Thơ “Chúc Tết ” của Cụ Tú Xương

Ngẫm sự đời ở Việt Nam ngày nay, bài thơ chúc tết cụ Tú Xương năm nào giống như bây giờ nhạo báng giới cầm quyền Cộng Sản Việt Nam

Thơ chúc tết cụ Tú Xương

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Ðồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Ðứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp người đông đúc.
Bồng bế nhau lên nó ở non.

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời,
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người .

Trần Tế Xương

*Trần Tế Xương sinh ra vào ngày 5 – 9 – 1870 (tức 10 – 8 AL) tại số nhà 247 phố Hàng Nâu thành phố
Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua). Ông nội Trần Tế Xương tên là Trần Duy Năng. Thân sinh của Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định, sinh được 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng. Trong tất cả các tài liệu nói về Tú Xương đều không thấy có ảnh, nhưng dáng hình cụ Tú được người bạn học là hạc phong Lương Ngọc Tùng viết trong bài thơ “Nhớ rõ hình dung …”

Cùng làng, cùng phố, học cùng trường

Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương,

Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết,

Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương.

Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú,

Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.

Mấy chục năm trời đà vắng bóng,

Nghìn năm còn rạng dấu thư hương. [4]

  • Ông đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng thông minh. Hồi mới lên 10 tuổi, nhà có khách đến chơi, thấy trước nhà có một dãy chậu hoa, khách bèn ra cho bé Uyên một câu đối: “Đình tiền ngũ sắc hoa” (trước sân có hoa năm sắc), Uyên liền chỉ vào lồng chim khướu treo ở hiên và đối: “Lung trung bách thanh điểu” (trong lồng có chim trăm tiếng). Khách nghe đối tấm tắc khen nhưng lại thở dài “đời thằng bé lại luẩn quẩn như chim nhốt trong lồng “. Ông học chữ Hán cụ kép làng Thành Thị, tên là Trần Chấn Thái, ngồi bảo học ở thành Nam.
  • cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh nam kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương đó.
  • Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn.
  • Ông đi thi từ lúc 17 tuổi, đó là khoa Bính Tuất (1886). Các tài liệu khác chép nhầm là khoa Ất Dậu (1885)
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt