Sóng cuộn Biển Đông vì TT Philippines Rodrigo Duterte trở cờ…

Vị thế Phillipines trên Biển Đông

Vị thế Phillipines trên Biển Đông

Trong mấy tháng gần đây, Mỹ rất bối rối trước một đồng minh lâu đời bỗng chốc xoay lưng nhục mạ mình bằng những ngôn từ thô lỗ như “Obama can go to hell” (Obama có thể xuống địa ngục), đòi đuổi những sĩ quan cố vấn chống khủng bố khỏi miền Nam Philippines, tuyên bố tập trận chung với Mỹ lần cuối v.v.. Những lời nói ấy tưởng rằng như một lời nói của thanh phần bốc đồng. Nhưng không phải, hôm 19 tháng 10, Duterte thăm Trung Cộng trước báo chí và hàng ngàn cử tọa ông ta công khai tuyên bố chia tay với Washington: “Tôi tuyến bố tách rời khỏi nước Mỹ không những về quân sự mà còn về kinh tế.” Lời tuyên bố này đã đưa Mỹ vào tư thế bị động và bối rối, vì Philippines đóng vai trò tối ư quan trọng trong chiến lược “xoay trục Châu Á” mà bất cứ Tổng Thống Mỹ nào trong tương lai cũng cần “xoay trục Châu Á” để bảo vệ quyền lợi của Mỹ trong thế kỷ 21.  Dưới đây là những tin tức liên quan đến sự việc Rodrigo Duterte “trở cờ” và Mỹ đặc vấn đề “trở cờ” của Duterte…

Tổng thống Philippines tuyên bố “chia tay” Hoa Kỳ:

Philippines chuyển hướng ngoại giao, dựa vào Trung Quốc. Reuters

Philippines chuyển hướng ngoại giao, dựa vào Trung Quốc. Reuters

“Tôi thông báo chia tay với Hoa Kỳ”. Với tuyên bố này tại Bắc Kinh ngày 20/10/2016, tổng thống Philipines như vậy đã chính thức chuyển hướng ngoại giao về phía Trung Quốc, không còn dựa vào đồng minh truyền thống Hoa Kỳ.

Dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp gồm 400 người, ông Duterte đã tuyên bố như trên nhân một diễn đàn kinh tế, diễn ra sau cuộc hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình. Thông báo của tổng thống Philippines “chia tay” với Hoa Kỳ đã được cử tọa tại diễn đàn này vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.

Hôm qua, 19/10/2016, khi phát biểu trước cộng đồng người Philippines ở Bắc Kinh, ông Duterte đã cho rằng Philippines cho tới nay đã không hưởng được gì nhiều từ liên minh với Mỹ và theo ông “đã đến lúc nói lời từ giã” Washington. Tổng thống Philippines còn tuyên bố sẽ không đặt chân đến Hoa Kỳ, trước khi một lần nữa dùng một từ miệt thị để gọi tổng thống Barack Obama.

Bị Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Quốc chỉ trích nặng nề về chiến dịch bài trừ ma túy do ông phát động, khiến hơn 3,700 người chết, tổng thống Duterte nay trông chờ vào sự yểm trợ của Trung Quốc.

Đáp lại việc ông Duterte tạm gác tranh chấp Biển Đông sang một bên, Tập Cận Bình loan báo Trung Quốc sẽ “tích cực tham gia” vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng: đường sắt, xa lộ, hải cảng cho Philippines, những công trình tối cần thiết cho sự phát triển của quốc gia quần đảo này. Tập Cận Bình còn cam kết sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào Philippines và khuyến khích dân Trung Quốc đi du lịch đến nước này.

Trong khi Duterte họp báo tuyên bố tại Trung Cộng “chia tay” với Mỹ thì tại Washington DC, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hào Kỳ đòi làm sáng tỏ vấn đề…bản tin RFI như sau:

Philippines “chia tay” với Mỹ: Washington yêu cầu giải thích:

Hoa Kỳ sẽ yêu cầu đồng minh Philippines “giải thích” ý nghĩa tuyên bố của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 20/10/2016 tại Bắc Kinh trong đó ông nói đến việc “chia tay” với Mỹ. Một đặc sứ Mỹ sẽ đến Manila ngay tuần tới để tìm hiểu ngọn ngành sự việc.

Trong một cuộc họp báo ngày 20/10 tại Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ John Kirby xác nhận là Mỹ sẽ tìm kiếm “một lời giải thích chính xác về những gì mà tổng thống [Philippines] muốn nói khi ông đề cập tới việc chia tay với nước Mỹ”.

Đối với phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, các tuyên bố về việc chấm dứt quan hệ với Mỹ của ông Duterte rất khó lý giải vì “mâu thuẫn với quan hệ rất gần gũi mà Mỹ đang có với người dân cũng như chính phủ Philippines ở mọi cấp độ, chứ không chỉ giới hạn trong lãnh vực an ninh”. Theo ông Kirby, bạn bè và đối tác của Mỹ trong khu vực cũng không hiểu rõ các phát biểu của tổng thống Philippines.

Ngay vào tuần tới, ông Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á sẽ đến Manila để tìm giải thích, nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định rằng đó là một chuyến công được đã được dự trù từ lâu.

Trước mắt, phía Mỹ vẫn nhấn mạnh rằng chưa nhận được bất kỳ yêu cầu nào từ phía Philippines trên vấn đề giảm bớt hợp tác. Phát biểu ngày 21/10 trên đường thăm Thổ Nhĩ Kỳ, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Mỹ vẫn sẽ duy trì các cam kết liên minh với Philippines cho dù ông Duterte đã tuyên bố chia tay Mỹ. 

Ngày 20/10, tổng thống Philippines đã gây chấn động khi ngay tại Bắc Kinh, ông công khai tuyên bố chia tay với Washington, cho rằng “Mỹ đã thua cuộc cả về quân sự và kinh tế”, đồng thời khẳng định là sẽ liên minh với Trung Quốc và Nga để “đối đầu với các vấn đề của thế giới”.

Và như thông lệ trong thời gian gần đây, sau các tuyên bố dữ dội của ông Duterte, các quan chức chính phủ Philippines lại phải lên tiếng đính chính. Vào ngày 21/10, bộ trưởng Thương Mại Philippines Ramon Lopez đã khẳng định rằng Philippines vẫn sẽ duy trì quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ, theo Reuters.

Phát biểu với giới báo chí tại Bắc Kinh, ông Lopez giải thích là tổng thống Duterte “không nói về việc chia tay với Mỹ” và Philippines “không dừng các hoạt động thương mại và đầu tư với Mỹ”.

Riêng tại Philippines, một quan chức cấp cao tại văn phòng truyền thông của tổng thống Philippines đã kêu gọi mọi người khoan diễn giải tuyên bố của ông Duterte về việc chấm dứt quan hệ với Mỹ, mà nên chờ chỉ đạo cụ thể từ chính tổng thống và bộ Ngoại Giao Philippines khi phái đoàn thăm Trung Quốc về nước.

Tuyên bố của tổng thống Duterte đã khiến công luận Philippines hoang mang, kẻ chống, người bênh, thậm chí một số không nhỏ chính khách Philippines lo ngại một hành động phiêu lưu về mặt quân sự cũng như kinh tế.

Thông tín viên RFI, Marianne Dardard, tường thuật từ Manila :

“Một bộ phận trong chính giới Philippines cho là tổng thống Duterte có lý, như Renato Reyes, tổng thư ký đảng Bayan, thuộc cánh tả. Ông nói: tất cả các tổng thống Philippines cho đến giờ đều là con rối của Mỹ, và họ vẫn trung thành với Mỹ. Chúng tôi cho Mỹ đóng quân trên lãnh thổ Philippines, nhưng có được lợi gì đâu. Quan hệ hai bên thật là không cân đối. Với những nước khác, ít ra chúng tôi còn có nhiều chọn lựa.

Ngược lại thì ông Roilo Goles, cựu cố vấn an ninh quốc gia, đánh giá rằng việc tách rời khỏi Mỹ rất phiêu lưu: có thể nào đánh đổi một đồng minh đã chứng tỏ sự trung thành từ gần 70 năm nay với một kẻ khác mà ý đồ không rõ ràng và đã chiếm vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta ?

Đối với ông Rolo Goles, tách Philippines ra khỏi Hoa Kỳ là điều không thể. Kinh tế Philippines sẽ không chịu nổi, sẽ bị tê liệt, vì Hoa Kỳ là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Philippines.

Ngay trước khi ông Duterte đến Bắc Kinh, một cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Philippines tỏ ý nghi kỵ Trung Quốc và ngược lại cho thấy rất tin tưởng vào Hoa Kỳ”.

Bản tin trích từ RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt