Tin trong nước người dân đụng độ với công an CSVN

Trong những ngày cuối năm liên tiếp người dân đụng độ với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, nguyên do cũng vì tức nước lỡ bờ, dưới sự kềm kẹp đàn áp lâu ngày của tập đoàn thống trị CSVN, với những cảnh trấn lột cướp ngày người dân đã đến lúc đứng lên đòi quyền sống….

Người dân tỉnh Đồng Nai đụng độ với công an

– Tin RFA ngày 2-01-2009

Báo chí Việt nam cho biết vào ngày hôm qua 2/1/09, hàng ngàn người dân tỉnh Đồng Nai đã tấn công đập phá xe của cảnh sát giao thông, gây kẹt xe gần 5 tiếng đồng hồ trên quốc lộ 20

dong
Cảnh người dân đụng độ với công an CSVN gây kẹt xe 5 giờ đồng  hồ trên quốc lộ 20

 

Bản tin trên mạng của VN Express (báo điện tử của CSVN) mô tả đây là một vụ hiểu lầm. Dân chúng lầm tưởng cảnh sát đánh dân nên hàng ngàn người ùa ra bênh vực nạn nhân gây ùn tắt giao thông. Nhiều người còn đập xe của cảnh sát giao thông. Xin trích nguyên văn: “Một cảnh sát giao thông truy đuổi một thanh niên chở một phụ nữ không đội mũ bảo hiểm. Đến Dốc Mơ, người phụ nữ ngã lăng ra đường trong lúc cảnh sát lao tới. Cho rằng cảnh sát đánh người nên dân quây kín. Sau đó hàng ngàn người tiếp tục tụ tập dầy đặc trên quốc lộ gây tắc ngẽn giao thông khoảng 5 km, và hùa nhau đem xe mô tô của cảnh sát ra đập phá”.

Còn theo bản tin của thông tấn xã Công giáo, Vietcatholic, thì tại Dốc Mơ, Gia Kiệm, tỉnh Long Khánh, sáng ngày 2 tháng giêng, đã xảy ra một vụ cảnh sát đánh người. Trước phản ứng của người dân địa phương đa số là tín đồ công giáo, chính quyền phải nhờ một vị linh  mục giúp đỡ nhưng vô hiệu.

Xin trích nguyên văn: “ Cảnh sát giao thông chặn xe của dân rồi rượt đuổi người lái xe. Người này té xuống, cảnh sát giao thông đánh liên hồi vào đầu vào bụng làm nạn nhân té xỉu phải đi nhà thương.

Người dân chứng kiến cảnh này rất bức xúc và đã giữ xe của công an lại. Toàn bộ khu vực khoảng hai cây số bị tắt nghẽn giao thông. Công an huyện Thống Nhất phải huy động Công an, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông đến giải tỏa … nhưng hoàn toàn bất lực.

Đỉnh điểm là dân chúng quá bực tức nên cùng nhau đập xe “bồ câu trắng” của cảnh sát. Sau đó, chính quyền địa phương  phải nhờ linh mục quản xứ Phúc Nhạc tới can thiệp. Nhưng vị linh mục này cũng không làm gì để an dân được, vì họ quá bức xúc với hành động “chèn ép và đánh người của cảnh sát trong thời gian qua ….”.

“Dự án lấn biển Kiên Giang”, rắc rối đất đai ở miền Tây

Thanh Quang, phóng viên RFA

2008-12-24

Người dân ở Rạch Giá đã có phản ứng mạnh mẽ trước các hành động của chính quyền xung quanh “Dự án lấn biển Kiên Giang”, mà nhiều ngời cáo giác là lấn đất của dân chứ không phải lấn biển.

RG1
Khu lấn biển bến tài Rạch Giá tại Kiên Giang

Trong mấy ngày nay, trong lúc các rắc rối tại phường An Hòa, thành phố Rạch Giá chưa được giải quyết thỏa đáng, giới cầm quyền gia tăng hành động tại thêm nhiều phường khác nữa, khiến dân oan lâm cảnh mà họ than là “vô cùng khốn khổ”. Thanh Quang tìm hiểu tình hình này, và được ông Lê Mỹ Đức, nạn nhân và là đại diện cho số dân oan ấy, cho biết.

Tấn công bằng roi điện

Ô. Lê Mỹ Đức: Nói đúng ra khốn khổ thì họ khốn khổ 10 năm rồi chứ không phải mới đây. Lý do là vì cây cối, hoa màu ngập nước chết, không thể trồng rau gì được; nhất là hiện nay chính quyền thành phố Rạch Giá và Ban Quản lý Dự án “Lấn biển Kiên Giang” đưa lực lượng công an xuống cưỡng chế đất đai.

Chúng tôi cho đây là điều không hợp lý vì đất của chúng tôi chưa có lệnh thu hồi mà anh ra quyết định cưỡng chế là sai. Hơn nữa đất của chúng tôi đang trong vòng khiếu kiện, chưa được giải quyết dứt điểm mà anh lại đưa quyết định cưỡng chế.

Hôm rồi lực lượng công an xuống cưỡng chế, dùng roi điện tấn công 3 người đàn bà, trong đó có một bà 77 tuổi bị xỉu, phải đưa đi bệnh viện. Đây là hành động đàn áp quá đáng vì người dân chúng tôi chỉ yêu cầu chính quyền và ban quản lý dự án thực hiện cho đúng pháp luật và luật đất đai. Nhưng họ không làm việc gì hết.

Chúng tôi chỉ yêu cầu là nếu chúng tôi sai thì họ lập biên bản rằng đòan cưỡng chế cưỡng chế các ông các bà vi phạm chống lệnh gì đó… Cứ lập biên bản để sau này chúng tôi còn khiếu kiện.

Nhưng họ đem lực lượng công an đến hành động như vậy là bậy. Thứ hai là dùng roi điện tấn công phụ nữ 70-80 tuổi thì quá tàn nhẫn. Chúng tôi phản đối quyết liệt.

KG
Sông nước Kiên Giang, người dân sinh sống hiền hòa, CSVN gây cảnh tang thương!

Những thửa đất này chúng tôi canh tác tới thế hệ thứ ba rồi, cũng từ 60 tới 100 năm rồi. Bây giờ chính quyền sở tại và ban quản lý dự án này, họ liều mạng, liều lĩnh. Trong khi chúng tôi chưa nhận tiền bồi thường mà họ lại thực biện việc cưỡng chế.

 

Riêng việc chúng tôi chưa nhận tiền không phải vì vấn đề đắt hay rẻ; nếu các anh làm đúng pháp luật thì chúng tôi giá nào cũng phải nhận. Đó là, thứ nhất, nhà nước lấy đất chúng tôi phải có quyết định thu hồi đất; thứ hai, thu đất vào thời điểm nào thì tính giá của thời điểm đó. Họ thu đất ngày hôm nay mà tính giá 12 năm về trước thì lam sao chịu nỗi?

Chống người thi hành công vụ?

Thanh Quang: Thưa anh, trở lại vấn đề nặng tay của giới cầm quyền, nghe nói là giới cầm quyền địa phương tiếp tục hành động tàn phá cây trái, hoa màu của cư dân, vấn đề này tiếp diễn ra sao?

Ô. Lê Mỹ Đức: Hiện họ thuê người bên ngòai vô cưa đổ hết tòan bộ số cây trên đường họ muốn lấy. Họ cưa sạch sẽ những cây cối mà chúng tôi trồng từ 30 đến 60 năm nay.

Chúng tôi không thể chống đỡ được chuyện đó, vì làm như vậy thì họ cho là chống người thi hành công vụ. Chúng tôi nói mấy ông cưa thì cứ cưa, nhưng sai pháp luật ở chỗ là anh cưa cây hay làm gì thì cũng phải lập biên bản. Họ không lập biên bản gì hết, đó là cái sai thứ nhất.

Thứ hai là khi người dân ra phản đối, chỉ yêu cầu là anh lấy đất tôi phải có quyết định thu hồi, anh cưa cây của tôi anh phải lập biên bản là cưa cây gì của tôi, thì họ lại dùng roi điện khống chế những người đàn bà đó. Đó là chuyện bậy.

Thanh Quang: Chúng tôi cũng được tin là có nhiều người, kể cả phụ nữ, bị bắt giam ở phường, rồi bắt làm kiểm điểm rằng họ có lỗi, dù họ bị phía cầm quyền áp bức. Vấn đề nay ra sao?

Ô. Lê Mỹ Đức: Trước khi người dân chống đối thì họ xúc mấy bà này lên xe công an đưa về phường, nhưng cũng không lập biên bản. Tôi mới nói là cứ đưa tay cho họ còng. Khi nhốt tôi, tạm giữ tôi anh phải lập biên bản, phải ra quyết định nhốt người theo luật pháp việc nam, cho biết tôi tội gì?

Họ không trả lời được, và lại thả về thôi. Rồi họ cáo buộc những người bị bắt đó tội chống người thi hành công vụ. Nhưng người dân giữ đất của họ thì làm sao gọi là chống người thi hành công vụ?

Thanh Quang: Thưa anh hành động như vậy của giới cầm quyền hiện kéo dài bao lâu rồi?

Ô. Lê Mỹ Đức: Cho tới ngày hôm nay thì tình trạng này kéo dài khỏang 30 ngày rồi. Đợt này họ cưỡng chế tới 3 phường, gồm Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc và An Hòa, với tổng cộng 47 hộ dân. Hiện nay còn 46 hộ dân không nhận tiền gọi là bồi thường, mà họ đòi đi biểu tình, khiếu nại với thủ tướng ở ngòai Hà Nội. Chúng tôi có gởi đơn lên đòan thanh tra, các cơ quan báo chí.

tram
Một vựa tràm trên bờ sông Rạch Giá.

Thành phố Rạch Giá, UBND tỉnh Kiên Giang, tỉnh ủy Kiên Giang, 3 cơ quan này không tiếp dân. Nếu theo luật pháp thì khi chúng tôi nộp đơn, họ phải nhận đơn và cho chúng tôi biên nhận. Và theo luật định thì trong vòng 30 ngày, họ phải trả lời bằng văn bản lý do gì chúng tôi bị cưỡng chế như vậy. Nhưng họ chẵng có biên nhận, văn bản nào hết, khiến bà con cứ đi tới đi lui, trong khi ông lớn này đùn đây cho ông kia, thành phố đẩy lên tỉnh, làm theo chỉ đạo của tỉnh mà.

 

Còn 1 người cũng khiếu kiện

Thanh Quang: Thưa anh, nếu đi vào chi tiết cụ thể hơn thì dân oan ở đây phẩn nộ vì hành động “chồng chéo” của giới cầm quyền địa phương liên quan việc cưỡng chiếm đất với tiền bồi thường rẻ mạt và rồi họ đem bán lại với giá rất cao. Nhân đây xin anh nói qua về vấn đề này?

Ô. Lê Mỹ Đức: Nếu mà nói về trình tự thi hành việc thu hồi và đền bù, giải tỏa thì rõ ràng là chính quyền thực hiện sai. Còn nói về vấn đề giá cả thì hiện nay họ áp dụng đất của chúng tôi thuộc diện đất nông nghiệp hạng 4.

Mà đất nông nghiệp hạng 4 thì giá chỉ có 8 ngàn đồng/m2. Nhưng khi họ san lấp đất, đóng thuế này nọ xong thì rao bán theo lọai đất nền thuộc khu trung tâm đô thị lọai 3 với giá từ 500.000 tới 2 triệu đồng/m2.

Thanh Quang: Nhưng trên thực tế họ bồi thường bao nhiêu?

Ô. Lê Mỹ Đức: Chỉ có 8 ngàn đồng/m2, và sau cho thêm 5 ngàn nữa là 13.200 đồng/m2. Mà khung giá này là khung giá của năm 1999, theo nghị định số 2 của Thủ tướng Chính phủ về việc đền bù, giải tỏa.

Còn công trình “lấn biển Kiên Giang” không phải là công trình quốc phòng, không phải công trình công cộng quốc gia, mà là giao cho một công ty phát triển nhà ở để phân lô bán nền nhà, khu dân cư thôi. Do đó họ không thể áp dụng đất chúng tôi vào khung giá nhà nước được, mà phải áp dụng khung giá thị trường.

Thanh Quang: Bây giờ, trước tình cảnh như vậy thì những người dân bị ảnh hưởng, nói chung, có còn hy vọng gì không?

Ô. Lê Mỹ Đức: Tôi có nói với bà con rằng vấn đề đất đai đã có luật, chứ không phải không có luật. Nhưng giới cầm quyền lại không thực hiện điều đó, và chỉ áp giá 13.200 đồng/m2.

Bây giờ, nếu tính diện tích 5.000 m2 đất bị mất nhân với 13.200 đồng thì, xin lỗi, ra đi đổi được chỉ có một cái nền nhà.

Hiện nay giới cầm quyền chồng chéo ở “dự án lấn biển”, nhưng thực ra chẳng có lấn biển gì hết, mà việc này, báo giới đã phỏng vấn họ, hỏi rằng anh lấn biển hay lấn đất của dân, thì họ không trả lời được.

Tôi cam kết rằng những lời tôi nói vừa rồi là đúng sự thật. Nếu thủ tướng có hỏi tôi, tôi cũng yêu cầu ông xuống đây xem đất này là đất “lấn biển” hay đất thuộc cả trăm năm nay?

Nếu chính phủ và tỉnh Kiên Giang không giải quyết vấn đề thỏa đáng, đúng theo luật đất đai, thì chúng tôi tiếp tục khiếu kiện kéo dài. Họ có thể che đây, khỏa lấp tất cả những việc làm sai trái của họ. Nhưng tôi nói rằng 47 hộ dân oan này, còn một người cuối cùng cũng khiếu kiện cho bằng được.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt