Trung Cộng có thật sự giàu có không ?

Bao nhiêu lời đồn đoán trên thế giới, bao nhiêu tự tô son trát phần của chế độ cộng sản Trung Hoa…những con số làm thế giới ngạc nhiên trầm trồ Trung Quốc sẽ vượt Mỹ đứng hàng đầu thế giới trong những năm tới. Có thật vậy hay chỉ là trò lừa bịp? Bài dưới đây “Trung Cộng có thật sự giàu có không ?” sẽ giúp cho chúng ta có câu trả lời chính xác.

Trung Cộng có thật sự giàu có không ?

Thủ đoạn bán hàng rẻ!

Với thủ đoạn tuyên truyền láo khoét phô trương giàu có của Trung Quốc khi cả “ngàn tỷ đô la” thặng dư,  đầu tư vào trái phiếu của Hoa kỳ, khi đứng thứ 2 trong mức chi tiêu quân sự hàng năm, chỉ sau Hoa kỳ, khi hàng trăm tỷ đô la trong chủ trương lấn ép xuất cảng với các đối tác  khi vượt trội hàng xuất cảng, cố tình giữ giá trị thấp đòng Nhân Dân Tệ (YUAN) Trung Quốc “chơi trò” cố tình “lấn sân” dần hồi bất cứ nước bạn hàng nào trong giao thương. Chúng ta lần lượt khảo sát trên các tài liệu thế giới xem Trung Quốc thực sự giàu có đến mức trên hay chăng?

Trước hết theo Bộ Quốc phòng Mỹ về vấn đề Trung Quốc (năm 2010), với nền kinh tế chủ trương dựa vào xuất cảng hàng hóa chế biến sản xuất, cạnh tranh bằng giá rất rẻ dưa trên số lượng công nhân đông nhất thế giới, Trung hoa liên tục tăng cao hàng hóa tiêu dùng, máy móc cùng gia dụng điện khí, sắt thép tinh luyện để cạnh tranh thị trường thế giới hàng ngày. Năm 2009, Trung Quốc đạt được tổng giá trị hàng hóa bán ra tới 1194 tỷ đô la mà bạn hàng chính là Nhật, Nam Hàn, Hồng Kông, Hoa kỳ cùng Thị Trường Chung Châu Âu (EU). Trong đó Hoa kỳ là nước nhập hàng của Trung Quốc nhiều nhất lên tới 17.7%. Đổi lại, Trung Quốc nhập cảng tới 921.5 tỷ đô la chủ yếu là dầu thô để đáp ứng nhu cầu quá cao về năng lượng.

Vật lộn với con số đòi hỏi công việc làm và nạn thất nghiệp 

Hình dáng của “Immigration Worker” tại Trung Cộng

Immigrant workers-hơn 200 triệu công nhân “tạm trú”, thuộc dạng bán thất nghiệp, gốc gác của họ từ các làng mạc xa xôi ở phía tây Trung Quốc ngày đêm đổ dồn về các thành phố phía đông tìm việc. Họ sống xa gia đình, thường một năm mới về thăm quê một lần vào dịp Nguyên Đán.

Trung Quốc hiện có 230 triệu công nhân tạm trú (immigrant workers ).Hàng trăm triệu người này tại đang xa nhà, sống chen chúc, tạm bợ các thành thị. Họ không có tiêu chuẩn kê khai thất nghiệp. Con số 4.3 % thất nghiệp chính thức của Trung hoa là con số dành cho các công nhân có “hộ khẩu” chính thức tại thành phố, con số thật sự của Trung Quốc phải lớn hơn nhiều nếu kể thêm con số thất nghiệp trong thành phần 230 triệu công nhân tạm trú theo mùa vừa kê trên (1)

Công nhân Trung Cộng chen chúc mua vé xe về quê ăn tết

Trung Quốc luôn vật lộn với con số nhân công quá đông do thành phần nông dân càng lúc càng muốn làm công nhân để nuôi sống gia đình dù lương công nhân mỗi tháng vài chục đô la còn sướng hơn người nông dân tại các vùng quê làng người đông đất ít. Các tỉnh nằm gần bờ biển phía Đông là các trung tâm kỹ nghệ từng thu hút bao đầu tư nước ngoài chiếm tới một nửa GDP của nền kinh tế Trung Quốc. Chuyện này tạo thành sự mất cân đối xã hội trầm trọng cho Trung Quốc các vùng thôn quê xa xôi về phần phía Tây của nước này khó hưởng được các tiện nghi cùng phúc lợi xã hội (Rubenstein, p. 305-306). Đó là lý do hàng năm chúng ta thấy hàng trăm triệu công nhân Trung Quốc chật vật,bon chen tìm phương tiện về thăm gia đình trong những ngày tết Nguyên Đán (2)

Thảm trạng “immigartion worker” trên đường về quê ăn tết

Ngày 15/1 năm nay, các quan chức Trung Quốc cho hay khoảng 3,6 tỉ người dân nước này đang bắt đầu khăn gói về quê đón tết Nguyên đán cổ truyền, mở đầu cho thời kỳ đi lại cao điểm của Trung Quốc trong dịp nghỉ tết kéo dài 40 ngày.
Các quan chức Trung Quốc ước tính số người về quê ăn tết năm nay sẽ nhiều hơn so với năm ngoái 200 triệu người, và dự kiến tình trạng giao thông sẽ vô cùng căng thẳng khi rất nhiều người phải vất vả giành giật mới có được tấm vé tàu, xe để về quê.

Rõ ràng  Trung hoa đang đối đầu với số lượng công nhân quá dư thừa.  Đó là lý do giới chủ cho nghỉ việc tết Nguyên Đán đến 40 ngày để giảm việc.  Phương pháp này càng làm cho  giới công nhân, nhất là những người thợ di dân (nông dân lên tỉnh làm xong về lại quê nhà ) nghèo thêm sau khi dấn thân xa quê. Dĩ nhiên khi công việc quá khó khăn  giới chủ tha hồ thuê với đồng lương rất thấp !

Theo Ngân hàng Thế giới World Bank (Data: China, 2010) từ dân số quá đông, nên tổng thu nhập đầu người (Per-Capita GDP) Trung Quốc chỉ đạt tới 3,678 USD. Theo tin cập nhật 2013 hiện nay Trung Quốc đã gắng đưa con số thu nhập này lên 6,030 USD/năm cho một người dân nhưng nếu đạt được thì chỉ xếp hạng 92 trên thế giới.  Như thế Trung hoa khó lòng theo kịp các cường quốc khác về thu nhập tính bình quân theo đầu người (Per Capita GDP). Mà lý do chính nhu sau :

– Dân số quá đông, nên phải đầu tư vào nông nghiệp hoặc tốn phí về miếng ăn cho dân
– Đầu tư cao về các mặt khác xã hội giáo dục y tế…
– Phát triển quân sự để bành trướng tìm năng lượng cùng lãnh thổ như hiện tình Biển Đông là một ví dụ.

Như vậy, Trung Quốc phải duy trì chính sách Một Con để phát triển kinh tế. Nhưng nó lại là “con dao hai lưỡi” làm mất cân bằng giới tính trong xã hội. Hiện nay chúng ta thấy  đàn ông không vợ Tàu, đi ra nước ngoài nhất là Việt Nam để “mua vợ “..

Xã hội lão hóa từ chính sách Một Con:

Tính đến nay có tới 194 triệu người dân Trung Quốc vào độ tuổi 60. Xã hội này sẽ già đi rất nhiều và gánh nặng cho người trẻ đi làm trên số người không đi làm cao lên.

Lại cho phép Hai Con!?

Từ tác động về mặt xã hội do sự mất cân bằng giới tính, Trung Quốc hiện nay có thể du di hai con. theo báo Trung Quốc “Bắt đầu từ năm 2014, mỗi cặp vợ chồng Trung Quốc sẽ được phép sinh con thứ hai nếu người vợ hoặc chồng là con một trong gia đình” (3). Nhưng trong tương lai, gần con số hai tỷ người lại là vấn đề “nhức đầu” khác.

Mất cân đối về địa bàn dân cư

Vùng đỏ và đỏ đậm : mật độ trên 400 người /1 cây số vuông

Người nông dân Trung Quốc phải bỏ làng mạc xa xôi đi kiếm sống tại các thành phố tập trung gần bờ biển phía Đông (theo hình dưới). Sự kiện này gây ra hậu quả là địa bàn phía Tây càng lúc càng thưa dân, mật độ vùng duyên hải phía Đông càng ngày càng đông đặc làm Trung Quốc khó phát triển đồng đều xã hội, hố chênh lệch giàu nghèo, nông thôn thành thị càng lúc càng cao.

Kinh tế Quốc Doanh sẽ là “cái thùng không đáy” phá sản Trung Quốc:

Tại sao chúng ta dám quyết đoán vậy? Chế độ cộng sản đi liền với kinh tế quốc doanh mặc dầu đã chấp nhận kinh tế thị trường (free market). Tuy thế, kinh tế quốc doanh là nguồn “máu” nuôi béo tập thể độc tôn quyền lực là đảng cộng sản, thì dù đi ngược lại nguyên tắc kinh tế, phá hoại nền kinh tế quốc gia, nhà nước Cộng Sản Trung Hoa vẫn duy trì. Đây là vấn đề sống chết, nhưng lại mâu thuẫn quyền lợi và cuối cùng lộ ra nguyên hình sự xấu xa yếu kém của kinh tế quốc doanh.
CHU VĨNH KHANG BẠC LAI HY đàn em của cựu chủ tịch Giang trạch Dân cũng dần hồi bị Tập Cận Bình lấy cớ tham nhũng “thanh toán”

Bạc Hy Lai (ủy Viên Bộ Chính Trị csTH, Bí Thư Trùng Khánh) bị Tập Cận Bình bỏ tù chung thân

Chu Vĩnh Khang nhân vật cầm đầu ngành an ninh tình báo quyền lực bậc nhất bị Tập Cận Bình bắt sắp đưa ra tòa

Giang Trạch Dân (cựu TBT đảng cộng sản Trung Quốc): Viết thư răn đe Tập Cận Bình chớ đi quá đà đang đang đến đàn em của Giang

Theo Ngân Hàng thế giới (World Bank), Trung Quốc luôn cố kéo số nợ nước ngoài xuống con số 8.7% Tổng Số Lượng Thu Nhập Quốc Gia (Gross National Income); Tuy nhiên, theo Dexter Robert (Bloomberg, 2010), chính hơn 8000 công ty quốc doanh Trung Quốc đầu tư (Local Investment Companies-LICs) đã là cái thùng không đáy làm trôi đi bao nhiêu vốn từ chính sách quốc doanh, loại kinh tế do độc đảng chủ trương. Theo tác giả này thì cấu trúc của hàng ngàn công ty quốc doanh dạng này đã tha hồ vay vốn từ các ngân hàng do nhà nước sở hữu. Sự thông đồng giữa các ngân hàng nhà nước với các cán bộ chủ công ty dạng này lấy lý do xây dựng hạ tầng cơ sở nhưng sự hoàn vốn thì không bao giờ thực hiện nỗi! Theo Victor Shih, giáo sư Khoa học Chính Trị tại Đại Học Northwestern Hoa kỳ thì đa số công ty quốc doanh địa phương LIC này trong năm 2009 đã vượt con số nợ nần lên tới 1680 tỷ đôla chiếm tới 34 phần trăm tổng sản lượng GDP (4).

Theo các phân tích gia và những nhà kinh tế học gần đây, thì con số nợ của các công ty quốc doanh Trung Quốc đạt đến 113 % GDP, còn con số nợ nhà nước đã lên đến 17,000 tỷ USD chiếm tới 210% GDP. Luis Kuijs kinh tế gia của Ngân Hàng Royal Bank Scotland (RBS) tại Hồng Kông thật sự lo ngại vì các con nợ khổng lồ này đều do Nhà Nước Trung Quốc cầm đầu, những công ty quốc doanh lớn, có điều kiện mượn tiền hết sức dễ dàng, được ưu đãi !
Số nợ “quá tải” từ hàng ngàn công ty quốc doanh này còn hứa hẹn tăng cao những năm gần đây. Đó là lý do hàng loạt cán bộ cao cấp Trung Quốc đem theo của cải chạy trốn ra nước ngoài, tẩu tán tài sản. Dù Tập Cận Bình hiện nay đang cố gắng diệt tham nhũng trong đảng cộng sản Trung Quốc với sự triệt hạ các đối tượng chủ chốt nhưng khó lòng diệt hết hàng ngàn, hàng vạn quan chức tham ô của nước này. Sự giàu có khét tiếng của Bạc lại Hy tuy bị Tập Cận Bình hạ thủ nhưng đàn em của Bạc lại Hy rẩy đầy khắp nơi kể cả ngoại quốc. Hôm 7/6/2014 theo BBC:

“Một cuộc điều tra tại Trung Quốc tiết lộ rằng hơn 1,000 quan chức ở tỉnh Quảng Đông ở miền nam có vợ hoặc con sống ở nước ngoài…” (5)

Do cán bộ quốc doanh ngại tiếp tục đầu tư vì sợ bị tố tham nhũng, các mặt hàng xa xỉ bị ế ẩm vì sợ bị dòm ngó v.v… Các đàn em của Bạc Lai Hy, Chu Vĩnh Khang tìm cách tẩu tán và co cụm làm ăn, Trung Quốc hiện nay thiệt hại đến hơn 100 tỷ USD vì “chống tham nhũng”, nhưng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa ” khi Giang Trạch Dân từng viết thư khuyến cáo Tập Cận Bình “đừng đi quá đà” vì “đàn em” ông này bị triệt hạ. Sự dùng dằng nếu chống nhẹ quá thì cũng chết, mà chống nặng quá thì “tan Đảng”?! (hoàn cảnh này áp dụng vào csVN thì “y hệ” mẫu số chung. Nếu Việt Nam không chống tham nhũng thì cũng “chết” mà chống triệt để thì cũng “tan Đảng”).

Theo BBC thì : “Vào tuần này, tin chưa xác nhận nói chính quyền đã tịch thu số tài sản hơn 14 tỷ USD của gia đình và nhóm thân cận với Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo ngành an ninh và là một trong số người từng có thế lực nhất Trung Quốc…” (6)

Câu hỏi của chúng ta nếu lấy con số “thặng dư” do buôn bán với nước ngoài đem đắp vào lỗ hổng do con số hơn 8000 cơ sở nhà nước đầu tư dịa phương LIC này thì còn lại bao nhiêu? Lỗ hổng do hệ thống ngân hàng mà do nhà nước quản lý đang đem lại sự thất thoát khổng lồ càng lúc càng tăng vô phương cứu chữa từ hàng vạn hàng ngàn cán bộ tham nhũng loại gộc. Trung Quốc chỉ tử hình vài cán bộ nào đó chứ không diệt hết được vì như ở trên nếu diệt hết thì “tan Đảng “!

“Dục tốc bất đạt”  Ô nhiễm

Tình trạng ô nhiễm môi sinh tại các thành phố lờn Trung Hoa

Sự thật Trung Quốc đang muốn đi thật nhanh để ngoi lên vị trí “SIÊU CƯỜNG “, từ kinh tế cho đến quốc phòng và khoa học kỹ thuật. Nhưng chính nước này đang đi khập khiễng, lại muốn phải “chạy đua”! Một đất nước bao la, lại có quá nhiều vùng sản xuất (manufacturing sectors) để “ngốn” cho hết hàng trăm triệu nhân công với dạng “lao nô” bất kể mọi hậu quả.  Tham vọng này đang đưa Trung Quốc thêm nhiều vấn nạn sau quốc nạn THAM NHŨNG.
Nhu cầu quá cao  tiêu thụ nhiều nguồn năng lượng bất kể tai hại, đang đưa Trung hoa trở thành một nước ô nhiễm vào hạng nhất thế giới ! Bắc Kinh, Thượng Hải là ví dụ cho những thành phố khói mù đậm đặc quanh năm. Bệnh tật, tốn phí y tế toàn dân là hậu quả tai hại đang đến, và điều này khó tránh. Sự thay đổi khí hậu mang đến các thiên tai về lụt, hạn hán cũng gây khó khăn càng lúc càng cao, đe dọa sự ổn định  phát triển cho Trung Quốc.

Quân đội đông nhưng quân đội sợ chết

Những binh lính trong quân đội Trung Quốc hiện nay là đội quân “sợ chết”. Dĩ nhiên là vậy vì họ là thành phẩm của chính sách MỘT CON ra đời từ năm 1979 đã 35 năm  qua rồi, cho đến năm 2006 những đứa trẻ của chính sách Một Con đã chiếm tới một nửa quân số Trung Quốc. Đến nay xem như là hoàn toàn những người con trai trong gia đình chính sách MỘT CON đang ở trong quân ngũ. Thành phần ở nhà là ông già bà lão đang cần con trai một về giúp ích gia đình hay nối dõi tông đường. Hậu quả này:
– Sức chiến đấu giảm mạnh vì sợ chết
– Chạy chọt vào những thành phần không chiến đấu, hoạt động về khoa học kỹ thuật…
– Rút ngắn thời gian phục vụ xuống chỉ còn 2 năm (kể từ 1998)

Thêm thay,  sự chạy đua võ trang đang đưa dần Trung Quốc vào “vết xe đổ” Liên xô trước đây  ( trong thời Chiến Tranh Lạnh).

Tóm lại, con “ngáo ộp” Trung Quốc đang dùng cái bề mặt vượt trội xuất cảng hàng hóa tiêu dùng rẻ mạt với thế giới bên ngoài để cố dấu đi cái thâm thủng bên trong, do căn bệnh nan y tham nhũng mang lại. Con “Ngáo ộp” quân sự Trung Quốc cùng song hành khoe khoang ca bài ca “giàu có”  để che dấu sự nghèo nàn của cả trăm triệu công nhân Trung Quốc sống khổ với đồng lương “chết đói”.
Thế giới hiện nay, chi phí quân sự tổng cộng là 1747 tỷ USD ( 2013); có 5 quốc gia chi phí quân sự cao nhất theo bảng dưới đây mà Trung Quốc đứng hạng 2 sau Hoa Kỳ (7)

Bản chi phí Quốc Phòng 5 nước cao nhất thế giới

 Kết luận

Từ con số nợ khổng lồ do hệ thống kinh tế quốc doanh kèm theo quốc nạn tham nhũng do chủ nghĩa cộng sản độc tài toàn trị mang lại đang thổi phăng đi sự giàu có phù phiếm mà Trung Quốc cố công “tô vẽ”, khoe khoang, lừa lừa bịp thế giới. Cho đến thời điểm, khi sự bất công gian dối kia xé toang cái nền móng xã hội do đảng CS Trung Quốc trị vì, chúng ta sẽ thấy dù cho Tập Cận Bình cố ra công diệt trừ thì cũng hoài công vì tham nhũng là chứng “ung thư đã di căn” khi hệ thống quyền lực độc tài cố tình kéo dài lê thê trên những đất nước này. Điều chúng ta có thể tin vào cuộc cách mạng thông tin thế kỷ 21 sẽ xé toang bao bức màn xấu xa mà những đảng cộng sản thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn…cố bưng bít bao lâu.
Sau cùng cũng nhờ vào hệ thống thông tin hiện đại kể trên sẽ đưa đến cho thế giới một sự thật cuối cùng về một nước Trung Quốc Cộng Sản rằng: THỰC SỰ TRUNG HOA KHÔNG GIÀU CÓ VÀ ĐÁNG SỢ NHƯ THIÊN HẠ HAY LẦM TƯỞNG !

Sưu tầm Internet

=====================

Ghi chú:

(1) http://www.businessweek.com/articles/2013-07-26/divining-unemployment-in-china

(2) http://khampha.vn/the-gioi/36-ti-luot-nguoi-tq-lu-luot-ve-que-an-tet-c5a159101.html

(3)  http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-cho-phep-sinh-con-thu-hai-tu-nam-2014-a12445.html#.U5XogijLP4I

(4)  http://www.businessweek.com/magazine/content/10_32/b4190014454795.htm

(5) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/06/140608_china_offials_ling_abroad_investigation.shtml

(6) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2014/04/140403_china_anti_corruption_drive.shtml..

(7) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_military_expenditures

Background notes:

China (August 5, 2010). U.S. Department of State. Retrived from

http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/18902.htm

-Data: china (2010). The World Bank. Retrieved from

http://data.worldbank.org/country/china
http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/02/22/think_again_chinas_military

-Human development report 2009 china (2009). Human Development Reports.  Retrieved from

http://hdrstats.undp.org/en/countries/country_fact_sheets/cty_fs_CHN.html

-Robert, Dexter. Where china hides its debts. (July 29, 2010). BloombergBusinessweek. Retrieved from: http://www.businessweek.com/magazine/content/10_32/b4190014454795.htm

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt