Wikileaks chấn động toàn cầu

Trong những ngày gần đây trang nhà Wipileaks đã đưa ra những tin mật của những nhà ngoại giao Hoa Kỳ, và còn hăm dọa đưa ra nhiều tin quan trọng bí mật của các quốc gia trên thế giới, những tin mật này không tiết lộ nguồn xuất xứ. Sự kiện làm chấn động dư luận thế giới, làm toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lo lắng đến nỗi phải làm việc ngay trong những ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving 2010) để giải quyết vấn nạn Wikileaks… vậy chúng ta tìm hiểu Wikileaks là gì? Ai là người đứng sau lưng và tầm hoạt động như thế nào?

Wikileaks chấn động toàn cầu


Lê Hoành Sơn


xxxx

Wikileaks là một tổ chức truyền thông dùng mạng Internet đặt tại Thụy Điển,chuyên đăng tải các nội dung được gửi đến từ nguồn vô danh và các thông tin bí mật được tiết lộ từ các loại tài liệu chưa từng công bố, nguồn cho tin bí mật được giữ kín và không bao giờ bị tiết lộ, rất khó dò tìm thủ phạm cung cấp tin mật. Trang nhà Wikileaks ra mắt vào năm 2006, do The Sunshine Press (http://www.sunshinepress.com/)  nhà xuất bản sách và CD điều hành. Lúc đó, tin đồn những người tổ chức trang nhà Wikileaks là do những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, những nhà báo, nhà toán học, những nhà làm công nghệ thông tin các công ty mới thành lập từ Hoa Kỳ, Đài Loan, Châu Âu, Châu Á và Nam Phi.

Trong khi những người sáng lập Wikileaks chưa chính thức xác nhận thì vào tháng 1/2007 Wikileaks được quần chúng mô tả người đại diện bởi Julian Assange và những thành viên khác. Julian Assange được mô tả mình là một thành viên của ban cố vấn, những tin tức tại nước Úc cho rằng Assange là “sáng lập viên của Wikileaks”. Theo tạp chí Wired, một người tình nguyện cho biết rằng Julian Assange tự mô tả mình trong một cuộc hội thoại tư nhân ông ta là “trái tim và linh hồn của Wikileaks, là người sáng lập, người phát ngôn, khởi sự viết chương trình, tổ chức, cung cấp tài chính, và tất cả các phần còn lại”.  Tính đến tháng 6 năm 2009, trang nhà Wikileaks đã có hơn 1,200 tình nguyện viên tham gia và được liệt kê một ban cố vấn gồm Julian Assange, Phillip Adams (nhà văn, nhà truyền thông,nhà làm phim,nhà bình luận chính trị… , Wang Dan (nhà đấu tranh dân chủ Trung Quốc), C.J. Hinke , Ben Laurie (Giám đốc hảng Apache Software Foundation, người chủ chốt trong nhóm software OpenSSL, và giữ nhiều chúc vụ giám đốc ở các công ty software khác), Tashi Namgyal Khamsitsang, Xiao Qiang (Sáng lập và Chủ Nhiệm tờ China Digital Times), Chico Whitaker (Ngươi Brazil, nhà hoạt động xã hội, nhân quyền, và tôn giáo),  và Wang Youcai (Nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, một trong những người lãnh đạo biến cố Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc).

Vào tháng 07, 2010 tuần báo The New Yorker cho biết rằng Julian Assange, nhà báo người Úc, và là một nhà hoạt động Internet, người hacker (tin tặc) nỗi tiếng chính là người điều hành tổ chức Wikileaks. Chỉ trong vòng một năm sau khi ra mắt, Wikileaks tuyên bố dữ liệu của họ đã có hơn 1.2 triệu tài liệu.

yyyy
Julian Assange – Người đứng đầu Wikileaks

Theo một cuộc phỏng vấn vào tháng Giêng năm 2010, Wikileaks không có trụ sở chính thức, gồm năm người làm việc toàn thời gian và khoảng 800 người làm việc tình nguyện không thường xuyên, không ai trong tổ chức được trả thù lao cả. Các khoản chi phí mỗi năm có khoảng 200.000 Euro, chủ yếu là trang trải cho các máy chủ và các chi phí cần thiết về Internet. Chi phí có thể cần 600.000 Euro nếu trả thù lao cho các người làm việc tình nguyện. Wikileaks không thuê luật sư, hàng trăm ngàn đô la hỗ trợ pháp lý cho Wikileaks được tài trợ bởi các cơ quan truyền thông như AP, The Los Angeles Times, và National Newspaper Publishers Association. Nguồn thu nhập duy nhất của Wikileaks là tự đóng góp, nhưng Wikileaks đang có kế hoạch bán đấu giá bản quyền truy cập tài liệu mật. Theo Wau Holland Foundation, Wikileaks không nhận tiền cho chi phí cho cá nhân, chỉ nhận tiền chi phí di chuyển, mua máy móc, tin cụ và kỹ thuật tăng tốc cho internet.

Nguồn chứa tài liệu của Wikileaks:

Wikileaks tự miêu tả mình là “một hệ thống không bị kiểm duyệt và lượng tài liệu bị tiết lộ không thể dò tìm ra nguồn gốc”. Một trong những hệ thống lưu trử của Wikileaks đặt tại công ty PeRiQuito AB (PRQ), một công ty Internet tại Thụy Điển cung cấp tin tức dựa trên “sự an toàn cao, không cần hỏi tên họ và địa chỉ khách hàng khi ghi danh mua Internet”.  PRQ được cho là “hầu như không có thông tin về khách hàng của mình và nếu có chỉ một vài người khách hàng họ đã đưa vào”.

Các máy chủ (server) của Wikileaks được đặt khắp nơi trên thế giới và có một máy chủ đặt tại Thụy Điển. Julian Assange tuyên bố rằng các máy chủ được đặt tại Thụy Điển và các quốc gia khác có đầy đủ luật pháp bảo vệ những tin tức được thực hiện trên các trang website mà không bị cấm đoán. Tài liệu lưu trữ bởi công ty Internet PRQ bảo đảm hoạt động liên tục và rất ít có sự gián đoạn về kỷ thuật. Hơn nữa. Wikileaks duy trì máy chủ riêng của mình tại các địa điểm không được tiết lộ, không có giữ các bản ghi và sử dụng mã hóa theo cách quân đội để bảo vệ bí mật nguồn thông tin, sắp xếp như vậy được gọi là “chống đạn hosting.”

Wikileaks đưa tin qua những hệ thống Internet dùng để mọi người truy cập hình ảnh, bài vở, audio miễn phí và những hệ thống Internet có sự bảo vệ mã nguồn như WikiMedia, Freenet, Tor, và PGP.  Wikileaks khuyến khích đăng tải thông qua Tor vì sự bảo mật cao cho người xử dụng.

Với sự ra đời của Wikileaks, chắc chắn rằng bao nhiêu tin tức bí mật quốc phòng, ngoại giao và quân sự mà Wikileaks đã có trong tay và họ đã chứng minh cho thế giới biết rằng những tin tức của họ rất chính xác từ hình ảnh đến nguồn tin tức…Sự việc họ cho công bố lúc nào? mới làm cho dư luận quốc tế xon xao, nguồn tiết lộ bí mật này rất nguy hại cho sự an toàn thế giới và nhất là các chính khách thế giới lấy làm “rất khó chịu” khi một vài bí mật liên quan đến họ được phơi bày, làm cho trách nhiệm của họ phức tạp thêm và bí mật quốc phòng bị bại lộ. Vì thế, có rất nhiều quốc gia, các cơ quan tình bào lớn của các quốc gia dưới chế độ cộng sản và thế giới tự do đều theo giỏi nhằm hacker phá hủy hoặc tìm cách vô hiệu hóa những nguồn tin do những bộ óc tinh khôn chuyên “ăn cắp” những tin mật quốc phòng này.

Theo Wikileaks tiết lộ thì những chính phủ sau đây đã theo giỏi để cố tình phá vỡ hệ thống điện toàn Wikileaks: Trung Cộng, Đức, Ái Nhỉ Lan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Úc Đại Lợi..

Tuy vậy bên cạnh đó cũng có một vài nước rất hoan nghênh việc làm của Wikileaks như Ecuador (Nam Mỹ). Bộ trưởng ngoại giao Ecuador, ông Kinto Lucas đã chính thức mời các thành viên Wikileaks đến quốc gia này để sinh sống và tự do phổ biến tin tức trên Internet và có thể in ra trên báo chí công cộng. Còn Chavez , tổng thống  Venezuela thì hoan hô việc làm của Wikileaks khi phổ biến tin tức mật ngoại giao của Mỹ trong những ngày gần đây.

Wikileaks cũng nhận được một vài giải thưởng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế như:

Index on Censorship trụ sở Luân Đôn tặng giải thưởng  “Economic New Media Award” cho Wikileaks năm 2008 và Amnesty International tặng giải thưởng truyền thông cho Wikileaks năm 2009.

Những tin tức mật Wikileaks đã đưa ra:

Trước năm 2009 Wikileaks đã lộ những tin tức bí mất cho các cơ quan truyền thông và báo chí tây phương phanh phui nhiều vụ…đã đưa danh nghĩa Wikileaks trên làng truyền thông Internet có giá trị tin cậy độ mật. Và sau này những tin đã làm dư luận xôn xao trên thế giới và làm cho giới truyền thông lớn phải kinh ngạc như:

Vào tháng 4 năm 2010, một đoạn video đưa lên website của Wikileaks đề tựa “Vụ giết người ngoài dự kiến” đã đưa Wikileaks trở thành nguồn thông tin đáng chú ý cho các báo, tài liệu và video nặc danh này có hình ảnh chính xác từ các chiến trường xa xôi ở Iraq. Vào tháng 7 năm đó, Wikileaks đã công bố Nhật Ký Chiến Tranh Afghanistan có hơn 90.000 tài liệu về cuộc chiến tại Afghanistan trước đây chưa từng công bố.

Ngày 22/10/2010 một loạt gần 400.000 tài liệu về cuộc chiến Iraq và được thế giới mô tả là “quả bom sự thật”.

Ngày 28/11/2010 hàng trăm ngàn tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ được tiết lộ trên wikileaks và còn được gửi đến 5 tờ báo nổi tiếng nhất của Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Đây được coi là một vụ “tấn công 911 ” vào nền ngoại giao Mỹ. Và dự kiến nó sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến quan hệ ngoại giao của Mỹ và các nước khác.

Qua sự kiện ngày 28/11/2010 này phản ứng của chính quyền Hoa Kỳ như sau:

– Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton nói: “sự tiết lộ bí mật ngoại giao Hoa Kỳ không những tấn công chính sách ngoại giao của Mỹ mà còn tấn công vào cộng đồng thế giới”, Dân Biểu Liên Bang, Chủ Tịch Ủy Ban An Ninh Nội Địa Hạ Viện Hoa Kỳ – Dân Biểu Peter Kinh thuộc đảng Cộng Hoà cho rằng Wikileaks là “tổ chức khủng bố” và ông tuyên bố: “Sự kiện Wikileaks đưa ra toàn bộ là sự nguy hại của nền an ninh Hoa Kỳ”. Ông Philip J. Crowley, phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao tuyên bố tháng 12/2010 “Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không chấp nhận Wikileaks là một tổ chức truyền thông hợp pháp”

Bộ trưởng Công Nghệ nước Pháp Eric Besson viết trong bưóc thư gửi đến CGIFT Technology Agency rằng: “Wikileaks vi phạm những bí mật ngoại giao….như vậy không chấp nhận có máy chủ Internet của Wikileaks đặt ở nước Pháp. Ông Besson ra lệnh cho kiểm soát và chận đứng Wikileaks ở nước Pháp

Nữ thủ tướng Úc Đại Lợi, Julia Gillard phát biểu 02/12/2010 rằng: “Bà hoàn toàn lên án hành động của Wikileaks đã phát tán những tài liệu mật ngoại giao của Hoa Kỳ đó là hành động cực kỳ vô trách nhiệm và bất hợp pháp.

Lê Hoành Sơn

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt