Trung Cộng hốt thầu rẻ di hại cho Việt Nam

Thật là nguy hại khi biết rằng Trung Cộng đang xâm lăng nước ta chúng càng ngày dùng hai quyền lực “cứng và mềm” để làm đủ mọi cách biến ta thành một Tây Tạng hay Tân Cương của chúng, kinh tế thì chúng ép cho Việt Nam kiệt quệ, Hoàng Sa và Trường Sa thì chúng cưỡng chiếm cho là “lợi ích cốt lõi” nghĩa là Trung Cộng dùng mọi nỗ lực để bảo vệ kể cả chiến tranh. Vậy mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam luôn luôn tuân thủ chúng và dành mọi ưu tiên cho trúng những đấu thầu chiến lược ….rồi đây công nhân Trung Cộng lại ồ ạt kéo sang theo những dự án đấu thầu ấy – Dưới đây là tin RFA về việc này

Trung Quốc hốt thầu rẻ di hại Việt Nam


Nam Nguyên, phóng viên RFA 2010-08-06


Tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc thống lĩnh vai trò tổng thầu EPC trong hầu hết các dự án tầm cỡ ở Việt Nam gây ra nhiều quan ngại. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.


Trúng thầu 90% dự án EPC

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy có khoảng 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia làm tổng thầu EPC, hoặc là đối tác đầu tư cho 41 dự án ở Việt Nam. EPC là từ Anh ngữ viết tắt được hiểu rộng là tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, xây lắp, vận hành. Doanh nghiệp tổng thầu EPC là người chịu trách nhiệm một dự án theo phương thức chìa khóa trao tay.

Theo Vietnam Net, 41 dự án với người Trung Quốc giữ vai trò tổng thầu đều là các dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng. Trong đó bao gồm 12 dự án sản xuất và phân phối điện, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc công nghiệp nhẹ và dịch vụ.


Doanh nghiệp Trung Quốc thống lĩnh tổng thầu EPC vì cơ chế đấu thầu của Việt Nam chú trọng giá bỏ thầu thấp nhất, chưa chú trọng vấn đề tín nhiệm, khả năng thực hiện và giá trị công trình khi hoàn thành.


TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS đã giải thể nhận định:

“Cơ chế nói chung về đấu thầu đúng là có rất nhiều vấn đề cần phải bàn cãi. Có một điểm, người ta chủ yếu nhìn vào cái giá, nhưng mà giá rẻ có thể lại rất là đắt là bởi vì chất lượng  kém, là bởi vì phát sinh  nhiều. Đúng là chuyện đấu thầu qui chế của Việt Nam chắc chắn cần xem xét lại, nhưng chuyện đáng tiếc là những qui chế đấu thầu đó chủ yếu là do các tổ chức quốc tế người ta khuyến cáo và có lẽ Việt Nam phải dựa vào chính mình để đưa ra những yêu cầu đấu thầu cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, chứ không nên quá dựa vào tư vấn của nước ngoài.”


Sự kiện doanh nghiệp Trung Quốc thắng đến 90% các gói thầu EPC nhờ bỏ giá thấp, kèm thêm những thủ thuật nào đó gây ra nhiều quan ngại. Nhất là 41 dự án được đề cập tới có chủ đầu tư là các đơn vị trụ cột của nền kinh tế như Tập đoàn than khoáng sản, Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn điện lực, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Hóa chất…


“Bánh ít đi, bánh qui không lại”

Bà Trần Thanh Vân, kiến trúc sư cảnh quan làm việc tại Viện Qui hoạch Đô thị Bộ Xây Dựng trước khi hoạt động trong lãnh vực tư. Từng có thời gian du học Trung Quốc hiểu biết nhiều về đất nước này, người nữ kiến trúc sư đã về hưu từ Hà Nội đưa ra nhận định:

“Tôi không tin người Trung Quốc, chắc là tôi đã viết và các vị đã đọc, tôi không tin bởi vì ngay trên đất nước họ mà họ còn gian dối thì họ không thể tử tế với bất cứ ai. Một con người không biết yêu mình không biết yêu những gì gắn bó với mình thì không bao giờ vì người khác cả. Cho nên tôi không tin kể cả chất lượng và những cái sẽ dẫn đến sau này. Không hiểu sao họ lại có thể thắng đến 90%, bản thân chúng tôi ngồi ở đây cũng vô cùng kinh ngạc, tôi không hiểu những người đứng ra làm công việc này họ cân nhắc trên cơ sở gì. Chứ còn ở Trung Quốc ngay thành phố Thượng Hải mà tôi tự đánh giá rằng sự văn minh, sự tiến bộ với các công nghệ tiên tiến nhất, đã có lúc một ngôi nhà cao tầng lật nhào lên chìa cả những ống móng ở dưới  ra, thì thật sự không còn điều gì để nói nữa. Họ làm cho họ đã thế thì làm sao họ làm tử tế cho Việt Nam. Lý do tại sao họ thắng thầu chúng ta không cần phải nói, nhưng chắc đã hiểu tại sao.”

Đối với chuyện doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu vì giá rẻ, nữ kiến trúc sư Trần Thanh Vân phân tích:


“Việc giá rẻ của họ, chúng ta thấy rõ quá. Công nhân rẻ mạt làm ăn gian dối, giá hàng hóa rẻ, giá thầu rẻ, giá thi công rẻ là tất nhiên, chuyện đó dễ lắm. Tôi nghĩ rằng làm ở cái giá đúng mức mà chất lượng tốt mới là khó. Cách đây 10 năm tôi đã từng là giám đốc công ty đi thầu xây dựng, lúc đó bắt đầu có các công trình đầu tư nước ngoài những người chủ doanh nghiệp không bao giờ chọn người giá thấp đâu. Bởi vì đưa giá thấp để thắng thầu đâu có nghĩa là làm được tốt, mà người ta cần kiểm tra xem qui trình công nghệ, các giải pháp kỹ thuật để làm sao tiết kiệm được vật tư, tiết kiệm lao động để ra được hiệu quả mới là việc quan trọng.”


Theo Vietnam Net, mỗi năm Việt Nam chi tiêu từ 25 tới 30 tỷ USD trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, chiếm 35%  GDP tổng sản phẩm nội địa. Trong đó sẽ phải nhập từ 10 đến 12 tỷ USD vật tư và thiết bị. Không có một nhà thầu Việt Nam nào có thể vượt qua nhà thầu Trung Quốc vì cơ chế đấu thầu ở Việt Nam thực chất là đấu thầu về giá.

Cán cân mậu dịch Việt nam Trung Quốc  mất quân bình nghiêm trọng, mỗi năm Việt Nam nhập siêu hơn chục tỷ USD chiếm tỷ lệ 85% tổng trị giá nhập siêu. Để người Trung Quốc chiếm lĩnh các gói tổng thầu EPC là gia tăng thêm mức nhập siêu này. Trong khi đó, tổng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam mới đạt mức 3,17 tỷ USD với vốn điều lệ 1,4 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 1,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài trị giá 188 tỷ USD ở Việt Nam.


Rõ ràng bánh ít đi mà bánh qui không lại.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt