Lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving)
Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) tại Hoa Kỳ được tổ chức hằng năm vào ngày thứ Năm, tuần thứ 4, tháng 11. Năm 2024 trúng vào ngày 28 tháng 11 năm 2025.
Lễ Thanksgiving là ngày lễ lớn tại Mỹ. Chúng ta tìm hiểu lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn như thế nào?
– Cám ơn những lòng tốt cứu sống người di cư đầu tiên trên đất Mỹ,
– Cám ơn những tiền nhân nước Mỹ khai sáng nền tự do dân chủ pháp trị trên đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,
– Cám ơn đất nước này cưu mang bao nhiêu dân tộc đến đây sống để có tự do mưu cầu hạnh phúc. [Đọc tiếp]
Tại sao Cộng Sản Việt Nam cấm sư Thích Minh Tuệ tu “Khổ Hạnh Đầu Đà”
Tại sao nhà nước Cộng Sản Việt Nam lại sợ người đi chân đất trong tay không có gì ngoài bình bát khất thực? Câu hỏi rất nghịch lý phải không? Vâng nó nghịch lý trong một nước theo chính thể Tự Do Dân Chủ. Nhưng nó lại có lý trong chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản Việt Nam. Vì sao?
Bởi vì dưới chế độ độc tài CSVN họ rất đa nghi và sợ nổi dậy của người dân, khi một cá nhân nào mà có sự chú ý của đám động người dân thì cá nhân đó bị triệt hạ ngay. Sự xuất hiện của sư Thích Minh Tuệ có sự hưởng ứng của đám động quần chúng thì sư phải chịu hệ lụy của nhà nước CSVN. [Đọc tiếp]
Ý nghĩa ngày lễ tình yêu Valentine: Chuyện xưa kể lại
Valentine, ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, người ta bày tỏ tình cảm của mình bằng những cánh thiệp, hoa hồng, kẹo socola, và những quà tặng đặc biệt khác. Nhưng tại sao ngày lễ tình yêu lại được đặt theo tên Thánh Valentine, một vị Thánh “tử vì đạo” của Kitô giáo?
Bà MacKenzie Scott là ai mà được thế giới tôn trọng?!
Thay đổi không khí chính trị một chút để nói về một người đàn bà thời nay. Bà là ai mà được sự tôn trọng khắp nơi trên thế giới? Bà không dựa vào chồng để nổi tiếng như các đệ nhất phu nhân, bà cũng không có trong lãnh vực chính trị như bà Hillary Clinton, bà cũng không phải minh tinh màn bạc 5 sao hằng ngày xuất hiện trên màn ảnh để cho khán giả chiêm ngưỡng.
Trái lại, bà là một người đàn bà ngũ tuần, có bốn con và bị chồng ly dị, nhưng bà can đảm biết tự đứng trên đôi chân và trí tuệ của mình nên bà tỏa sáng đó là bà MacKenzie Scott: [Đọc tiếp]
Đức Đạt Lai Lạt Ma phân ưu Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ Viên Tịch
ĐẠT LAI LẠT MA
Điện Phân Ưu
Tôi rất đau buồn khi được biết Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch ở tuổi 81*. Tôi xin dâng lời cầu nguyện lên Cố Hoà Thượng và gửi lời chia buồn đến chư Huynh Đệ Pháp Lữ của Cố Hoà Thượng cũng như đông đảo Phật Tử của Ngài.
Tôi được biết rằng Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đã tận tụy cống hiến hết mình để phụng sự cho tha nhân. Mặc dù Ngài không còn ở bên cạnh chúng ta nữa; nhưng chúng ta cũng cảm thấy được an ủi rằng Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Cách tốt nhất mà các môn đệ của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng có thể bày tỏ lòng kính trọng đối với Ngài ấy là noi theo tấm gương của Ngài đã cống hiến hết mình để phụng sự tha nhân.
Với những lời cầu nguyện chân thành của tôi,
Đạt Lai Lạt Ma
30 – 11 – 2023
* Ghi chú: Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ trụ thế 79 năm
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Phân Ưu Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ viên tịch
https://www.state.gov/statement-on-the-passing-of-the-most-venerable-thich-tue-sy/
Thay mặt nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi chia sẻ lời chia buồn sâu sắc với người dân Việt Nam và tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới trước sự viên tịch của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, vị lãnh đạo lỗi lạc của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (Unified Buddhist Church of Vietnam).
Trong nhiều thập niên, Thích Tuệ Sỹ là nhà đấu tranh không biết mệt mỏi cho quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và liên quan đến nhân quyền, khiến nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bỏ tù ông hơn một thập niên. Ông cũng là một học giả uyên bác, một nhà văn và triết gia có nhiều tác phẩm.
Tiếng nói của Thích Tuệ Sỹ sẽ vô cùng đáng nhớ khi chúng ta suy ngẫm về sự vận động của Ngài đối với người Việt Nam. Tâm trí của chúng tôi hướng về cộng đồng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Nét thăng hoa trong cuộc cách mạng xã hội của Đức Huỳnh Phú Sổ
Chúng ta đã biết nhà cách mạng Huỳnh Phú Sổ (Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo), sau khi khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm Kỷ Mão (1939), Ngài đồng thời cũng đã cách mạng trong hai lãnh vực Chính Trị và Phật Giáo. Chúng tôi thiển nghĩ, nếu chỉ nói về hai lãnh vực đó (Chính Trị và Phật Giáo) thì thật là thiếu sót và chưa nói hết ý, tức chưa nói hết những gì mà Đức Huỳnh Phú Sổ đã tâm huyết mong thực hiện cho được hoài bảo của Ngài. Vì vậy, hôm nay tôi xin mạn phép lạm bàn thêm lãnh vực thứ ba của Ngài, đó là “Cách Mạng Xã Hội”. Có người hỏi rằng: Xã hội Việt Nam trong thập niên 40 có gì lạ mà phải “cách mạng” cho tổn công hao sức? Xin thưa: Có rất nhiều điều mà Đức Huỳnh Phú Sổ (tức Đức Huỳnh Giáo Chủ) đã lao tâm nhọc trí, luôn luôn nghĩ tới. Xin mời quý vị chịu khó dành chút thì giờ theo dõi công cuộc cách mạng nầy.
Song song với cuộc cách mạng Ðạo Phật, cuộc cách mạng Xã Hội là một sự nghiệp vĩ đại thứ hai của Ðức Huỳnh Giáo Chủ trong thời gian Ngài hành đạo. Ai ai cũng biết: Chính sách đô hộ của thực dân Pháp trong 2 thập niên 30 và 40, có thể nói là giai đoạn cực kỳ khắc nghiệt, người dân phải chịu sưu cao thuế nặng, dân trí kém cỏi, bệnh tật tràn lan… Từ những tệ trạng ấy, xã hội nảy sinh ra những hạng người bòn rút, hư đốn, gian xảo… [Đọc tiếp]
Việt Nam áp dụng mô hình đàn áp tôn giáo theo kiểu Trung Cộng
Một chuyên viên hàng đầu của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo nói với VOA (Voice Of America) rằng Việt Nam thực hiện chính sách kiểm soát các nhóm tôn giáo theo phương pháp của Trung Cộng, theo đó bất kỳ biểu hiện đa nguyên nào về quan điểm tự do tôn giáo đều bị đàn áp của nhà cầm quyền. Mặc dù vậy, vẫn theo chuyên viên này, vấn đề ở Việt Nam vẫn chưa ở mức cực đoan như ở Trung Cộng.
“Tôi nghĩ Việt Nam là một khuôn mẫu khá rõ ràng của Trung Cộng, nơi chủ nghĩa độc tài và đàn áp tôn giáo kết hợp cùng nhau. Điều đặc biệt là đó chẳng những không phải là một xã hội dân sự tôn giáo, mà còn là một nhà nước độc đảng tán thành chủ nghĩa Mác – Lênin và coi đó là hệ tư tưởng sáng lập”, ông Dan Slater, Giáo sư Khoa Học Chính Trị thuộc Đại học Michigan, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Weiser về các nền dân chủ mới nổi, nói với VOA hôm 8/3/2023. [Đọc tiếp]
Thơ xuân: Xuân này mất tự do!
XUÂN NÀY MẤT TỰ DO
Xuân đến quê nhà mất Tự Do
Bởi An Ninh Mạng hại cơ đồ
Bày ra luật lệ ngăn dân chúng
Lên mạng dân giờ phải đắn đo
Dân Việt muôn đời khổ lắm thay
Tự Do, Độc Lập diễn ra đây
Toàn lời gian dối, trò lường gạt
Mục đích bao che lũ chúng mày
Cộng sản nhà bây theo giặc Tàu
Cầm quyền dốt nát lũ đầu trâu
Việt Nam dần đã vào tay giặc
Đất Nước bao giờ hết khổ đau?
Bây ra luật lệ mong đàn áp
Cộng sản côn đồ lũ chó săn
Có giỏi ra tay trừ giặc Hán
Rạng danh con cháu Nước nhà Nam
Sát cánh bên nhau cùng đứng lên
Đập tan bè lũ quá ươn hèn
Mừng Xuân dân tộc trong hạnh phúc
Đất Nước vui Xuân đẹp mọi miền
Xuân này mong được hưởng bình an
Diệt hết cộng nô, lũ bạo tàn
Đón Tết vui Xuân trong nắng ấm
Việt Nam ngời sáng rạng nhà Nam
Nguyễn Vạn Thắng
Hoài niệm về ngày Tết…
Chiều xuống dần dần ở miền quê. Nhìn ra ngoài cổng nhà, khói lam vờn trên những mái tranh, ngồi trên chiếc ghế sành, cạnh hòn non bộ, có núi, có hồ, có mục đồng ngồi trên lưng trâu, có nhà sư ngồi thiền hoặc tụng kinh dưới ngọn tháp chùa cao nghều nghệu, bên cạnh hàng thông xanh bên bờ suối. Cả một cảnh vật thiên nhiên thu hẹp lại ở góc sân nhà – trong khi bà mẹ già, dưới nhà bếp lợp ngói đen sì sửa soạn tươm tất từng dĩa bánh tét, bánh tổ, bánh “chỉnh”, bánh chưng, có cả xâu nem, đòn chả… đặt cúng trên các bàn thờ đầy đồ đồng, đồ sơn sáng loáng, trong buổi chiều tất niên, gió hiu hiu lạnh…
Tết đến rồi. Trong các lễ tục Á Châu và Tây Phương, có lẽ chỉ có lễ Tết Việt Nam là mang đầy tính chất nghi tiết, có sắc thái siêu hình và tâm lý hơn hết, ghi đậm nét từ nghìn xưa đến giờ trong đáy sâu thẳm của mỗi người con dân đất Việt. [Đọc tiếp]
Phong tục Lễ Táo Quân đưa ông Táo về trời ngày Tết Nguyên Đán
Hằng năm, tục lệ Tết cổ truyền Việt Nam ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về trời. Truyền thuyết Việt Nam cho Táo Quân là thần bếp để giữ bình yên, êm ấm, hạnh phúc cho mọi gia đình. Ở vùng thôn quê Việt Nam ba ông táo trong bếp được làm bằng đất sét để đặt nồi lên nấu ăn, dân gian có câu “cục đất sét đắp thành ông Táo thành thần”. Vậy truyền thuyết của Táo Quân là gì và việc lễ Táo Quân ngày tết ra sao?
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp.
Năm Quý Mão nói chuyện mèo…
Tết âm lịch 2023, người Việt Nam gọi là tết ta, trong những năm qua có nhiều dư luận cho rằng nên bỏ tết ta chỉ làm tết tây nhưng không thành. Tết ta vẫn là ngày truyền thống dân tộc, ở khắp nơi người Việt tưng bừng tổ chức đón tết lớn hơn tết dương lịch nhiều. Chợ hoa các thành phố khoe sắc mai vàng, đào đỏ, cúc tím… trong nước có những chậu hoa kiểng giá đến 100,000 USD. Ngày mồng một Tết Quý Mão năm nay rơi vào Chủ Nhật ngày 22 tháng 1 năm 2023.
Theo sách tử vi, Quý Mão là tuổi tốt đẹp cho cả nam lẫn nữ. Những ai mạng tuổi Quý Mão đều dễ thành công trong sự nghiệp. Phần lớn họ đều là người thông minh, sáng tạo, dễ gặp may mắn, đường đời hay có quý nhân phù trợ…
Cứ trong vòng 60 năm sẽ có 5 tuổi Mão mỗi tuổi mão cách nhau 12 năm xoay vòng 12 con giáp. Đó là Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão và Quý Mão. Như vậy Quý Mão là cuối cùng của chu kỳ của tuổi Mão trong 60 năm. Năm nay đúng vào chu kỳ đó, ai sinh con năm này rất quý. Một bài thơ của người xưa đã mô tả những cái tốt của tuổi Quý Mão như sau: [Đọc tiếp]
Ý nghĩa ngày lễ Giáng Sinh…
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”) là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo. Họ tin là Jesus được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN.
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Roma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”. Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tín đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống Giáo Đông Phương vẫn xử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory. [Đọc tiếp]
Chúc Mừng Ngày Lễ Valentine (Ngày 14 tháng 2)
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Valentine 14/2
Trước đây, ngày Valentine chỉ là ngày lễ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó đã trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Có nhiều lời giải thích khác nhau về nguồn gốc Ngày Lễ Tình Yêu (Valentine’s Day), gắn với tên Thánh Valentine. [Đọc tiếp]