Vì sao chế độ Độc Tài chậm phát triển?

Hình minh họa

Hình minh họa

Trước một bài toán, chúng ta vẫn luôn tìm tòi nhiều cách giải khác nhau, để rồi sẽ chọn ra phương án hay nhất. Đó chính là phương pháp tối ưu hóa một vấn đề. Mối bận tâm của loài người chính là thời gian, cho nên cần phải giải quyết mọi chuyện trong thời gian ngắn nhất, với một kết quả tốt đẹp nhất có thể. Đối với công việc quốc gia, nếu không tìm ra được giải pháp tối ưu, có nghĩa là người ta đang lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của người dân một cách vô ích.

Phương pháp “tối ưu hóa” làm sao mà có được? Tự do, đó là chìa khóa giải quyết vấn đề. Tự do bàn bạc, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do lựa chọn…; tóm lại là phải có dân chủ. Trái ngược với điều đó là chế độ Độc Tài, vì chính nó cấm đoán tự do, kìm hãm mọi khả năng phát triển của con người.

Chế độ độc tài thì quốc gia chỉ do một đảng lãnh đạo, cho dù nó đông đảo thế nào, thì đầu ra (lời giải bài toán cho đất nước) cũng chỉ là một phương án duy nhất. Muốn có các phương án khác để lựa chọn, phải có đa đảng chính trị cùng tham gia quản lý đất nước. Không có tự do cạnh tranh, sẽ không có phát triển. Một nguyên tắc sống còn cho sự phát triển, đó là phải có cạnh tranh lành mạnh. Chúng ta đều biết rằng, để đất nước phát triển nhanh chóng thì cần có nền kinh tế thị trường. Muốn có kinh tế thị trường thì phải cạnh tranh tự do. Bởi vậy mà tại các quốc gia thị trường, người ta đều kiên quyết chống và bài trừ nạn độc quyền. Dù là trong lĩnh vực kinh tế hay chính trị, độc quyền sẽ dẫn đến thối nát và trì trệ, đình đốn, bảo thủ, đồng thời nó tước bỏ đi cơ hội phát triển của những chủ thể khác.

Sáo mòn và áp đặt trong lối suy nghĩ. Chế độ độc tài bắt người ta phải nghĩ và làm theo ý mình, vì vậy mà sáng tạo cá nhân bị triệt tiêu. Xã hội tiến lên được là nhờ những suy tư sáng tạo, nay nó bị triệt tiêu, thử hỏi làm sao phát triển? Nhà nước độc tài căm ghét và đàn áp những ai có tư tưởng tiến bộ, nó chỉ muốn người khác phải phục tùng mà thôi. Người mà mù quáng làm theo mệnh lệnh của kẻ khác thì chẳng khác gì cái máy, nó chỉ thực hiện những công việc đã được lập trình sẵn. Hãy thử làm phép so sánh: xã hội toàn là những người máy sẽ khác thế nào so với một xã hội mà tất cả mọi người đều được tự do sáng tạo và suy tư? Dĩ nhiên là khác nhau một trời một vực.

Chế độ độc tài với một bộ máy nhà nước quan liêu, cửa quyền từ trung ương đến địa phương, sẽ sinh ra tệ tham nhũng có hệ thống. Tiền thuế, tiền khai thác tài nguyên cũng như các nguồn thu khác không được quản trị và đầu tư đúng mức, không trở lại với người dân mà phần lớn rơi vào túi quan chức. Mọi phản đối của người dân đều bị nhà nước đàn áp thô bạo. Cho nên, bộ máy nhà nước đó không chỉ trì trệ, mà còn vi phạm quyền con người một cách nghiêm trọng. Do không có sự kiểm soát từ phía người dân nạn lãng phí cũng phát sinh ở mức độ tối đaLãng phí tiền bạc của nhân dân, tài nguyên đất nước, lãng phí tài năng con người. Vì vậy, đó là một bộ máy nhà nước thối nát và bất công chưa từng có trong lịch sử.

Độc tài (cũng giống như những tên bạo chúa) chỉ thích sự tâng bốc và nịnh hót. Thành ra nó luôn sống trong ảo tưởng. Mình chỉ là con kiến, lại cứ tưởng là con voi khổng lồ. Cho nên, những sai lầm không được kịp thời sửa chữa, cái tốt không được khuyến khích và phát triển, cái dốt, cái xấu thì cứ ôm khư khư. Đất nước vì thế mà rơi vào hỗn loạn và tụt hậu. Nguyên nhân là không có sự giám sát và ngăn ngừa giữa các chính đảng, cũng như cơ quan đối trọng khác.

Mất nhiều thời gian và tiền bạc để tập trung cho việc tuyên truyền lừa bịpngu dân. Bộ máy nhà nước độc tài mất rất nhiều thời gian vào những hoạt động vô bổ, chỉ để tuyên truyền cho chế độ, đi ngược lại với nguyện vọng và lợi ích nhân dân. Điều trớ trêu là, tất cả chi phí cho những hoạt động đó lại được lấy từ tiền thuế của người dân. Xã hội cứ thế mà quay cuồng trong giả tạo, sự thật bị nhấn chìm. Một khi đã không có sự thật, thì không thể có những số liệu và căn cứ đáng tin cậy để hoạch định chính sách. Dẫn đến đất nước không thể phát triển đúng hướng, không có sức cạnh tranh cao với quốc tế.

Trong chế độ độc tài, lợi ích của đất nước và nhân dân bị đặt dưới lợi ích của đảng phái, phe nhóm. Đây là hệ quả tất yếu của một nhà nước không phải của dân, không do dân, vì dân.

Cùng với tội ác chống lại loài người, những khuyết tật nêu trên của chế độ độc tài chính là nguyên nhân làm cho xã hội bức bối và trì trệ, khiến loài người phải đào thải nó.

Những chỗ viết nghiêng là nguyên nhân khiến cho chế độ độc tài chậm phát triển.

Minh Văn (blogger)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt