Văn Hoá – Giáo Dục

Chúc mừng Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) 2024

Việt Nam Quốc Dân Đảng kính chúc:
quý gia đình Việt Quốc
và độc giả trong và ngoài nước
Lễ Tạ Ơn năm 2024 sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc

Lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving)

Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) tại Hoa Kỳ được tổ chức hằng năm vào ngày thứ Năm, tuần thứ 4, tháng 11. Năm 2024 trúng vào ngày 28 tháng 11 năm 2025.
Lễ Thanksgiving là ngày lễ lớn tại Mỹ. Chúng ta tìm hiểu lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn như thế nào?

– Cám ơn những lòng tốt cứu sống người di cư đầu tiên trên đất Mỹ,
– Cám ơn những tiền nhân nước Mỹ khai sáng nền tự do dân chủ pháp trị trên đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,
– Cám ơn đất nước này cưu mang bao nhiêu dân tộc đến đây sống để có tự do mưu cầu hạnh phúc.
[Đọc tiếp]

Thế vận hội Olympic Paris 2024 kết thúc ngày 11 tháng 8 năm 2024

Thế vận hội Mùa hè năm 2024 tại Paris, tên gọi chính thức bằng tiếng Anh là Games of the XXXIII Olympiad, tiếng Pháp: Jeux de la XXXIIIe Olympiade hay còn gọi là Thế Vận Hội Olympic Paris 2024, là một sự kiện thi đấu thể thao quốc tế với 32 bộ môn thể thao khác nhau. Thế Vận Hội Olympic Paris 20024 khai mạc lúc 1:00 giờ sáng 27/07 đến ngày 11/08/2024 tại thủ đô  Paris nước Pháp. Cuộc thi đấu diễn ra tại thành phố Paris là chính cùng 16 thành phố khác tại Pháp, và tại hai đảo hải ngoại thuộc Pháp là Tahiti và Polynésie.
Olympic Paris 2024 trước sự đe dọa của các nhóm khủng bố, nhưng đã kết thúc bình an và thành công mỹ mãn dưới sự bảo đảm an ninh do chính phủ Pháp.

Sau 15 ngày thi đấu các bộ môn thể thao, các lực sỹ điền kinh đến từ 206 Ủy Ban Olympic Quốc Gia tham dự từ khắp năm châu và các hải đảo xa xôi, ngoại trừ 2 nước Nga và Belarus không được tham dự vì lý do đặc biệt.
Các lực sỹ đã cố gắng đem tài đem sức ra cố đạt được huy chương Olympic.  Năm đoàn lực sỹ đến thi đấu nhiều nhất gồm: Thứ 1 là Hoa Kỳ có 592, thứ hai là nước chủ nhà Pháp có 573, thứ 3 là Đức có 428, thứ 4 là Trung Cộng 405 và thứ 5  là Nhật có 403.
[Đọc tiếp]

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ: lá cờ chính nghĩa quốc gia Việt Nam

Lê Thành nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Để tưởng nhớ những người yêu nước đã hy sinh dưới cờ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ tự do dân chủ tôi xin viết bài “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ: lá cờ chính nghĩa quốc gia Việt Nam” để dâng lên hương hồn các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh dưới cờ đại nghĩa dân tộc. 
Trong những năm dài che dấu lịch sử do đảng cộng sản Việt Nam chủ trương, đã làm cho chính tà không phân minh, nền giáo dục bưng bít, tuyên truyền một chiều, bóp méo lịch sử một cách sai trái, làm cho thế hệ mai sau không phân biệt được thật giả. Ngày nay nguồn thông tin được truyền qua mạng Internet, một công cụ tin học đã đảo ngược dối trá. Mong rằng bài này sẽ đến với các bạn trẻ để làm sáng tỏ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam.
[Đọc tiếp]

Talk and Silent

Happy Mother’s day

 

Ý nghĩa ngày lễ tình yêu Valentine: Chuyện xưa kể lại

Valentine, ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, người ta bày tỏ tình cảm của mình bằng những cánh thiệp, hoa hồng, kẹo socola, và những quà tặng đặc biệt khác. Nhưng tại sao ngày lễ tình yêu lại được đặt theo tên Thánh Valentine, một vị Thánh “tử vì đạo” của Kitô giáo?

Thánh Valentine rửa tội cho Lucilla. (Tranh: Họa sĩ Jacopo Bassano, Public Domain)

[Đọc tiếp]

Mối tình đêm trước Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ (Phần một)

Hình minh họa (chân dung Nguyễn Thái Học)

Tinh thần Yên Báy vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, người trong nước bây giờ đang muốn khai quật những bí ẩn lịch sử để soi sáng sự thật. Truyện ký của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế đi tìm thân nhân của đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học để viết về thân thế của một nhà cách mạng, một anh hùng dân tộc cận đại. [Đọc tiếp]

Nét thăng hoa trong cuộc cách mạng xã hội của Đức Huỳnh Phú Sổ

Huỳnh Phú Sổ (1920-1947)

Chúng ta đã biết nhà cách mạng Huỳnh Phú Sổ (Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo), sau khi khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm Kỷ Mão (1939), Ngài đồng thời cũng đã cách mạng trong hai lãnh vực Chính Trị và Phật Giáo. Chúng tôi thiển nghĩ, nếu chỉ nói về hai lãnh vực đó (Chính Trị và Phật Giáo) thì thật là thiếu sót và chưa nói hết ý, tức chưa nói hết những gì mà Đức Huỳnh Phú Sổ đã tâm huyết mong thực hiện cho được hoài bảo của Ngài. Vì vậy, hôm nay tôi xin mạn phép lạm bàn thêm lãnh vực thứ ba của Ngài, đó là “Cách Mạng Xã Hội”. Có người hỏi rằng: Xã hội Việt Nam trong thập niên 40 có gì lạ mà phải “cách mạng” cho tổn công hao sức? Xin thưa: Có rất nhiều điều mà Đức Huỳnh Phú Sổ (tức Đức Huỳnh Giáo Chủ) đã lao tâm nhọc trí, luôn luôn nghĩ tới. Xin mời quý vị chịu khó dành chút thì giờ theo dõi công cuộc cách mạng nầy.
Song song với cuộc cách mạng Ðạo Phật, cuộc cách mạng Xã Hội là một sự nghiệp vĩ đại thứ hai của Ðức Huỳnh Giáo Chủ trong thời gian Ngài hành đạo. Ai ai cũng biết: Chính sách đô hộ của thực dân Pháp trong 2 thập niên 30 và 40, có thể nói là giai đoạn cực kỳ khắc nghiệt, người dân phải chịu sưu cao thuế nặng, dân trí kém cỏi, bệnh tật tràn lan… Từ những tệ trạng ấy, xã hội nảy sinh ra những hạng người bòn rút, hư đốn, gian xảo…
[Đọc tiếp]

Happy Mother’s Day

Việt Nam áp dụng mô hình đàn áp tôn giáo theo kiểu Trung Cộng

Một chuyên viên hàng đầu của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo nói với VOA (Voice Of America) rằng Việt Nam thực hiện chính sách kiểm soát các nhóm tôn giáo theo phương pháp của Trung Cộng, theo đó bất kỳ biểu hiện đa nguyên nào về quan điểm tự do tôn giáo đều bị đàn áp của nhà cầm quyền. Mặc dù vậy, vẫn theo chuyên viên này, vấn đề ở Việt Nam vẫn chưa ở mức cực đoan như ở Trung Cộng.

“Tôi nghĩ Việt Nam là một khuôn mẫu khá rõ ràng của Trung Cộng, nơi chủ nghĩa độc tài và đàn áp tôn giáo kết hợp cùng nhau. Điều đặc biệt là đó chẳng những không phải là một xã hội dân sự tôn giáo, mà còn là một nhà nước độc đảng tán thành chủ nghĩa Mác – Lênin và coi đó là hệ tư tưởng sáng lập”, ông Dan Slater, Giáo sư Khoa Học Chính Trị thuộc Đại học Michigan, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Weiser về các nền dân chủ mới nổi, nói với VOA hôm 8/3/2023. [Đọc tiếp]

Tết Quý Mão 2023, Tưởng niệm Biến cố Tết Mậu Thân 1968, Tội Ác Lịch Sử của CSVN

 

Cầu Tràng Tiền Huế bị quân CSVN giựt sập khi tấn công vào Huế trong những ngày Mậu Thân 1968

“Đoạn kết của câu chuyện tội ác sẽ mãi mãi ghi dấu trong lịch sử loài người”
“Cộng Sản tin rằng vật chất làm được tất cả thì Cộng Sản dám làm tất cả tội ác để có vật chất”
“Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”

Tết Quý Mão 2023: 55 năm nhìn lại tết Mậu Thân 1968- Cố Ðô Kinh Hoàng!

Elje Vannema: The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976

Cộng Sản Việt Nam thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại thành phố Huế


Năm mươi lăm năm (55) về trước vào ngày tết thiêng liêng truyền thống của dân tộc, người con gái vấn vành khăn tang cho người thân vì cuộc chiến xâm lăng của Cộng Sản miền Bắc. Trong khi có lệnh đình chiến để đón tết Mậu Thân năm 1968,  quân đội Việt Nam Cộng Hòa về nhà đón xuân trong dịp đình chiến, thì quân Cộng Sản Việt Nam lại vi phạm: đồng loạt tấn công các thành phố và các căn cứ quân sự trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam. Tại thành phố Huế, cố đô của những hội đền chùa, của cầu nguyện cho sự an lành thì trong những ngày xuân của tết Mậu Thân 1968 đó, CSVN đã thảm sát gần 7000 đồng bào Huế bằng các hố chôn sống tập thể. Bài viết của Bác Sĩ Elje Vannema vào năm 1976 là lời tường trình chân thành, không tuyên truyền, không thêm bớt. Bài viết được bổ túc bởi những hình ảnh. [Đọc tiếp]

Tết Quý Mão (2023) nhìn lại những điều dối trá của Tết Mậu Thân 1968

55 năm trôi qua, năm nay (2023) ngày tết Quý Mão làm sao quên được tội ác đảng CSVN gây nên đối với đồng báo cố đô Huế. Một bài báo “Những Dối Trá của Tết Mậu Thân 1968” đăng trên báo Wall Street Journal ngày 06/02/2008 của tác giả Arthur Herman, nói lên những nhận định sai lầm của giới truyền thông Hoa Kỳ vào lúc đó. Những biến cố lịch sử, những che dấu không khỏa lấp được sự thật.

Những hình ảnh tội ác lịch sử của biến cố Mậu Thân năm 1968 do CSVN gây nên khi tấn công thành phố Huế

[Đọc tiếp]

Hoài niệm về ngày Tết…

Chiều xuống dần dần ở miền quê. Nhìn ra ngoài cổng nhà, khói lam vờn trên những mái tranh, ngồi trên chiếc ghế sành, cạnh hòn non bộ, có núi, có hồ, có mục đồng ngồi trên lưng trâu, có nhà sư ngồi thiền hoặc tụng kinh dưới ngọn tháp chùa cao nghều nghệu, bên cạnh hàng thông xanh bên bờ suối. Cả một cảnh vật thiên nhiên thu hẹp lại ở góc sân nhà – trong khi bà mẹ già, dưới nhà bếp lợp ngói đen sì sửa soạn tươm tất từng dĩa bánh tét, bánh tổ, bánh “chỉnh”, bánh chưng, có cả xâu nem, đòn chả… đặt cúng trên các bàn thờ đầy đồ đồng, đồ sơn sáng loáng, trong buổi chiều tất niên, gió hiu hiu lạnh…

Tết đến rồi. Trong các lễ tục Á Châu và Tây Phương, có lẽ chỉ có lễ Tết Việt Nam là mang đầy tính chất nghi tiết, có sắc thái siêu hình và tâm lý hơn hết, ghi đậm nét từ nghìn xưa đến giờ trong đáy sâu thẳm của mỗi người con dân đất Việt. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt