Trung Quốc điều phản lực cơ chiến đấu ra đảo Phú Lâm

Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc

Phản lực cơ của hải quân Trung Quốc có trang bị phi đạn tiến hành thao dượt trên khu vực gần Việt Nam ở Biển Đông, một động thái rõ ràng là phản ứng mới nhất của Bắc Kinh trước các cuộc tuần tra của tàu chiến Mỹ xung quanh các hòn đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông.
Theo tường thuật của tờ South China Morning Post, các hình ảnh hải quân Trung Quốc công bố hôm thứ bảy cho thấy các phản lực cơ chiến đấu thuộc Đội Nam Hải có trang bị võ khí cất cánh từ một đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hòang Sa mà Việt Nam nhận chủ quyền.

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo đang có tranh chấp căng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng bao gồm Việt Nam và Philippines. Phớt lờ đường biên giới biển của các nước lân cận, Bắc Kinh đã chiếm đóng một số khu vực tại đây và bành trướng tuyên bố chủ quyền của mình bằng cách xây đảo nhân tạo với mục tiêu được cho là mang tính quân sự.

Thứ ba tuần trước, hải quân Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý quanh đá Subi. Đây là một trong 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã bồi đắp thành các đảo nhân tạo. Subi cách đảo Phú Lâm 600 cây số.  

Hành động mà Hoa Kỳ tuyên bố là đơn thuần thực thi quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế được hiểu ngầm như một cách cương quyết và công khai không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đây.

Phản lực cơ của hải quân Trung Quốc có trang bị phi đạn tiến hành thao dượt trên khu vực gần Việt Nam ở Biển Đông, một động thái rõ ràng là phản ứng mới nhất của Bắc Kinh trước các cuộc tuần tra của tàu chiến Mỹ xung quanh các hòn đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông.


 
Theo tường thuật của tờ South China Morning Post, các hình ảnh hải quân Trung Quốc công bố hôm thứ bảy cho thấy các phản lực cơ chiến đấu thuộc Đội Nam Hải có trang bị võ khí cất cánh từ một đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam nhận chủ quyền.

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo đang có tranh chấp căng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng bao gồm Việt Nam và Philippines. Phớt lờ đường biên giới biển của các nước lân cận, Bắc Kinh đã chiếm đóng một số khu vực tại đây và bành trướng tuyên bố chủ quyền của mình bằng cách xây đảo nhân tạo với mục tiêu được cho là mang tính quân sự.

Trung Quốc sẽ càng ngày càng bị cô lập vì pháp lý hiện nay không về phía Trung Quốc. Họ đã chiếm đảo, giết người, xây dựng các sân bay trên đó…rõ ràng là có ý đồ quân sự. Các nước bảo ngưng, Trung Quốc hứa nhưng lại tiếp tục xây. Dư luận thế giới đã hiểu vấn đề này. Nếu Trung Quốc có căng thì cũng sẽ càng làm cho thế của họ yếu đi.”

Thứ ba tuần trước, hải quân Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý quanh đá Subi. Đây là một trong 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã bồi đắp thành các đảo nhân tạo. Subi cách đảo Phú Lâm 600 cây số.  

Hành động mà Hoa Kỳ tuyên bố là đơn thuần thực thi quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế được hiểu ngầm như một cách cương quyết và công khai không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đây.

Trung Quốc phẫn nộ cảnh cáo rằng động thái ‘khiêu khích’, ‘nguy hiểm’ của Mỹ có thể dẫn tới chiến tranh giữa hai nước siêu cường trong tương lai.

Thiếu tướng hồi hưu của Trung Quốc, Từ Quang Dụ, phát biểu với báo South China Morning Post rằng cuộc thao dượt này là một tín hiệu gửi tới Washington chứng tỏ Bắc Kinh nghiêm túc trong tuyên bố chủ quyền của mình.
Ông Từ nói đây là phản hồi tối thiểu mà Trung Quốc phải có, nếu không, sẽ gây hụt hẫng cho kỳ vọng của nhân dân Trung Quốc.
Ông Từ nhắc lại rằng Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo sẽ đáp trả khi quyền trên biển bị xâm phạm.

Tuy nhiên,một chuyên gia am hiểu tình hình Biển Đông nói với VOA Việt ngữ rằng hành động đáp trả của Trung Quốc tối đa chỉ dừng lại ở mức đối đầu ngoại giao và va chạm chứ không thể lên tới mức xung đột. Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế:

“Tôi nghĩ chắc chắn không có vấn đề nổ súng. Trung Quốc không điên dại gì nổ súng vì không đủ khả năng chống lại lực lượng Hoa Kỳ.”

Giáo sư Ngô Vĩnh Long ở Mỹ chuyên nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á, Đông Á, quan hệ Châu Á – Hoa Kỳ, hiện là Giáo sư khoa lịch sử của đại học Maine, cho rằng càng làm căng Trung Quốc càng bất lợi:

“Trung Quốc sẽ càng ngày càng bị cô lập vì pháp lý hiện nay không về phía Trung Quốc. Họ đã chiếm đảo, giết người, xây dựng các sân bay trên đó v..v..rõ ràng là có ý đồ quân sự. Các nước bảo ngưng, Trung Quốc hứa nhưng lại tiếp tục xây. Dư luận thế giới đã hiểu vấn đề này. Nếu Trung Quốc có căng thì cũng sẽ càng làm cho thế của họ yếu đi.”
 
Luật sư Lưu Tường Quang tại Úc, từng là một nhà ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa, nhận định:

“Ưu tiên của họ bây giờ là làm sao phát triển kinh tế bắt kịp với Mỹ. Trung Quốc cần nhiều phương tiện, cần thương mại, cần Mỹ hơn Mỹ cần Trung Quốc. Ưu tiên đó sẽ không cho phép Trung Quốc gây ra cuộc chiến lớn với Hoa Kỳ.”

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tối thứ năm tuần rồi loan tin hải quân nước này đã thực hiện cuộc diễn tập đối đầu thực tiễn ở Biển Đông.

Chuyên gia quân sự Nghê Lạc Hùng ở Thượng Hải nói Trung Quốc sẽ không từ một nỗ lực nào để có hành động khẳng định chủ quyền miễn là không đụng tới xung đột quân sự.  Ông Nghê nói “Đây cũng là một cảnh báo cho các đồng minh của Mỹ trong vùng kể cả Nhật và Úc” vì các nước này có thể đi theo dấu chân của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm qua (1/11) tuyên bố tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông khiến các nước trong khu vực gia tăng đòi hỏi về một sự hiện diện an ninh của Mỹ tại đây.

Phát biểu trên đường tới Hàn Quốc, Bộ trưởng Ash Carter nói căng thẳng tranh chấp làm cho các nước càng muốn tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết các cuộc thảo luận sắp tới tại thượng đỉnh quốc phòng ở Malaysia sẽ bàn tới các diễn tiến ở Biển Đông, mà diễn tiến đáng chú ý nhất trong năm qua là tốc độ chưa từng có xây đắp đảo nhân tạo cùng các hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Lãnh đạo quốc phòng của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ cùng tham dự cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN khởi sự vào ngày mai và kéo dài tới chủ nhật tuần này tại Kula Lumpur.

Bất chấp căng thẳng leo thang, Hoa Kỳ và Trung Quốc nhất trí duy trì đối thoại để tránh đụng độ.

Hôm nay (2/11), Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương khởi sự chuyến thăm 3 ngày tới Trung Quốc.

Chuyến thăm của Đô đốc hải quân Harry Harris, người từng tuyên bố rằng Mỹ nên thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, được lên lịch trước khi tàu chiến USS Lassen tuần tra xung quanh đá Subi và đá Vành Khăn ở Trường Sa mà Trung Quốc xây đắp thành đảo nhân tạo.

Theo dự kiến, Đô đốc Harry sẽ họp với giới chức cấp cao trong quân đội Trung Quốc, thăm một số cơ sở quân sự, thảo luận về giao tiếp trong tương lai giữa quân đội Mỹ-Trung, và tìm cách tăng cường quan hệ quân sự đôi bên.

Tuy nhiên, một phát ngôn nhân của Tư lệnh Mỹ vùng Thái Bình Dương cho hay đề tài về các cuộc tuần tra của Mỹ ở Biển Đông sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của chuyến đi.

Hoa Kỳ và Việt Nam chưa lên tiếng bình luận chính thức về cuộc tập trận của các phản lực cơ chiến đấu thuộc hải quân Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Trà Mi phóng viên VOA thực hiện

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt