Thương Mại và Nhân Quyền: Tương Lai Quan Hệ Việt-Mỹ

Dưới đây là nội dung điều trần của ông Mathew P. Deley, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương. Bản điều trần trước Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ. Mặc dù buổi điều trần đã cách đây mấy năm nhưng giá trị của cuộc điều trần là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam hiện nay. Như chúng ta đã biết, bất cứ chính sách đối ngoại nào cũng nhằm để phục vụ cho quyền lợi của chính quốc gia của họ. Là người Việt Nam đấu tranh cho tự do dân chủ chúng ta cần khai dụng chính sách của các cường quốc làm sao thuận lợi cho mục tiêu đấu tranh của chúng ta.

THƯƠNG MẠI VÀ NHÂN QUYỀN:

TƯƠNG LAI QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ

(Bài điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ)

Quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây, bao gồm hàng loạt những vấn đề phức tạp khác nhau. Đó là những vấn đề như nỗ lực hiện nay của chúng ta để kiểm kê đầy đủ nhất có thể được những người Mỹ vẫn còn trong danh sách POW/MIA trong cuộc chiến tranh Đông Dương hay những mối quan tâm toàn cầu như hợp tác chống khủng bố cho đến việc chống thảm họa HIV/AIDS và nạn buôn người. Chính Phủ Việt Nam rõ ràng đã quan tâm đến việc tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ, mà bằng chứng là có nhiều quan chức cao cấp của Việt Nam đến Hoa Kỳ chỉ trong vòng sáu tháng qua. Trong thời gian qua, các Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng cũng như Phó Thủ tướng của Việt Nam đã đến Hoa Kỳ và trao đổi quan điểm trong việc thúc đẩy quan hệ song phương. Tháng 11 năm ngoái, tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ lần đầu tiên đã tới cảng Việt Nam kể từ sau khi cuộc chiến Đông Dương kết thúc, và đó cũng là một ví dụ cho thấy mức độ phát triển quan hệ song phương kể từ khi bình thường hóa quan hệ chín năm về trước.

Chính Phủ Việt Nam đã bắt đầu trở nên ít độc đoán hơn. Cơ quan lập pháp đã bắt đầu gửi trả các văn bản luật để Chính Phủxem xét lại – Quốc hội không chỉ còn là cơ quan quyền lực về hình thức. Sự minh bạch đang dần được cải thiện, với bằng chứng là sau khi đi thăm Hoa Kỳ, Chánh án Tòa án Tối cao đã quyết định rằng các phiên tòa cần phải công khai các phán quyết của mình. Hơn thế nữa, các luật cần phải được công bố trước khi có hiệu lực, và cuối cùng sẽ được công bố trên mạng trực tuyến.

Tuy chúng ta hoan nghênh những tiến triển tích cực mà chúng ta thấy có tác dụng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực có lợi cho quan hệ song phương, nhưng chúng ta cần phải nhắc lại với Chính Phủ Việt Nam rằng cải thiện sự tôn trọng các quyền con người và tự do tôn giáo là yếu tố quan trọng nếu chúng ta muốn quan hệ song phương phát triển hơn nữa. Mặc dù thành tích nhân quyền của Chính Phủ Việt Nam vẫn còn rất nghèo nàn và các quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận, báo chí, hội họp và lập hội đang bị hạn chế đáng kể, nhưng ở một số khía cạnh nào đó xã hội Việt Nam đã ít bị đè nén hơn so với hơn mười, hoặc thậm chí năm năm trước. Các báo cáo của Sứ quán của chúng ta cho thấy Việt Nam đã có những bước tiến bộ về quyền tự do cá nhân, quyền tự quyết định cuộc sống của bản thân, và nới rộng tự do tín ngưỡng.

Những quan tâm của Chính Phủ Hoa Kỳ về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bao gồm việc vi phạm tự do tín ngưỡng, được đề cập kỹ lưỡng trong các báo cáo quốc gia thường niên về nhân quyền (báo cáo mới nhất sẽ được xuất bản trong vài tuần tới) và báo cáo quốc gia thường niên về tự do tín ngưỡng quốc tế. Các báo cáo này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tích cực và báo cáo của Sứ quán của chúng ta tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như dựa trên các nguồn thông tin khác của các Tổ chức phi Chính Phủ, thông tin đại chúng và các nguồn khác.

Sứ quán Hoa Kỳ trao đổi với Chính Phủ Việt Nam các vấn đề nhân quyền ở tất cả các cấp độ. Các quan chức Sứ quán đi khắp đất nước để điều tra mọi thông tin về vi phạm nhân quyền, và hầu như tất cả các quan chức Sứ quán và các quan chức Chính Phủ Hoa Kỳ đều đề cập tới nhân quyền trong các cuộc họp với các quan chức của Chính Phủ Việt Nam. Từ cuộc gặp cấp Đại sứ tới cuộc gặp của viên chức lần đầu tới Việt Nam, chúng tôi đều giải thích các mối quan tâm quốc tế và các chuẩn mực về quyền con người cơ bản cho các quan chức Việt Nam từ cấp địa phương đến các cấp cao nhất trong Chính PhủViệt Nam. Tại Washington, các quan chức Chính Phủở mọi cấp đều nhắc nhiều lần đến những quan ngại về nhân quyền đối với các đối tác Việt Nam. Yêu cầu của chúng ta về việc phóng thích các tù nhân chính trị, cho phép Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế tiếp cận với những người bị giam giữ, nâng cao tính minh bạch và đúng quy trình trong hệ thống tư pháp hình sự, cho phép các tổ chức Phi Chính Phủ tới vùng Tây Nguyên và nỗ lực gây sức ép ngoại giao liên tục của chúng ta đã buộc Chính Phủ Việt Nam có nhiều thiện chí hơn trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán thẳng thắn hơn về nhân quyền và tự do tín ngưỡng. Chúng tôi nhận thấy rằng Chính Phủ Việt Nam đã cải thiện việc xét xử của mình đối với đối với các trường hợp di dân trước giải phóng bằng việc hủy bỏ các tài liệu quan trọng vẫn còn được lưu giữ.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Phía Việt Nam đã nhận được thông điệp rằng những tiến bộ chưa đầy đủ về nhân quyền tiếp tục kìm hãm quan hệ song phương. Một báo cáo tóm tắt về tiến bộ của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền kể từ cuộc đối thoại chính thức trước đó của chúng ta về nhân quyền đã được đệ trình lên Quốc Hội vào tháng 12 năm 2003. Báo cáo này nêu chi tiết hơn về chính sách nhân quyền của chúng ta đối với Việt Nam và chỉ ra rằng chúng ta sẽ không dự kiến có một cuộc đối thoại chính thức khác do không đáp ứng đầy đủ với các quan tâm của chúng ta về nhân quyền.

Về vấn đề tự do tôn giáo, đáng lo ngại là có các tin tức cho biết các quan chức địa phương vẫn tiếp tục ép buộc những người theo đạo Tin lành, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số, từ bỏ đức tin của họ. Chúng ta tiếp tục quan tâm đến các báo cáo về các vụ đóng cửa các nhà thờ không đăng ký ở vùng Tây Nguyên. Chúng ta cũng thông báo cho họ rằng các thông tin của Việt Nam bị kiểm duyệt rất chặt. Chúng ta đang thuyết phục Thủ tướng một cách mạnh mẽ trong việc ban hành nghị định nghiêm cấm việc từ bỏ tín ngưỡng và qui định phạt các quan chức có các hành động như vậy. Chúng tôi cũng thúc giục Chính Phủphải đẩy nhanh qui trình đăng ký các nhà thờ ở các vùng thiểu số, mà hiện có vẻ như đang được tiến hành.

Chúng ta cũng đang cam kết tìm kiếm một sự tiến bộ thực chất về nhân quyền và tự do tín ngưỡng, và chúng ta tin tưởng rằng hướng phát triển lâu dài ở Việt Nam kể từ khi chính sách kinh tế đổi mới được đặt nền móng vào năm 1986 đã tạo điều kiện nới rộng quyền tự do cá nhân. Việc hội nhập hơn nữa vào cộng đồng quốc tế – thông qua thương mại, quan hệ tiếp xúc với nhau, các cuộc thăm viếng cấp cao và các kênh khác khác – đã củng cố các xu hướng khả quan này và sẽ tiếp tục như vậy vì Việt Nam tiếp tục đi trên con đường hướng tới một xã hội thành công và thịnh vượng.

Tăng cường quan hệ của Chính Phủ Hoa Kỳ và các tổ chức Hoa Kỳ khác sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng hơn nữa các xu hướng tích cực này. Các cố gắng nhằm tái cô lập hoặctrừng phạt” Việt Nam bằng các lệnh trừng phạt mới sẽ có nhiều khả năng chứng tỏ phản tác dụng đối với các mục tiêu và lợi ích lâu dài của chúng ta ở Việt Nam.

Một trong những mục tiêu lâu dài của chúng ta là thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam thông qua cải cách kinh tế và luật phát và thông qua việc tăng cường sự minh bạch hơn nữa trong việc thực thi luật pháp và các chính sách. Hiệp định Thương mại Song phương đã trở thành một nhân tố xúc tác quan trọng đối với sự thay đổi của Việt Nam, cùng với các chương trình cải cách song song do Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tiến hành. Mặc dù Việt Nam đang chậm thực hiện một số cam kết theo Hiệp định Thương mại Song phương và việc thực thi vẫn còn yếu kém, nhưng Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc mở cửa thị trường đối với nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ. Ví dụ, hãng hàng không quốc gia của Việt Nam đã bắt đầu mua máy bay của hãng Boeing và đã tỏ ý muốn mua thêm nữa. Mặc dù Việt Nam đang xem xét một số sửa đổi về pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thị trường Việt Nam vẫn còn tương đối đóng cửa đối với các sản phẩm sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ. Nói chung, việc thực hiện Hiệp định Thương Mại Song Phương sẽ giúp tạo ra một hệ thống pháp quyền ở Việt Nam và sẽ là bàn đạp để Việt Nam cuối cùng gia nhập WTO.

Kể từ khi Hiệp định Thương Mại Song Phương với Việt Nam có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001, thương mại hai chiều đã tăng nhanh chóng. Sau khi tăng hơn hai lần vào năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ lại tăng 121% trong 10 tháng đầu năm 2003 lên khoảng bốn tỷ đô-la. Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng 151% vào năm 2003, bao gồm kim ngạch từ việc bán máy bay, lên 1,2 tỷ đô-la. Năm 2003, thương mại hai chiều ước đạt 6 tỷ đô-la. Mặc dù chúng ta kỳ vọng thương mại sẽ tiếp tục gia tăng nhưng tốc độ tăng sẽ có nhiều khả năng chậm, một phần do hạn ngạch dệt may có hiệu lực vào năm 2003 theo hiệp định dệt may song phương. Vào tháng 12 năm 2003, chúng ta đã ký hiệp định hàng không dân dụng song phương theo đó hình thành nên các quan hệ hàng không trực tiếp và sẽ đóng góp vào sự phát triển toàn diện của các quan hệ kinh tế và văn hóa mật thiết hơn.

Một yếu tố nữa trong sự gia tăng về thương mại là các vụ kiện bán phá giá. Hè năm 2003, Ủy ban Thương mại Quốc tế quyết định rằng xuất khẩu của Việt Nam đã gây thiệt hại cho ngành nuôi cá tra của Hoa Kỳ và Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp đặt các mức thuế trong khoảng từ 36% đến 64%. Ngày 21 tháng 1 năm 2004, Bộ Thương mại tuyên bố bắt đầu các cuộc điều tra bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Các quan hệ kinh tế, thương mại và viện trợ ngày càng sâu sắc với Việt Nam có tác dụng thúc đẩy xã hội, khuyến khích cải cách kinh tế, đưa Việt Nam hội nhập hơn nữa vào hệ thống thương mại quốc tế lấy luật lệ làm cơ sở và thúc đẩy lợi ích của người lao động, người tiêu dùng, nông dân và doanh nhân Hoa Kỳ.

Chúng ta vẫn tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ quyết định của Việt Nam trong việc áp dụng các nguyên tắc của WTO làm cơ sở cho chế độ thương mại của họ. Chính Phủ Việt Nam hiện nay phải thể hiện rằng họ đã sẵn sàng thực hiện các cam kết là điều kiện cần thiết để trở thành thành viên của WTO. Việc Việt Nam thực hiện một hệ thống thương mại lấy luật lệ làm nền tảng trên cơ sở các nguyên tắc của WTO về minh bạch và nỗ lực tiếp tục các cải cách cơ cấu kinh tế sẽ đẩy nhanh sự phát triển của khu vực tư nhân, nâng cao hệ thống pháp quyền và cải thiện môi trường cho những tiến bộ về dân chủ và nhân quyền.

Các quan hệ song phương đang trên đà phát triển theo các định hướng tích cực. Những vấn đề mà cả hai bên đang giải quyết cho thấy cả hai nước hiện nay đang hướng tới tương lai chứ không chỉ đơn giản nhìn lại quá khứ. Chúng ta đã có những cuộc trao đổi có kết quả với Việt Nam về chống khủng bố và chống ma tuý cũng như HIV/AIDS, một mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại. Chúng ta đã tăng cường các trao đổi giao lưu về văn hóa và giáo dục. Chỉ một vài ngày trước đây, Chính Phủ Việt Nam đã chính thức mời Tổ chức Hoà bình Mỹ (Peace Corps) đến Việt Nam để thảo luận về một chương trình quốc gia. Quan hệ toàn diện – về kinh tế, chính trị và văn hóa – đang tiến triển. Các mối liên kết giữa hai nước đã được tăng cường nhờ các chương trình nhân đạo, các giao lưu trao đổi về giáo dục và văn hóa và các cuộc đối thoại về những vấn đề chiến lược.

Việt Nam nhận thức được quan điểm của chúng ta về việc họ cần tôn trọng các cam kết quốc tế đối với vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo cũng như cần tiếp tục thực hiện mọi biện pháp cần thiết để tìm kiếm những người vẫn còn nằm trong danh sách POW/MIA, và cuối cùng là thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định Thương mại Song phương. Điều đó cho thấy chúng ta tin tưởng rằng các lợi ích chung sẽ tiếp tục đưa quan hệ giữa hai nước đi đúng hướng.

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt