Quốc Hận 30-04: Vạch Mặt Kissinger

 

chân dung Kissinger

“Ngày 30 tháng 04 năm 1975 có triệu người vui và cũng có triệu người buồn”, câu nói của Võ Văn Kiệt có chuyển biến trong tư tưởng của một cựu thủ tướng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng câu nói đó chưa đúng và chưa đủ, mà phải nói rằng ngày 30 tháng 04 năm 1975 là ngày đánh dấu cả dân tộc Việt Nam rơi vào họa xâm lăng của Cộng sản đệ tam quốc tế, chỉ đạo bởi thế lực Cộng Sản Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, ngày mà hệ lụy đau thương nhất của giòng sinh mệnh dân tộc, ngày đánh dấu đại họa đổ xuống đối với dân Việt. Ngày mà chỉ có hai triệu đảng viên CSVN vui, nhưng toàn dân Việt Nam không cộng sản phập phồng run sợ dưới sự cai trị độc tài, bạo tàn của chế độ Cộng Sản.

Ngày 30 tháng 04 năm 1975 đối với dân tộc Việt Nam đến từ đâu? Đến từ ý đồ xâm lăng nhuộm đỏ thế giới của Cộng Sản quốc tế và sự tráo trở của một đồng minh đứng đầu khối tự do là Hoa Kỳ. Chìa khóa mở cửa cho ngày  định mệnh 30-04-1975 là phù thủy Henry Kissinger. Nhân tưởng niệm ngày đau thương của một dân tộc, chúng ta nhìn lại lịch sử để lấy đó một bài học “chỉ có sức mạnh của dân tộc mới cứu được dân tộc, nếu không dùng sức mạnh chính mình thì sớm muộn gì chúng ta sẽ trở thành con bài trên canh bạc quyền lợi của các siêu cường”. Bài “vạch mặt Kissinger” là một bài học lịch sử để đời cho dân tộc Việt Nam.

Vạch Mặt Kissinger

 

Hình trên Kissinger – hình dưới dân Việt chạy loạn 30/04/75

Mối hận ấp ủ 37 năm nay được Phạm Tín An Ninh khai hỏa mở màn. Học đòi chủ ý của một cây viết được mến chuộng, Già gân xin đóng góp phần mình trong việc tố giác hành vi bội bạc bằng bài viết “Vạch Mặt Kissinger” qua mhững attachments.

Gần 40 năm trước, đối diện với màn hình TV để theo dõi bài diễn văn dài gần 2 tiếng đồng hồ của TT Thiệu, nhìn ánh mắt phẩn uất và nghe giọng nói nhiều lần được đè nén trong nghẹn ngào, lòng mình không khỏi gợn lên nỗi cảm thông với người trong cuộc. “Trong cuộc” theo nghĩa đã từng sát cánh với Mỹ từ lúc họ khai tử Đệ Nhất Cộng Hòa cho đến khi họ bức tử nền Đệ Nhị Cộng Hòa và đến lúc nhận chân ra rằng “Làm kẻ thù của Mỹ có thể là nguy hiểm, chứ làm bạn của Mỹ thì chắc chắn là chết!” Và thực tế nhất, đồng thời cũng phũ phàng nhất không chỉ cho cá nhân của một nguyên thủ quốc gia mà cả một tiền đồ, một đất nước nhược tiểu chỉ là trò phĩnh trong canh bạc bầu cử của một Tổng Thống ngoại bang.

Chiến tranh Việt Nam là con bài tẩy của Nixon trong cuộc bầu cử 1968. Johnson thúc giục TT Thiệu tham dự Hòa Đàm Paris để con gà Dân Chủ Hubert Humphrey Phó Tổng Thống của mình hốt phiếu. Nhưng Nixon dụ Thiệu đừng đi Paris: “Chớ tham gia Hòa Đàm Ba Lê! Cố trì hoãn càng lâu càng tốt, đợi Nixon lên làm Tổng Thống mọi chuyện sẽ tốt đẹp!” (Chương I : Việt Nam bầu Nixon. Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Tiến sĩ Nguyển Tiến Hưng). Cũng theo TS Hưng, trong khi gặp bà Anna Chennault (trung gian giữa Thiệu và Nixon), Nixon hứa nếu đắc cử sẽ coi vấn đề Việt Nam là ưu tiên và bảo đảm sẽ dành cho VN một sự đối xử thuận lợi hơn phe Dân Chủ.

Chủ tướng thì như thế còn cận thần cũng đâu dại mà bỏ lỡ cơ hội tiến thân. Ở trang 35 của quyển sách nói trên, TS Hưng cho biết Robert McNamara đã thú nhận ngay từ khi Mỹ mang quân vào Việt Nam (1965-1966) ông đã hoài nghi về sự chiến thắng. Tuy nhiên ngoài mặt vẫn hăng hái cỗ vũ cho sáng kiến của Johnson để lấy lòng mà tóm lấy chức Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới.

Dưới trướng Nixon cũng có một tay mưu sĩ tương tự, nhưng nỗi trội, ồn ào hơn nhiều đó là Henry Kissinger.

Được Viện thăm dò dư luận đánh giá trong các năm 1972-1973 là “người được ngưỡng mộ nhất Châu Mỹ – (the most admired man in America)” bên cạnh những lời ca tụng của báo giới sau chuyến đi Bắc Kinh thành công tháng 11/1971 dẫn đến chuyến công du lịch sử của Nixon tháng 2/1972 như “một thiên tài”, “nhân vật khôn khéo hiếm thấy”(the smartest guy around). Chính khách Ai Cập gọi Kissinger là “Ảo thuật gia” trong đạo diễn để dàn xếp giữa quân giữa Do Thái và Ai Cập. Còn báo giới VN thì tặng cho danh hiệu “Vua Đi Đêm” vì 2 lý do, mật đàm với Cộng Sản, và tìm gái ăn sương Paris. Lúc bấy giờ tạp chí Play Boy có đăng hình Kissinger tồng ngồng nằm nghiêng vắt ngang qua hai trang báo. Thậm chí đến nay trên Internet vẩn còn sót lại một số tài liệu cho rằng ông Cố Vấn An Ninh Kissinger được thiên hạ xem như một vị Tổng Thống tàng hình và là một trong những kẻ có nhiều quyền lực nhất của hành tinh nầy.

Đàng sau nhũng mỹ từ, những câu tán dương nổ như pháo Tết Henry Kissinger là một tên bịp bợm, man trá, xỏ lá, ba que…

Bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách lừa thầy phản bạn, lợi dụng vai trò tư vấn bán thời gian (part time) về vấn đề VN cho các chuyên gia Ngoại giao ở Washington DC, chui vào nằm vùng trong Đảng Dân Chủ, đến năm bầu cử  tổng thống năm 1972 chớp ngay thời cơ, phản thùng tiết lộ cho Nixon (đảng Cộng Hòa) biết kế họach vận động tranh cử của TT Johnson để giúp Nixon đắc cử và được ân thưởng chức Cố Vấn An Ninh Quốc Gia. Từ đó chuyên tâm dùng mọi thủ đọan vun bồi hoạn lộ, đến tháng 8/1973 thay luôn đương kim Ngọai Trưởng Rogers, trở thành người di dân đầu tiên đạt đến chức vụ nầy. Tiến sĩ Hưng kết luận; “Trong 8 năm trời, qua 2 đời Tổng Thống, Kissinger đã nắm toàn quyền về Ngọai giao của Hoa Kỳ và đương nhiên đóng vai trò then chốt trong cả việc Mỹ tháo gỡ rồi bỏ chạy khỏi VN”…

Đến đây ta có lý do để giản lược tên Henry Kissinger thành “Kít” ……

BÀN TAY LÔNG LÁ

Đằng sau bộ mặt Kissinger

Ở Saigòn trước 1975 cứ mổi lần xảy ra một biến cố dù to tác quan trọng như cái chết của anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cuộc chỉnh lý của tướng Nguyễn Khánh hoặc bình thường như cải tổ nội các, thay Tướng Vùng, bổ nhiệm nhân sự; Bàn Tay Lông Lá luôn được nhiều người tự hào là thạo tin nhắc tới.

Đúng sai điều đó hậu xét. Nhưng rõ ràng là có Mỹ can dự vào nội tình của VN. Oan nghiệt thay do định mệnh hay đẩy đưa của dòng lịch sử mà nước ta lại rơi vào Bàn Tay Lông Lá của tên Juda thế kỷ.

Sách viết về chiến tranh VN nhiều vô kể vì một lý do dễ hiểu, bởi tự ái dân tộc nhân dân Mỹ không dễ dàng chấp nhận sự thật phũ phàng xẩy đến cho một quốc gia mà công dân luôn tự hào là một cường quốc bất bại. Trái lại, những gì dính líu đến hành vi tráo trở, bội phản của cặp bài trùng Nixon-Kissinger là chủ đề của vài tựa sách, chưa kể một số khác gượng gạo đổ lỗi cho khi là Quốc Hội Mỹ, khi là vai trò yếu kém của VNCH như Thiên Niên Sử Truyền Hình do Karnow thực hiện trên Tivi PPS và các quan điểm của Daniel Ellsberg, tác giả của “Tài Liệu Mật Ngủ Giác Đài” (The Pentagon Papers) tên phản chiến cùng mang dòng máu Juda với Kít. Bàn tay khuynh loát bằng các trò bẩn (dirty tricks) của Kít còn xuất hiện rải rác đó đây trong 3 quyển sách của Nguyển Tiến Hưng, “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” cùng viết năm 1980 với nguyên Chủ bút tuần báo TIME, “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” xuất bản năm 2005, và gần đây nhất 2010 “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” vì thật ra Tiến sĩ Hưng theo đuổi một mục đích khác. Nêu bật khía cạnh man trá giảo quyệt của Kít là quyển “Không Hòa Bình, Chẳng Danh Dự. Nixon, Kissinger và Sự Phản Bội ở VN” của Larry Berman, giáo sư chính trị học Đại Học California, sách này được giáo sư chính trị học và bang giao quốc tế của Đai Học George Mason (Virginia) Nguyễn Mạnh Hùng chuyển ngữ và do tuần báo Viet Tide xuất bản năm 2003. Quyết liệt và sâu sắc hơn cả là “The Trial of Henry Kissinger” dưới dạng sách và băng video của Christopher Hitchens mở màng cho những phần tham gia góp ý trên mạng internet cũng như phản ứng gượng gạo chống chế của Kít. Sách của Hitchens không chỉ gói gọn vào một nạn nhân là VNCH mà còn phơi bày các tội ác khác của Kít trên tòan cầu từ Á sang Âu, Trung Đông, Phi Châu và Nam Mỹ…

Hòa Đàm Ba Lê bắt đầu từ 13/5/1968 trong phòng hội của khách sạn Majestic và chấm dứt ngày 27/01/1973 với việc ký kết Hiệp Định Chấm Dứt Chiến Tranh và Tái Lập Hòa Bình ở VN tại Trung Tâm Quốc Tế của Paris là sân khấu biểu diễn các thủ thuật gian manh vô tiền khóang hậu của hậu duệ Juda. Họp công khai cho có và cũng để tuyên truyền, mọi thương lượng mặc cả đều diễn ra trong vòng bí mật được mệnh danh là những chuyến đi đêm qua móc nối của Sainteny, cựu Toàn quyền Đặc mệnh của Pháp ở Hà Nội, người đã từng điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh năm 1946. Vợ Sainteny đã từng là sinh viên của Kít trong một khóa học Hè ở Harvard. Chúng bí mật đến nỗi ngoài một vài nhân viên phụ tá trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, chỉ có Nixon và Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN là Ellsworth Bunker biết mà thôi. Khởi đầu là cuộc gặp gỡ Kít với Xuân Thủy và Mai Văn Bộ tại ngôi nhà sang trọng của vợ chồng Sainteny trên đường Rivoli ngay trung tâm Paris. Mặc dù kết quả cuộc gặp Xuân Thủy-Kít chẳng là bao nhưng nó mở cửa cho những cuộc điều đình tay đôi với Lê Đức Thọ về sau nầy.

Kissinger trả lời xỏ lá

Bài diễn văn được truyền đi khắp nước Mỹ cho thấy Nixon có sáng kiến Hòa Bình mới: “Ngừng bắn tại chổ”, và trong hồi ký của mình Kít giải thích đề nghị “ngừng bắn tại chổ” năm 1970 cũng là giải pháp được chấp nhận năm 1972. Nghĩa là: “việc quân Bắc Việt được ở lại trong Nam được hiểu ngầm trong đề nghị ngừng bắn tại chổ, không cuộc thương thuyết nào có thể buộc họ rút lui nếu chúng ta không đẩy được họ ra bằng biện pháp quân sự”, Kít đã viết như thế! Trở lại ngày 8 tháng 10 năm 1972 được hỏi trong cuộc họp báo “Có phải chúng ta bỏ đòi hỏi trước đây là phải rút quân song phương không?”

Kít đã trả lởi, “Dĩ nhiên là không, tùy theo các ông định nghĩa thế nào là song phương. Nhưng chúng tôi không bỏ nguyên tắc chung.” Thế là thế nào? Có nên nhắc lại câu hài của Hòai Linh “Hiểu, chết liền!”. Thế nên trong “Không Hòa Bình, Chẳng Danh Dự…” Larry Berman đã mở đầu bằng câu nói của George Orwell một biếm luận gia chính trị người Anh (1903-1950) “Sự thiếu thành thật là kẻ thù của ngôn ngữ trong sáng”.

Ai cũng hiểu vấn đề rút quân Bắc Việt ra khỏi miền Nam quyết định sự tồn vong của VNCH, nhưng Kít vẫn khăng khăng ngụy biện rằng sự hiện diện của chúng không phải là mối đe dọa cho sự sống còn của miền Nam. Từ 12 đến 17 tháng 10 năm 1972 Kít và Thọ đã đồng ý về một văn bản Hiệp Định mà VNCH không hề được thông báo. Cần biết rõ thêm là từ đầu đến cuối thỉnh thoảng VNCH chỉ được thông báo qua loa về kết quả thương thuyết nhưng chẳng bao giở được hỏi ý kiến. Đến lúc Thọ và Kít đã tổ chức ăn mừng “thắng lợi” tại Hà Nội trước khi Kít vào Saigon ngày 18/10/1972 để gọi là thông báo cho Thiệu biết. Tổng Thống Thiệu đòi xem văn bản ấy và Kít đã trao cho ông văn bản bằng tiếng Anh, không đính kèm thời khóa biểu mà Thọ và Kít đã đồng ý để ký Hiệp Ước sớm hơn dự liệu tức vào 31/10/1972. Được trao cho bản Anh Ngữ, Hoàng Đức Nhã giận dữ phản ứng “Chúng tôi không thể điều đình về số phận của đất nước chúng tôi bằng ngoại ngữ”. Khi được hỏi Bắc Việt đưa cho Kít bản tiếng Anh hay Việt? Kít thú nhận có nhận bản tiếng Việt “nhưng nhân viên của tôi đã dịch thành bản văn tiếng Anh nầy”. Nhã xách mé vặn lại: “Có phải ông muốn bảo tôi rằng người Mỹ có thể hiểu tiếng Việt hơn người Việt hay không? Trong phần tóm lược kết quả thương lượng kéo dài 45 phút Kít khoe: “Hiệp Ước nầy phản ánh sự suy sụp hoàn toàn của lập trường Bắc Việt và chính Thọ đã ôm tôi mà khóc” ??? (sic)

Mãi sau nầy phe ta mới được gởi cho bản văn tiếng Việt và Nhã hiểu ra VNCH bị yêu cầu ký một bản “Hiệp Ước đầu hàng”!!!

Kissinger bắt tay hí hững với đồ tể CSVN Lê Đức Thọ (cả hai cười đểu cán)

Ngòai ra, bản dự thảo Hiệp Ước chỉ nói đến 3 quốc gia ở Đông Dương; Việt, Miên, Lào. Có nghĩa là ngay từ đầu họ chỉ xem Việt Nam như một nước duy nhất. Điều nầy lại một lần nữa giúp Bắc Việt giữ nguyên quân đội ở miền Nam vì Nam hay Bắc cũng chỉ là một nước thì lấy cớ gì để buộc họ rút quân. Khi Nhã hỏi lại Kít điểm nầy thì y lấp liếm đổ cho đây là lỗi đánh máy. Nhã cười mĩa mai: “Dự thảo không viết số mà viết bằng chữ BA, B….A vậy đánh máy trật là trật thế nào?”. Lại nữa cái Hội Đồng Quốc Gia Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc trên thực tế là một Chính Phủ Liên Hiệp trá hình, trong bản Anh ngữ nó được xem như một “cơ cấu hành chính”, trong khi bản Việt ngữ nhận được sau nầy thì lại gọi nó là một “cơ cấu chính quyền”. Do vậy, sáng 20/10/1972 Nhã đưa ra 64 điểm thắc mắc yêu cầu Kít giải thích. Mặc dù thừa biết Tổng Thống Thiệu sẽ từ chối ký Hiệp Ước, Kít vẫn bay sang Kampuchia để cùng Lon Non nâng ly mừng nền Hòa Bình vừa đạt được cho VNCH. Theo Hoàng Đức Nhã, “Những thiếu sót và thứ ngôn ngữ dùng trong Hiệp Ước cho thấy Hoa Kỳ đã bác bỏ tất cả các lập trường trước kia của chúng tôi. Dưới cái nhình của Thiệu, Kít đang đảm nhiệm vai trò rao bán kế hoạch của Bắc Việt cho miền Nam. Từ ve vãn (củ cà rốt viện trợ) đến hăm dọa (6 tháng nữa Quốc Hội Mỹ sẽ cúp việ trợ) rồi chuyển sang lẫy hờn, Kít bảo Nhã: “Tổng Thống Thiệu đã chọn đóng vai trò một người tử đạo, nhưng ông không có khả năng làm việc ấy. Nếu cần Hoa Kỳ sẽ ký Hiệp Ước với Hà Nội. Còn tôi, tôi sẽ không bao giờ đặt chân lên Sàigòn nữa. Nhất là sau vụ nầy. Đây là thất bại lớn nhất trong cuộc đời ngọai giao của tôi”. Nhã đáp lời: “Chúng tôi rất ân hận….nhưng ông phải nhớ rằng chúng tôi có một quốc gia để phải bảo vệ”. Tổng Thống Thiệu nhất định không ký và nói: “…đặt bút ký vào một Hiệp Ước tương đương với sự đầu hàng là chấp nhận một bản án tử hình, vì cuộc sống không có tự do là sự chết. Không! Nó còn tệ hơn là chết!”

Ngày 12/12/1972 Tổng Thống Thiệu đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội, sau đó trong cuộc họp 3 tiếng đồn hồ với các lãnh tụ chính trị ông cho biết đề nghị sửa đổi của VNCH đã không được chấp thuận và gọi dự thảo Hiệp Ước là một cái giá quá cao để đổi lấy việc phóng thích 600 tù binh Mỹ. Thiệu hãnh diện tuyên bố mình là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên dám đương đầu với Nixon.

Ở trang 273 của “Không Hòa Bình Chẳng Danh Dự”, Larry Berman viết: “Để đạt được một Hiệp Ước và đưa Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, Kít sẵn sàng nói với bên nầy một điều rồi lại nói với bên kia một điều ngược hẳn lại và để cho về sau họ (ám chỉ VNCH, Mặt Trận Giải Phóng, Bắc Việt) phải tự giải quyết lấy.

Frank Snepp trong quyển “Decent Interval” của mình đã viết: “Hiệp Định Ba Lê thực sự chỉ là một hình thức bỏ chạy của Hoa Kỳ. Điều duy nhất được bảo đảm sẽ xảy ra là sự triệt thoái của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam vì điều nầy chỉ cần hành động đơn phương của Hoa Kỳ, các vấn đề còn lại, những vấn đề gây ra chiến tranh và khiến nó vẩn tiếp tục vẫn không được giải quyết và không thể giải quyết được!”.

24 tháng sau, VNCH mất. Tới chừng đó các tai to mặt lớn ở Sàigòn mới vỡ mộng cho rằng “VNCH-Tiền Đồn Chống Cộng ở Đông Nam Á mà Mỹ sẽ bảo vệ bằng bất cứ giá nào”. Có biết đâu trong tài liệu Tối Mật mới được giải mật gần đây được đưa lên mạng http://www.gwu.edu ở các trang 28-29 của bản ghi chép (transcript) về cuộc gặp gở tại Bắc Kinh giữa Kít và Chu Ân Lai, Kít đã bảo với Chu rằng Hoa Kỳ nhìn nhận kẻ thù Bắc Việt của mình là một nhân tố thường trực và có thể là “thực thể dũng mãnh nhất trong vùng” và “Chúng tôi chẳng hề có ý tiêu diệt hay quật ngã nó”. Ở trang 37, Kít còn nói thêm: “Và trong khi chúng tôi không được đưa một Chính quyền Cộng Sản lên cầm quyền, nếu như, do hậu quả của chuyển biến lịch sử, cần phải để chuyên ấy từ từ hình thành; nếu chúng tôi có thể sống với Chính quyền Cộng Sản Trung Hoa thì chúng tôi cũng phải chấp nhận chuyện đó tại Đông Dương” (…And while we cannot bring a communist government to power, if, as a result of historical evolution it should happen over a period of time, if we can live with a communist government in China we ought to be able to accept it in Indochina).

Ở trang 327 của “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” Tiến sĩ Hưng trích dẫn bài viết của ký giả Elaine Sciolino về tài liệu mới được giải mật do National Security Archive đưa ra gồm có biên bản phiên họp ngày 9/7/1971 giữa Kít và Chu Ân Lai, theo đó Kít đã khẳng định: “Dù có thương thuyết hay không thương thuyết với Bắc Việt đi nữa, rồi chúng tôi cũng sẽ rút quân – một cách đơn phương”. Sang trang 328 ta có thể đọc được kết luận của phần trả lời của Stanley Karnow, nhà sử học chuyên về Việt Nam: “Không còn nghi ngờ gì nữa là từ lúc tuyển chọn ứng cử viên vòng sơ bộ (Đảng Cộng Hòa) tháng 3/68, lập trường của Nixon vẫn luôn luôn là ‘Hòa Bình Trong Danh Dự’. Vậy mà khi đến Trung Quốc, Kít lại nói: “kế họach của chúng tôi là sẽ rút đơn phương”. “Đơn phương” là điểm chính, và đây là điều mới lạ đối với tôi”. Nếu ai còn thắc mắc nghi ngờ thì xin đọc thêm câu tuyên bố nầy của Kít cũng được ghi trong cùng tài liệu nói trên. “Lập trường của chúng tôi là sẽ không duy trì bất cứ chính phủ nào ở miền Nam cả, và nếu như chính phủ miền Nam không được nhiều người ưa chuộng như Ngài nghĩ, thì khi quân đội chúng tôi rút đi càng nhanh, nó sẽ bị lật đổ càng lẹ. Và nếu nó bị lật đổ sau khi chúng tôi rút, chúng tôi cũng sẽ không can thiệp nữa”.

Sau nầy trong hồi ký “The White House Years” của mình, Kít đã dùng 1/3 quyển sách của mình để kể công và chạy tội: “Chúng tôi đã đi tìm không phải chỉ một khoản thời gian trước khi sụp đổ, nhưng một nền Hòa Bình lâu dài và Danh Dự”. Thời gian trước khi sụp đổ là thời gian gì? “A Decent Interval” (tựa sách đã dẫn ở trên) mà TS Nguyển Tiến Hưng dịch là “một khọảng thời gian coi cho được” Khái niệm nầy Kít đã đeo đuổi từ năm 1967. Nó có nghĩa là sự sụp đổ của chính phủ miền Nam.

Điều mà Kít cho là có thể xảy ra nếu không muốn nói là đương nhiên-phải được trì hoãn một thời gian sau khi Hoa Kỳ rút quân để không bị chỉ trích là đã không bảo vệ được đồng minh của mình, còn phe nào cai trị miền Nam thì Kít cóc cần.

Tàn tệ hơn nữa, lúc bấy giờ Kít đã là Ngoại Trưởng của TT Gerald Ford và vận mệnh VNCH như chỉ mành treo chuông, ngày 8/4/75 tại Washington DC, Thượng Nghị Sỉ Henry Jackson lên tiếng tố cáo đã có những thỏa ước mật giữa Mỹ và VNCH, ông nói: “…có nguồn tin đáng tin cậy cho biết những thỏa ước ấy chưa bao giờ được tiết lộ và chính ngay cả Tổng Thống Ford cũng chỉ mới được nghe nói về chuyện này mấy hôm gần đây thôi”. Bạch Cung họp bàn cách đối phó, Kít không bình luận trực tiếp, chỉ cho phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhắc lại lời tuyên bố trước đây của ông rằng: “không có cam kết pháp lý nào hết!”, và những nghĩa vụ của Hoa Kỳ chỉ là “cam kết về mặt tinh thần”.

Kissinger họp với TT Ford đề nghị cắt viện trợ cho VNCH

Ngày 9/4/1975, một ngày trước khi TT Ford ra Quốc Hội để thuyết phục các nhà lập pháp chấp thuận ngân khoản 722 triệu chi viện cho VNCH, Kít dùng lời của Cố vấn Ron Nessen (rất được Ford tin dùng) để khuyên Ford: “Tổng Thống phải lãnh đạo đưa Mỹ ra khỏi Việt Nam chứ chớ đưa vào nữa”. Toàn bộ những văn kiện cam kết trao đổi liên hệ đến sự sống còn của VNCH đã bị ém nhẹm: 27 mật thư của Nixon gởi Thiệu từ 1972 đến 1973, cam kết miệng (được ghi lại) của Kít với Ngọai trưởng Trần Văn Lắm lúc ký Hiệp Định, 4 thư của Ford gởi Tổng Thống Thiệu để trấn an, thư cầu cứu của Thiệu gởi Ford ngày 25/3/1975, thư của Quốc Hội VNCH gởi Ford ngày 24/3/1975, và 2 thư của Quốc Hội VNCH gởi Thượng và Hạ Viện Hoa Kỳ. Ém nhẹm thư tín để có cớ đổ lỗi cho Quốc Hội Hoa Kỳ đã để cho miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Bộ Trưởng Quốc Phòng Schlesinger phàn nàn: “I remember how surprises I was when the letters surfaced, because I felt that they meant a welching by the U.S. on commitments that had been entered into by the President. However, if you don’t know the commitments have been entered into, you don’t know the country has welched” . Phần dịch của Tiến sĩ Hưng: “Tôi còn nhớ tôi đã vô cùng sững sốt khi đọc một số lá thư ấy, vì chúng có nghĩa là Hoa Kỳ đã chạy làng những nghĩa vụ mà chính Tổng Thống đã cam kết. Tuy nhiên nếu ta không biết được là có những nghĩa vụ được cam kết thì ta đâu biết được là Hoa Kỳ đã chạy làng!” Kít rất sợ nếu VNCH khiếu nại với Quốc Hội Mỹ trên căn bản nầy thì sẽ gây thêm tranh luận đưa hắn vào thế kẹt vì tuần báo TIME số ra ngày 21/04/1975 có trích đăng câu trả lời của hắn trong một cuộc phỏng vấn:

Hỏi: Có nghị định thư nào đã được thõa thuận với miền Nam không?

Đáp: không có sự thông cảm (understanding) bí mật nào hết (trích từ “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”).

Đúng là sở trường của hậu duệ Juda- “Làm sao không nói sự thật mà lại không là nói dối”. Tiến sĩ Hưng có đọc được câu phê bình nầy trên mặt báo nhưng không nhớ được xuất xứ. Với “tài ba” ấy nếu chỉ dùng để bán đứng một nước nhỏ bé như Việt Nam thì uổng phí lắm, thế nên ngoài nước ta, Kít còn với tay đến năm châu bốn bể.

GIEO HOẠ KHẮP CÙNG

Việt Nam mình có “những vì sao thời lửa đạn”, 4 vị sinh vi tướng tữ vi thần cùng  bao quân cán chính cùng chết theo với Tổ Quốc. Tiếc thương ở ta và ngậm ngùi cho người qua lời trăn trối bi hùng viết tay bằng tiếng Pháp của Thủ Tướng Kampuchia Sirik Matak gởi Đại Sứ Dean ngày 12/04/1975. Cặp bài trùng Nixon-Kissinger cũng đã khai tử láng giềng của ta. Không chỉ có vậy thôi đâu, sách “The Trial of Kissinger” của Christopher Hitchens, một nhà báo Mỹ gốc Anh, được dựng thành phim và chiếu trên băng tầng truyền hình của các đài PPS ở Seatle và Chicago từ năm 2001 đã liệt kê những mánh khoé ngoại giao không những vô luân (có ngớ ngẩng không khi trông chờ đạo đức ở các chính khách nhất là ở một kẻ mà máu Juda trộn lẩn với gene Aryan) mà còn man trá, bịp bợm và bạo ngược.

Man trá bịp bợm là vụ oanh tạc lén lút lãnh thổ Kampuchia bằng B52 dưới mật danh MENU được biện minh là để ngăn đường tiếp liệu và chuyển quân dụng của Cộng Sản vào Việt Nam. Chiến dịch nầy chỉ có một số ít viên chức được biết và phải dấu nhẹm vì Kampuchia là một nước trung lập. Hơn nữa nó đi ngược lại với lời hứa mang lại Hòa Bình của Nixon khi tranh cử. Bằng mưu chước “hóa đơn kép” để vừa xin Bộ Quốc Phòng cho oanh tạc vừa chứng minh cho việc xử dụng tài nguyên, xong phi vụ phúc trình giả được gởi theo đường dây thông thường nhằm chứng minh cuộc oanh tạc nhắm vào các mục tiêu Việt Nam còn phúc trình thực thì gởi theo đường dây riêng của chiến dịch MENU. Sau nầy chính Bộ Tham Mưu Liên Quân phải nhìn nhận biện pháp bảo mật cho MENU kéo dài 14 tháng và chấm dứt ngày 26/5/1970 sau 3875 phi vụ đế trút xuống lảnh thổ một nước trung lập 180,823 tấn bom, dân chúng Mỹ không hề hay biết đã đành mà ngay hầu hết viên chức Hoa Kỳ cũng mù tịt. Trong khi đó phi hành đoàn B52 không hề được cho biết là họ sẽ oanh tạc Kampuchia và vì các phi vụ nầy được thực hiện trong đêm nên đặt dưới sự hướng dẩn của các đài chỉ huy dưới đất và chính các đài nầy đã ra lệnh cho họ chuyển hướng bay.

Nếu có ai thắc mắc đã biết không thể thắng trong cuộc chiến Việt Nam thì tại sao không kết thúc nó ngay sau cuộc bầu cử 1968? Gordon Duff, chủ bút trang mạng Veterans Today giải thích: “The answer is simple. Nixon kept the war going for 4 years because he needs a ploy to use for a second election” (dịch: Câu trả lời đơn giản. Nixon giữ chiến tranh 4 năm nữa bởi vì ông ta cần con bài tẩy này cho việc bầu cử nhiệm kỳ thứ hai). Còn đối với Kít, đàng nào cũng rút quân thì liệu có cần phải oanh tạc Kampuchia để bảo vệ chiến binh Mỹ như hắn thường biện bạch hay không? Trong bài viết có tựa đề “ Henry Kissinger, enlightened statesman or odious schlumpf” (Kít một chính khách sáng suốt hay một tên hoạt đầu chính trị nhơ nhuốc) tác giả Fred Branfman đã viết: “Việc mở rộng mục tiêu oanh tạc đâu cần thiết để bảo vệ người Hoa Kỳ như thường được biện bạch. Bắc Việt hẵn phải hoan hỉ khi thấy Mỹ rút quân và không chừng còn tổ chức rầm rộ để tiễn đưa. Thế mà Kít vẫn tiếp tục cho oanh tạc gây biết bao thương vong ngay cả khi khả năng đạt được thắng lợi rất xa vời… mối quan tâm duy nhất của Kít là tránh bị qui trách về sự sụp đổ tất yếu của Đông Dương. Như vậy đó, tham vọng thắng thêm một nhiệm kỳ Tổng Thống của Nixon, để giữ thể diện cho Đảng mình, nỗi lo bị chê trách của Kít đã giết hại 40,000 binh sĩ lẫn thường dân Kampuchia và góp phần gây thêm hỗn lọan cho cuộc nội chiến giữa Lon Nol và Pol Pot và trong khi David Chandler người viết tiểu sử Pol Pot lập luận là: “Các cuộc oanh tạc đã giúp Mỹ đạt được hiệu quả mong muốn, phá vỡ vòng vây Phnom Penh của Khờ Me Đỏ” thì Christopher Hitchens, tác giả của “The Trial of Kissinger” khẳng định rằng các cuộc oanh tạc ấy đã giúp Khờ Me Đỏ tuyển mộ thêm binh sĩ.

Bàn tay vấy máu của Kít còn với xa hơn nữa sang quần đảo Nam Dương đối với Đông Timor. Quốc gia non trẻ Đông Timor nầy mới

Bien Bản Mật Ford-Kissinger-Suharto họp

được Bồ Đào Nha trao trả Độc Lập năm 1975, thì rơi vào cặp mắt dòm ngó của Suharto, tay sai mẫn cán trung thành của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Viện lẽ phong trào Fretilin thiên tả đang chi phối đảo quốc nầy, Suharto “xin phép” Hoa kỳ cho mình làm thịt em bé nầy. Chẳng những gật đầu chấp thuận Kít còn dạy khôn Suharto khi hắn tỏ ý e ngại. Thế giới phát giác hắn dùng vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp để thực hiện hành vi thôn tính bạo ngược nầy. Mặc dù Kít chối bai bãi nhưng trong phần ghi chép của Đại Sứ David Newsom người ta tìm thấy câu nói của Kít: “Cám ơn Tổng Thống đã chia xẽ với chúng tôi mối lo ngại về việc xử dụng vũ khí mang nhãn hiệu Hoa Kỳ sẽ gây rắc rối”…

Chuyện ấy tùy thuộc vào cách giải thích của mình: để tự vệ hay hành quân ra nước ngoài. Điều quan trọng là, làm gì thì làm Ngài cần đạt thắng lợi chóng vánh. Phần chúng tôi sẽ chi phối phản ứng ở Hoa Kỳ miễn sao chuyện phải đến sẽ đến sau khi chúng tôi cất bước ra về”. Sau chuyến viếng thăm của Ford và Kít vào tháng 12/1975, được Ford và nhất là Kít bật đèn xanh, Suharto huy động Hải, Lục, Không Quân tấn chiếm Đông Timor giết hại hàng 100,000 dân chúng. Băng video “The Trial of Kissinger” ghi lại cảnh tàn sát giết chóc vô cùng dã man của quận đội Indonesia đối với dân Đông Timor.

Chuyện Đông Timor có thể trong chúng ta ít người quan tâm nhung khó bỏ qua sự kiện Mỹ thấu cáy Đài Loan một vố đau điếng. Còn ai trồng khoai đất nầy. Trên trang mạng www.taiwandc.org/twcom/một0một-no2.htm

người ta đọc thấy bài “Kissinger transcripts shows betrayal of Taiwan”, Ngày 27 tháng 2 năm 2002,  Văn khố An ninh Quốc gia tại Đại Học George Washington công bố bản ghi chép liên quan đến Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger bí mật đến Bắc kinh để thu xếp cho cuộc họp thượng đỉnh dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Trái hẵn với điều được viết trong tập sách “The White House years” xuất bản năm 1979 của mình theo đó “Vấn đề Đài Loan chỉ được đề cập vắn tắt”. Qua bản ghi chép được công bố thì đó là một đề tài quan trọng 17 tiếng đồng hồ thương thảo với Chu Ân Lai từ 9 đến 11/11/1971 cho chuyến công du của Nixon và để soạn thảo bản Thông Cáo Thượng Hải. Lúc đó chẳng đếm xỉa gì đến vị thế của Đài Loan. Kít đã gieo mầm rối rắm, tạo nên những bế tắc tồn tại qua 3 thập niên trong mối bang giao Mỹ-Trung Cộng-Đài Loan. Tài liệu cho thấy Kít và Chu ân Lai đã bàn về tương lai của Đài Loan mà chẳng kể gì đến quan điểm của nhân dân nước nầy. Trong buổi sơ giao ấy, Kít đã tình nguyện “triều cống” lập trường của Mỹ:

– Không hổ trợ cho tính độc lập của Đài Loan

– Không chấp nhận qui chế “Hai nước Trung Hoa” hay “một Trung Hoa và một Đài Loan”

– Xem Đài Loan như một phần không thể tách rời khỏi Trung Cộng.

Đồng thời còn cho biết Nixon sẽ chính thức thừa nhận toàn diện Trung Cộng nội trong 2 năm đầu của nhiệm kỳ thứ 2. Vì vậy Bản Thông Cáo số 101 tháng 5/2002 của Đài Loan phê phán: “Ông Kissinger đã tìm cách rao bán cái không thuộc quyền sỡ hữu của mình, đó là tương lai của Đài Loan, một quốc gia tự do, dân chủ và độc lập”…

Một sự kiện khác nữa mà cả Thế Giới đều lên án: xen vào nội bộ của Chí Lợi. Năm 1970 ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Xã Hội Chí Lợi ông Salvador  Allende đắc cử, khiến Hoa Thịnh Đốn lo ngại về chủ trương thân Cuba của ông. Thế là C.I.A. được lệnh xúi giục đảo chánh quân sự ngăn trở không để Tổng Thống đắc cử Salvador Allende làm lễ tuyên thệ nhậm chức nhưng mưu toan thất bại. Sau đó với sự chấp thuận của Ủy Ban 40 do Kít cầm đầu, C.I.A. không ngừng khuấy động, lúc xúi giục phe nầy, khi thì cản trở nhóm kia, thậm chí còn trấn an họ rằng: đừng lo Hoa Thịnh Đốn sẽ cúp viện trợ vì những hành vi vi phạm nhân quyền. Quan điểm của Kít lúc ấy là: “Tôi không thấy có lý do gì để chúng ta đứng im mà nhìn một nước đi theo chủ nghĩa Cộng sản chỉ vì công dân của nó không có ý thức trách nhiệm”. Sau khi dùng kế họach TRACK II của C.I.A. để bắt cóc rồi giết chết Tướng Schneider, cản trở lớn nhất cho bất cứ mưu toan nào nhằm lật đổ Salvador Allende. Cuối cùng Kít cũng tìm ra được một tay sai, Augusto Pinochet, Tổng Tư Lệnh Lục Quân và phần thưởng dành cho hắn ta là chiếc ghế Tổng Thống mà Allende đã để lại sau khi tự sát ngay trong tư dinh của mình vào ngày 11/09/1973.

Năm 2000 một tài liệu do CIA công bố mang tên “Hoạt động của CIA ở Chí Lợi” cho thấy CIA đã tích cực hỗ trợ cho giới cầm quyền quân sự sau khi Allende bị lật đổ, xử dụng một số quân nhân thân cận với Pinochet làm đầu mối được hưởng lương, hoặc làm việc cho quân đội Mỹ mặc dù khá nhiều tên trong bọn nầy đã từng can dự vào những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng. Pinochet thì khỏi nói, hắn đóng đầy đủ vai trò của một bạo chúa. Cũng có thư phần, bắt cóc, tra tấn, thủ tiêu, ám sát…Sau 17 năm trị vì dưới ô dù che chắn của Kít, thành tích đạt được của Pinochet là ngoài 3,197 nạn nhân bị sát hại trong cuộc đảo chánh quân sự đẫm máu, các vụ vi phạm nhân quyền và tra tấn còn được thực hiện nhắm vào 28,000 người khác thêm vào đó là những vụ bắt người đưa đi biệt tích. Nhờ công đào luyện của CIA đặt dưới quyền giám sát của Cố Vấn An Ninh kiêm Ngoại Trưởng Kissinger, lực lượng an ninh của Pinochet đã góp phần sát hại 2115 người và đưa đi biệt tích 957 người khác còn bên mật vụ thì kết quả là 392 vụ biệt tích.

Kissinger đi Bắc Kinh gặp Mao & Chu Ân Lai (1972) kế hoặch rút khỏi Nam Việt Nam

Do đơn kiện của gia đình Tướng Schneider và đơn tố cáo của hàng ngàn gia đình có thân nhân bị Pinochet giết hoặc thủ tiêu nên khi sang Anh chửa bệnh vào tháng 9/98, ngày 6 tháng 10, Cảnh sát Anh thi hành trát của quan Tòa ở Tây Ban Nha đã từng thụ lý vụ chính quyền Pinochet bắt bớ và thủ tiêu các lãnh tụ của Phong trào Cách Mạng Cánh Tả hồi tháng 4/1976 đã đến bệnh viện để làm thủ tục dẫn độ Pinochet. Nội vụ dằng dai giữa Bộ Nội Vụ, Tòa Án Tối Cao và Quốc Hội Anh; và cuối cùng Pinochet được phép trở về Chí Lợi để rồi chết năm 2006. Riêng Kít do những vụ tàn sát ở Đông Timor và Chí Lợi mà hiện nay ở một số nước Á cũng như Âu (nhất là Pháp) các quan Tòa cũng như luật sư đều trông chờ Kít đến hoặc quá cảnh qua nước họ để tống đạt trát triệu dụng hoặc thư mời làm “chứng” cho những can dự, dính líu vào những tội ác chiến tranh cũng như vi phạm nhân quyền của đương sự. Riêng trường hợp giật dây cho con rối Pinochet thì đã có 5 quốc gia như thế. Do vậy, vào những năm cuối đời mặc dù làm chủ một Công Ty Tư Vấn có nhiều khách hàng, cứ mỗi lần phát biểu hay đọc tham luận là nhét túi từ 25 đến 30 ngàn đô la, Kít hạn chế tối đa các chuyến xuất ngọai. Sau biến cố 911, Kít là người đầu tiên được Bush chọn để điều khiển cuộc điều tra, nhưng chẳng bao lâu xin rút lui sau khi gặp gia đình các nạn nhân và bị chất vấn “trong số thân chủ của ông có ai tên là Bin Laden không?”

Tội trạng của Kít còn nhiều, nhiều lắm. Nhưng rất tiếc, rất tiếc, không biết có ý mĩa mai hay không mà tác giả của “The Trial of Kissinger” viết: “Hoa kỳ rất ư là rộng lượng để tự ban cho mình toàn quyền đặc miễn tài phán và một phần quyền ấy cho các công bộc của mình. Mỹ cũng là nước tụt hậu trong việc ký kết để tôn trọng các công ước quốc tế (chỉ phê chuẩn Công Ước về Diệt Chủng năm 1989 và ký Hiệp Ước về Dân quyền và Quyền Chính trị năm 1992 – Convenant on Civil and Political Rights)”. Còn về các khoản của Pháp Chế Roma (Roma Statute) theo đó Kít có thể bị xử phạt nghiêm ngặt (nếu được công nhận từ năm 1968) thì chỉ mới có hiệu lực từ tháng 4 năm 2002 và không được hồi tố. Hú hồn cho Kít, đến tháng 11/2010 Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC) đã có 114 thành viên và 34 nước khác đang chờ phê chuẩn Pháp Chế Roma trong khi đó 3 nước Hoa Kỳ, Do Thái, và Sudan đã rút lại chữ ký của họ và từ chối mọi ràng buộc pháp lý mà họ đã ký trước đây.

Đến đây xin tạm xếp hồ sơ mặc dù vẫn còn vụ diệt chủng (từ 500 ngàn đến 3 triệu nguời), đảo chánh và ám sát ở Bangladesh do chế độ Pakistan thân Mỹ thực hiện với bàn tay đốc thúc của Kít, vụ lật đổ Giáo Chủ Makarios ở Chypre với hàng ngàn người chết. Xếp tạm vậy thôi chứ như Fred Branfman viết trên trang mạng “3rd World Traveler” : Với Kít dù sự thể diễn biến ra sao, chúng ta cũng sẽ mãi theo dõi  bất cứ gì xảy đến cho nhân vật độc địa hi hữu nầy.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt