi, the group attacking ships in the Red Sea?” phiên dịch của Phan Nguyên trong trang nghiencuuquocte.org.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt