Ý kiến: Biểu tình làm gió đổi chiều

Hàng chục ngàn người dân đã bày tỏ chính kiến của mình về thảm họa này trên các mạng xã hội, và cũng đã có hàng ngàn người dân Việt Nam ở Sài Gòn, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang…xuống đường biểu tình, tuần hành ôn hòa để cất cao tiếng nói yêu cầu chính quyền bảo vệ môi trường biển, nhanh chóng xác định nguyên nhân gấy ra thảm họa.

Có nhiều người khá cực đoan khi cho rằng, trong khi rất nhiều người đã thức tỉnh và lên tiếng thì các nhà báo trong hệ thống báo chí nhà nước đã không hề thức tỉnh và lên tiếng? Các nhà báo nhà nước chỉ đưa lên mạng xã hội những trạng thái, những tấm hình mang tính tự sướng kiểu như: ăn ở đâu? gặp ai? Vô thưởng vô phạt. Sự thật có đúng như vậy không?

Cách đây chừng hơn một tháng, một nhà báo tài năng trong hệ thống báo chí nhà nước tâm sự với người viết bài này rằng:”Bọn tôi một cổ nhưng phải đeo quá nhiều tròng. Trên mạng xã hội, viết cái gì cũng phải ngó trước ngó sau”. Nhiều nhà báo đã thức tỉnh và lên tiếng theo những cách riêng của mình: họ viết theo lối ám chỉ, và, họ nhẹ nhàng than vãn để tránh sự phiền toái từ hệ thống tuyên giáo, an ninh văn hóa-tư tưởng, và từ chính sức ép của ban biên tập.

Gió đã xoay chiều

Nhưng, gió đã xoay chiều trong một thời gian rất ngắn. Vào sáng ngày 08-5-2016, trong cuộc biểu tình, tuần hành ôn hòa vì môi trường biển tại Sài Gòn, nhiều người nhận thấy sự xuất hiện của một số nhà báo có tên tuổi trong hệ thống báo chí nhà nước. Họ lầm lũi và im lặng, và dĩ nhiên, không một tấm biểu ngữ.

Nếu được suy đoán về sự xuất hiện của họ trong cuộc biểu tình, tuần hành này, sẽ phải suy đoán theo ba hướng chính:

01) Họ xuất hiện để âm thầm hòa vào dòng người biểu tình và ôn hòa để góp phần vào việc lên tiếng;

02) Họ xuất hiện để quan sát và ghi nhận theo bản năng của một nhà báo chuyên nghiệp dù biết trước rằng, họ sẽ không được phép viết về cuộc biểu tình, tuần hành này, và nếu viết cũng chẳng được cho đăng tải hay xuất bản;

03) Họ lặng thầm ghi hình, quay video clip để làm tài liệu theo bản năng của một nhà báo có trách nhiệm. Dù suy đoán theo hướng nào, sự xuất hiện của một số nhà báo chuyên nghiệp trong hệ thống báo chí nhà nước cũng đã phát đi những tín hiệu tích cực về sự thức tỉnh và dấn thân, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Và quan trọng hơn, họ đã lên tiếng, họ đã thể hiện chính kiến ngay sau khi các cuộc biểu tình và tuần hành bị trấn áp.

Nhà báo Trung Bảo viết trên trang FB cá nhân của mình:

“Trui rèn

“Mọi cuộc biểu tình không do chính quyền tổ chức ở một đất nước cộng sản đều bị nhà cầm quyền coi là đối nghịch. Bất kể phương pháp và mục đích. Đi biểu tình ở một đất nước như Việt Nam đòi hỏi sự dũng cảm và khôn ngoan hơn nếu bạn làm điều tương tự ở một đất nước đã luật hoá hoạt động này.

“Khi những người bị bắt rồi tống lên xe bus để chở về sân vận động Hoa Lư (Q.1 – Sài Gòn) nhận được những tràng vỗ tay cổ vũ của đám đông đứng bên đường, họ sẽ hiểu việc làm của mình ít ra không vô ích. Dù cho phải nhận những đòn đánh hung bạo của lực lượng trấn áp nhưng làm sao khác được khi mọi cuộc tập dượt đều phải có sự hy sinh.

“Nhiều bạn sẽ hiểu rằng chính trị không đơn giản là bức xúc trên mạng, dù điều đó cũng cần thiết, chính trị là có khi phải đổ máu và nước mắt. Quan trọng hơn, chính trị, được thể hiện qua hành động biểu tình không phải là trường học cho con trẻ về xã hội.

“Đến khi nào người dân và chính quyền có thể tin rằng biểu tình là một cuộc vui, khi đó hẵng đưa con trẻ ra làm quen với hoạt động dân chủ, khi đó hẵng tin xã hội đã có nhân quyền.

“Nếu tin rằng mình sẽ được đối xử tử tế từ những sắc áo đồng phục thì bạn chưa hiểu nhiều về chính trị ở nơi mình đang sống. Luật pháp minh bạch là điều chúng ta hướng tới nhưng luật pháp ở một nước do đảng Cộng Sản lãnh đạo được đặt ra nhằm bảo vệ sự “ổn định” theo định nghĩa của đảng này, bất kể sự công chính và tính chính danh của tầng lớp cai trị.

“Sử dụng những lực lượng như Thanh Niên Xung Phong thay cho lực lượng chuyên dụng là cảnh sát khiến tính chính danh bị ảnh hưởng trầm trọng. Nếu một chính quyền đủ mạnh và đủ lẽ phải sẽ đàng hoàng sử dụng lực lượng cảnh sát để bảo vệ và giữ trật tự cho một cuộc biểu tình ôn hoà. Nếu chính quyền mạnh thì đương nhiên phải ban hành luật biểu tình để luật hoá một hoạt động hợp hiến.

“Hôm nay nhiều người bị đánh đập, máu và nước mắt của một bà mẹ trẻ cùng con mình đã đổ xuống trong một buổi sáng nóng bức ở Sài Gòn. Nói tôi vô tình cũng được, nhưng điều đó là sự cần thiết để trui rèn một xã hội dân sự thực thụ cho tương lai.

Trung Bảo” .

Biểu tình = ‘biểu lộ’ + ‘tình cảm’

Nhà báo Khổng Loan viết trên FB cá nhân ngay sau khi cuộc biểu tình ngày 08-5 -2016 tại SàI Gòn kết thức: “Sự phẫn nộ đang tích tụ dần, chỉ chờ một mồi lửa. Nóng quá. Một hệ thống chính trị lúng túng, bởi vì thiếu sự chính danh nên cũng không có trách nhiệm phải giải trình.

Sắp bầu cử rồi. Bầu ai, ai bầu, bầu họ để làm gì, vì sao phải/cần bầu họ? Phải suy nghĩ kỹ, “cái gì không có ích cho dân thì cương quyết không làm.” Và “trách nhiệm đạo đức của công dân là bất tuân những gì sai trái.”

Vào ngày 09-5-2016, nhà báo Khổng Loan viết tiếp trên trang FB cá nhân của mình: “Chúc mừng lực lượng tuần hành ôn hoà vì môi trường trong sạch cho thế hệ mình và tương lai đất nước này. Sau mỗi dịp thế này, chứng kiến cách hành xử của giới chức trách, lại có một cơ số người vốn đang phân vân chưa biết đứng ở đâu (đang ngồi bờ rào ngó) đã quyết định nhảy ngay sang bờ bên kia. Đừng đánh giá thấp những người tuần hành vì môi trường, họ có sự chính trực và chính đáng của họ nên sức mạnh của họ và sự ủng hộ dành cho họ sẽ rất lớn”.

Nhà báo Lê Đức Dục viết một trạng thái rất thận trọng nhưng đầy đớn đau trên trang FB của mình: “ giờ anh mũ ni che tai-mà rồi vẫn phải ngậm ngùi post lên” khi anh post lại hình ảnh hai mẹ con bị đánh đập tại cuộc biểu tình tại Sài Gòn vào sáng ngày 08-5-2016 đang gây bão trên mạng. Dù phẫn nộ, dù bức xúc nhưng anh vẫn phải kìm nén trong dòng trạng thái. Có lẽ lương tri anh đã được giải thoát và đền đáp với một comment trung thực, khách quan và đầy lí trí của nhà báo Phạm Gia Hiền hiện đang làm việc trong một kênh truyền hình có sự kiểm duyệt gắt gao nhất Việt Nam:

“Hôm nay thực sự nếu không bết quá thì tôi đã ra Bờ Hồ. Rồi sẽ đi theo đoàn biểu tình, có thể là không hòa vào họ, nhưng đủ gần để cảm thấy sự nhiệt thành mà họ tỏa ra. Năng lượng tích cực ấy tốt cho sức khỏe và tinh thần, tôi tin thế.

“Tuần trước, chủ nhật, tôi cũng lượn 1 vòng. Qua đến Tràng Thi, thấy cả trăm “anh em” mặc thường phục ngồi thành dãy trên vỉa hè. Họ nhìn tôi. Tôi nhìn họ. Ở họ, tỏa ra sự áp chế. Vài chục giây đi ngang qua họ, tôi cảm thấy sự nặng nề và soi xét, không dành cho 1 con người, ko dành cho 1 con người tự do với đầy đủ quyền hạn.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt