“Zumwalt”: Bửu bối mới nhất của Hải Quân Mỹ

Tàu khu trục USS Zumwalt (DDG-1000) chạy thử nghiệm trên Đại Tây Dương, 07/12/2015.

Tàu khu trục USS Zumwalt (DDG-1000) chạy thử nghiệm trên Đại Tây Dương, 07/12/2015.

Hải Quân Hoa Kỳ vừa được trang bị một loại tầu chiến tối tân nhất trên thế giới. Một sự kiện được ông Ray Mabus, bộ trưởng bộ Hải Quân Hoa kỳ cho rằng đó là một “bước tiến dài” cho Hải Quân Hoa Kỳ. Tàu chiến tối tân này hạ thủy hôm 15 tháng 10, 2016 mang tên USS Zumwalt (DDG-1000).
Lợi điểm lớn nhất của USS Zumwalt là khả năng tàng hình. Với hình dáng hoàn toàn khác với mọi tàu chiến thông thường, các cột ăng ten, đĩa radar và thiết bị viễn thông đều nằm khuất hoặc được bao bọc bên trong một cấu trúc nặng 900 tấn ở bên trên con tàu. Chiếc tàu chiến có trọng tải trên 14,000 tấn này khả năng tàng hình chỉ bằng 1 tàu loại nhỏ trên màn radar, cự ly bị rada đối phương phát hiện giảm đi 2,5 lần so với tàu cùng kích thướt.

Tàu có chiều cao 32 m, dài 182 m, có hệ thống máy tính và tự động hóa được trang bị với số lượng lớn, USS Zumwalt trang bị tối tân những hệ thống tự động giúp giảm số thủy thủ trên tàu xuống còn 158 người, chỉ bằng một nửa so với các tàu khu trục thường dùng hiện nay.

Tàu Zumwalt chạy bằng động cơ điện, có hệ thống phát hiện tàu ngầm tối tân, và được trang bị nhiều vũ khí hiện đại như hỏa tiễn tự điều khiển.

Ngoài ra Zumwalt được trang bị hệ thống 20 giàn phóng hỏa tiễn Mk. 57 VLS, trọng pháo 155mm và hai súng phòng không 57mm-MK-110. Khả năng có thể phóng hỏa tiễn đến mục tiêu 100 dặm từ ngoài biển đến đất liền đối phương. Zumwalt được hỗ trợ bởi 1 máy bay trực thăng SH-60 Sea Hawk và 3 chiếc UAV MQ-8 Fire Scout. USS Zumwalt mang được 80 hỏa tiễn.

Báo Le Monde số ra ngày 18/10/2016 hóm hỉnh chạy tựa “Với Zumwalt, Hoa Kỳ đóng phim ‘Star Trek’ trên biển”.

Một sự ví von không phải là vô cớ. Vì vị chỉ huy chiếc tàu chiến mới toanh này tên là James Kirk, trùng tên với nhân vật chỉ huy tàu không gian Enterprise trong bộ phim truyền hình khoa học giả tưởng “Star Trek”. Một sự trùng hợp kỳ lạ !

“Zumwalt” là tên của chiếc tầu khu trục DDG-1000 vừa được hạ thủy hôm thứ Bảy 15/10/2016. Ngược với các kiểu thân tàu truyền thống, tầu khu trục mới này có hình dạng như một đầu mũi tên và theo hình tháp (thân tầu rộng ở phía dưới và hẹp dần ở bên trên).

Tầu được trang bị 80 bệ phóng tên lửa, pháo 155mm có thể đánh sâu vào trong đất liền đến 100km. Những “nòng pháo thủy quân nặng nhất được thiết kế từ nhiều thập niên nay” như nhận định của Chris Cavas, chuyên gia cho báo Hoa kỳ Defense News.

Việc hạ thủy chiếc Zumwalt đánh dấu những tiến bộ của Hoa Kỳ trước đối thủ Nga. Trang mạng của Pháp chuyên về Biển và Hải Quân tỏ ra ngạc nhiên về khả năng tàng hình của tầu khu trục này.  Tờ báo viết: “Theo Hải quân Hoa kỳ, khả năng bị ra-đa phát hiện thấp đến 50 lần so với những tầu khu trục trước đây. Một ngư dân trong vùng Bath, từng gặp chiếc tầu này khi đang trên đường chạy thử, đã cho biết là trên màn ảnh ra-đa của ông, âm thanh do chiếc USS Zumwalt dội ra làm ông nghĩ đó chỉ là một chiếc tàu đánh cá cỡ nhỏ dài chừng 12-15 mét”

Cái bẫy công nghệ

Ý tưởng đóng chiếc Zumwalt được phát triển dưới thời tổng thống Ronald Reagan trong những thập niên 1980. Nhưng công nghệ dành cho chiếc tầu khu trục này đã cho thấy có một sự đột phá mà Lầu Năm Góc đang muốn phát triển.

Với các động cơ chạy bằng điện cảm ứng, tàu có thể tạo ra 78 megawatt điện. Các động cơ cảm ứng đó còn cho phép phát triển các loại vũ khí điện từ trong tương lai: các loại pháo không cần thuốc nổ, có tầm bắn 400 km với tốc độ viên đạn bằng nhiều lần tốc độ âm thanh, hay như các loại vũ khí điều khiển bằng năng lượng như sóng vi ba và tia laser.

Điểm yếu nhất của chiếc tầu khu trục này là giá thành quá đắt. Hải quân Hoa Kỳ dự trù sở hữu 32 chiếc. Nhưng giờ đành phải chấp nhận có … 3. Với giá thành hơn 6 tỷ đô la một chiếc, chưa tính đến chi phí phát triển, chương trình trang bị loại tầu chiến vượt quá 20 tỷ. Năm 2009, bộ Quốc Phòng Hoa kỳ đành phải dừng dự án quyết định ưu tiên tầu khu trục lớp Arleigh Burke, nhẹ hơn, tàng hình ít hơn, nhưng cũng hiệu quả và nhất là rẻ hơn.

“Tiền nào của đó”. Đối với mọi quân đội hiện đại, cuộc đua công nghệ còn là một cái bẫy. Ông Thibault Lamidel, chuyên viết blog “Le Fauteuil de Colbert” cho rằng: “Để có thể trả được những loại tầu chiến như thế, Hải Quân phải từ bỏ điều kiện ưu thế khác, số lượng và sự hiện diện. Ngày nay, Hải quân Hoa kỳ có từ 320 – 340 chiến hạm, và lẽ ra họ phải cần đến ít nhất là 400 để trở thành một lực lượng Hải Quân toàn cầu hiện diện khắp nơi trên toàn thế giới như mong muốn của Reagan“.

Đối với vị chuyên gia này, Zumwalt “vẫn chỉ là một bài thực hành công nghệ“. Do đó, Hải Quân Hoa kỳ chưa đủ khả năng lật ngược mối tương quan lực lượng tại châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng đủ để gây ấn tượng trong “chính sách ngoại giao thủy chiến” nhắm vào Trung Quốc.

Tổng hợp từ Internet & RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt